Liên kết tạo vùng nguyên liệu ngô để tăng giá trị sản xuất ở Nghệ An

(Baonghean.vn) - Liên kết tiêu thụ sản phẩm ngô không còn là chuyện xa lạ đối với nông dân Nghệ An. Tuy nhiên, để sự hợp tác phát huy hiệu quả, rất cần đến vai trò quản lý của nhà nước, bên cạnh nỗ lực của các doanh nghiệp và nông dân.

 

Có diện tích ngô hàng năm lên tới trên 7.000 ha, Thanh Chương được coi là một trong những “vựa ngô” lớn của Nghệ An. Trước đây, ngô được trồng để lấy hạt bán và phục vụ chăn nuôi, nhưng vài năm lại nay, khi các trang trại chăn nuôi tìm về ký hợp đồng và mua ngô cây làm thức ăn cho bò sữa, bà con đã có thêm một hướng làm ăn mới.

Ông Lê Đình Thanh, Phó Chủ tịch UBND huyện cho biết: Ngô hạt là loại nông sản rất dễ tiêu thụ và khá ổn định về giá cả. Tuy nhiên, từ trước đến nay người dân chủ yếu bán cho các cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi qua hệ thống thương lái chứ chưa có hợp đồng tiêu thụ ổn định với các nhà máy lớn.

Mấy năm nay, các trang trại lớn của TH True milk và Vinamilk về tận các xã để mua ngô cây làm thức ăn, ở nhiều vùng bà con đã chuyển dần sang bán theo loại hình này, vừa rút ngắn được thời gian canh tác mà thu nhập lại không thua kém, thậm chí cao hơn. Đây là một hướng đi hiệu quả, ổn định và sẽ khuyến khích nông dân đi theo hướng này.

Nông dân xã Đỉnh Sơn, huyện Anh Sơn thu hoạch ngô cây bán cho Trang trại chăn nuôi của tập đoàn TH. Ảnh: Huyền Trang
Nông dân xã Đỉnh Sơn, huyện Anh Sơn thu hoạch ngô cây bán cho Trang trại chăn nuôi của tập đoàn TH. Ảnh: Huyền Trang

Với trên 45 nghìn con bò sữa, nhu cầu về thức ăn ở Trang trại nuôi bò sữa của TH True milk là rất lớn. Ông Nguyễn Bá Trường, Quản lý thu mua nguyên liệu, Công ty cổ phần nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao quốc tế thuộc Tập đoàn TH cho hay: Diện tích sản xuất của đơn vị hiện chỉ  đáp ứng được khoảng 70% nhu cầu thức ăn cho đàn bò, số còn lại phải mua của nông dân các tỉnh Nghệ An, Thanh Hóa.

Đầu mỗi vụ sản xuất, chúng tôi đến tận các xã, ký hợp đồng cam kết bao tiêu sản phẩm, đưa ra mức giá cụ thể và đầu tư cho nông dân vay không lãi suất giống và phân bón. Trong quá trình mua, nếu trên thị trường sản phẩm ngô hạt tăng giá thì giá mua ngô cây sẽ được điều chỉnh tăng, còn nếu giá ngô hạt giảm thì giá ngô cây vẫn giữ nguyên, đảm bảo cho nông dân được lợi từ 10- 15% so với bán ngô hạt.

“Trong thời gian tới, chúng tôi dự định sẽ ký hợp đồng với các địa phương để tạo vùng nguyên liệu tập trung và ổn định, trong đó TH sẽ đưa dần các công nghệ hiện đại, tiên tiến vào sản xuất để giúp nông dân nâng cao năng suất, hiệu quả khi trồng ngô cây bán cho TH”- ông Nguyễn Bá Trường chia sẻ.

Sản phẩm ngô hạt chủ yếu vẫn tiêu thụ qua hệ thống tư thương
Sản phẩm ngô hạt chủ yếu vẫn tiêu thụ qua hệ thống tư thương. Ảnh: Huyền Trang

Tuy nhiên, nếu như ngô cây hiện đã “vào” được các trang trại chăn nuôi lớn thì sản phẩm ngô hạt vẫn đang chủ yếu được tiêu thụ nhờ vào hệ thống thương lái tư nhân.

Bà Kiều Thị Thu - Phòng Quản lý Hành chính- Nhà máy chế biến thức ăn gia súc Con heo vàng cho biết: Mỗi năm, nhà máy cần khoảng 3.500 tấn ngô nguyên liệu dùng sản xuất thức ăn, nhưng đến nay, nguồn nguyên liệu này vẫn chỉ được nhập về từ các nước khác, chủ yếu là Lào. Nguyên nhân ngô Nghệ An không “vào” được, là do việc phơi sấy ngô vẫn đang được thực hiện thủ công mà chưa có hệ thống sấy hiện đại, không đáp ứng được yêu cầu khắt khe của sản xuất thức ăn gia súc tại các nhà máy lớn khi cần mua khối lượng lớn.

Theo Phó giám đốc Sở NN&PTNT, ông Nguyễn Văn Lập, thì để ngô Nghệ An có được thị trường tiêu thụ ổn định và hiệu quả, nhất là khi chúng ta đang chủ trương tiếp tục mở rộng diện tích trồng ngô trên địa bàn tỉnh, cần có các giải pháp khuyến khích, thu hút các nhà đầu tư vào xây dựng hệ thống sấy tại các vùng ngô nguyên liệu tập trung ở Anh Sơn, Thanh Chương, Đô Lương…, hoặc các nhà máy chế biến thức ăn gia súc có thể đầu tư xây dựng các lò sấy.

Riêng với sản phẩm ngô cây, các địa phương cần làm tốt vai trò quản lý nhà nước, không để xảy ra tình trạng tranh mua cướp bán nguyên liệu trong những thời gian cao điểm dù đã ký kết hợp đồng như hiện nay, có như vậy mới tạo được sự gắn kết ổn định, hiệu quả giữa nông dân và doanh nghiệp.

Phú Hương

tin mới

Bước chuyển mình ở vùng đất khó Thanh Tùng

Bước chuyển mình ở vùng đất khó Thanh Tùng

(Baonghean.vn)- Những ngày tháng 4 lịch sử, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân xã Thanh Tùng, huyện Thanh Chương vui mừng chào đón sự kiện kỷ niệm 70 năm ngày thành lập xã. Sự kiện này càng có ý nghĩa hơn khi dịp này, xã Thanh Tùng được đón nhận danh hiệu xã đạt chuẩn nông thôn mới.

Nghệ An trồng thử nghiệm giống sắn mới kháng bệnh khảm lá

Nghệ An trồng thử nghiệm giống sắn mới kháng bệnh khảm lá

(Baonghean.vn) - Trong những năm gần đây, bệnh khảm lá sắn bùng phát và lan ra diện rộng khiến năng suất, chất lượng sắn giảm sút, người dân thất thu và nhà máy thì “đói nguyên liệu”. Hiện giải pháp tìm giống sắn mới kháng bệnh thay thế đang được triển khai ở các địa phương trong tỉnh.

Khoai mài, chuối sáp miền Nam 'bén duyên' trên đất Anh Sơn

Khoai mài, chuối sáp miền Nam 'bén duyên' trên đất Anh Sơn

(Baonghean.vn) - Từ sự năng động của lãnh đạo UBND, Hội Phụ nữ xã Thành Sơn (Anh Sơn) xây dựng mô hình chuyển đổi cây trồng, đưa giống cây củ mài và chuối sáp từ miền Nam về trồng tại xã Thành Sơn. Qua 1 năm thử nghiệm, mô hình mang lại thu nhập cao, người dân phấn khởi tiếp tục sản xuất.

Các mẫu xe đời mới hầu hết sử dụng nhiên liệu diesel đạt tiêu chuẩn Euro 5. Ảnh: Văn Trường

Người dùng ô tô ở Nghệ An vất vả tìm dầu diesel đạt chuẩn khí thải Euro 5

(Baonghean.vn) -Theo quy định của Chính phủ, từ ngày 1/1/2022, các mẫu xe ô tô mới bán ra tại thị trường Việt Nam đều phải đạt chuẩn khí thải Euro 5. Tuy nhiên tại địa bàn Nghệ An, số lượng cửa hàng bán xăng, dầu đạt chuẩn Euro 5 hiện vẫn còn rất hạn chế, khiến người tiêu dùng gặp nhiều khó khăn.

Nghệ An sẽ có khoảng 4.200 ha lúa thiếu nước trong sản xuất vụ hè thu - mùa

Nghệ An sẽ có khoảng 4.200 ha lúa thiếu nước trong sản xuất vụ hè thu - mùa

(Baonghean.vn) - Theo tính toán dựa trên dự báo thời tiết và nguồn nước hiện tại, vụ hè thu - mùa 2024, Nghệ An có trên 4.200 ha lúa có nguy cơ hạn hán, thiếu nước tưới. Chủ động giải pháp chống hạn là nội dung ngành Nông nghiệp và các địa phương cần tập trung thực hiện ngay từ đầu vụ sản xuất.

Đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển hạ tầng thuỷ lợi

Đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển hạ tầng thuỷ lợi

(Baonghean.vn) - Ngành Nông nghiệp và PTNT đã nỗ lực thu hút các nguồn vốn đầu tư vào hệ thống thuỷ lợi, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, đáp ứng yêu cầu phát triển nông nghiệp hiện đại, thích ứng biến đổi khí hậu, chủ động phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai.