Dự án BOT thiếu giám sát

Đầu tư hạ tầng giao thông BOT có liên quan trực tiếp đến quyền lợi của người dân nên nhất thiết phải được đưa vào chương trình giám sát của Quốc hội.

Trong dự kiến chương trình hoạt động giám sát của Quốc hội năm 2017, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề xuất giám sát nội dung chuyên đề thực hiện chính sách, pháp luật về đầu tư và khai thác các công trình giao thông theo hình thức hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (BOT), xây dựng, chuyển giao (BT) và hợp tác công tư (PPP) do Ủy ban Kinh tế giúp chủ trì về nội dung giám sát.

du an bot thieu giam sat la coi nhe quyen va loi ich cua nguoi dan hinh 0
Ông Tô Văn Tám, Đoàn ĐBQH tỉnh Kon Tum đề nghị giám sát việc thu phí BOT để làm rõ xem có lợi ích nhóm hay không. (Ảnh TPO).

Theo Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho biết, hiện tại trên cả nước có 96 trạm thu phí BOT, quy hoạch đến năm 2020 sẽ tăng lên 102 trạm thu và đến năm 2030 sẽ là 121 trạm thu phí BOT. 

Tuy nhiên, thời gian qua, việc đầu tư, xây dựng và khai thác các công trình BOT đã gây ra nhiều bất cập, gây bức xức trong nhân dân. Tập trung vào một số vấn đề như thu phí cao làm tăng giá cước vận tải; thu phí không đúng dự án đầu tư, thu bù cho các dự án khác; người dân bị ép buộc, thiếu sự lựa chọn cho người dân và doanh nghiệp khi không có nhu cầu sử dụng dự án BOT; việc bố trí quá nhiều trạm thu phí không đúng khoảng cách theo quy hoạch, gây ùn tắc giao thông, dự án chưa đảm bảo tiêu chuẩn thu phí BOT…

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, việc lập, thẩm định dự án BOT, xác định giá trị công trình, phương án hoàn vốn, kiểm soát hoàn vốn, khai thác dự án BOT hiện nay còn nhiều bất cập khiến dư luận bức xúc…Hơn nữa, Chính phủ quy định nhà đầu tư BOT được huy động vốn, trong đó phần đi vay của ngân hàng theo lãi suất được đưa vào để tính thời gian thu phí hoàn vốn, điều này cho thấy quá trình này rất cần thiết phải có sự giám sát.

Đặc biệt, phần lớn các dự án BOT được thực hiện trong thời gian vừa qua chủ yếu là do nguồn vốn vay từ ngân hàng, một số lớn dự án được Chính phủ bảo lãnh. Như vậy về bản chất, bảo lãnh của Chính phủ sẽ tạo ra nghĩa vụ nợ tiềm ẩn và trực tiếp làm tăng nợ công. Trách nhiệm cuối cùng của khoản vay vẫn thuộc về nhà nước, không đúng với mục đích ban đầu là chuyển dịch trách nhiệm từ nhà nước sang khu vực tư nhân.

Giám sát tốt đảm bảo quyền lợi của người dân

Thảo luận về chuyên đề giám sát của Quốc hội về lĩnh vực đề thực hiện chính sách, pháp luật về đầu tư và khai thác các công trình giao thông (BOT), Đại biểu Tô Văn Tám, Đoàn ĐBQH tỉnh Kon Tum cho rằng, rất cần thiết phải đưa chuyên đề này vào trong chương trình giám sát của Quốc hội trong năm 2017, bởi đây là vấn đề người dân, dư luận bức xúc, đặc biệt liên quan mật thiết đến các trạm thu phí, mức phí và thời gian giảm phí…

Đại biểu Tô Văn Tám có ý kiến cho rằng, đầu tư BOT, nhất là với đường cao tốc hiện nay vẫn được thực hiện theo nguyên tắc: Đường cao tốc được đầu tư BOT là tài sản của chủ đầu tư, ai sử dụng phải trả tiền. Người dân, doanh nghiệp có sử dụng dự án BOT hay không còn phụ thuộc vào tính tiện ích và quyền được lựa chọn của người dân và doanh nghiệp.

Tuy nhiên hiện nay ở nhiều nơi, người dân không có sự lựa chọn và gần như bắt buộc phải sử dụng đường cao tốc BOT mà không có bất kì sự lựa chọn nào khác. Cụ thể như gần đây, báo chí có nêu hiện tượng chủ đầu tư ngăn cản cầu, đường cũ để buộc người dân phải đi cầu, đi đường BOT, như thế là không công bằng, là không đảm bảo quyền tự do đi lại của người dân đã được Hiến pháp quy định. Điều này đang làm tăng thêm bức xúc cho người dân.

“Thông qua công tác giám sát của Quốc hội hi vọng sẽ là cơ sở để tháo gỡ vấn đề này. Qua giám sát sẽ làm minh bạch các vấn đề mà dư luận quan tâm lâu nay như suất đầu tư cao, giá trị công trình, dự án, công tác thu phí và có lợi ích nhóm hay không trong đầu tư BOT”, Đại biểu Tô Văn Tám chỉ rõ.

Đồng tình với chương trình giám sát của Quốc hội năm 2017, đặc biệt về việc thực hiện chính sách, pháp luật về đầu tư và khai thác các công trình giao thông (BOT), Đại biểu Bùi Văn Phương, Đoàn ĐBQH tỉnh Ninh Bình nêu ý kiến, các dự án BOT luôn phải đảm bảo tính công khai minh bạch, không có lợi ích cho một nhóm để tạo áp lực lên nền kinh tế, năng lực lưu thông suy giảm vì có quá nhiều trạm thu phí.

“Nếu thu phí đúng người dân sẵn sàng chấp nhận nhưng thu phí không đúng người dân sẽ không chấp hành và phản đối. Qua kiểm tra trạm thu phí Pháp Vân – Cầu Giẽ trong 10 ngày vừa qua đã cho thấy, con số báo cáo mức thu phí bình quân chỉ đạt 35 tỷ đồng/tháng, nhưng trên thực tế, trạm thu phí này đã thu được trên 19 tỷ đồng/ngày, chênh lệch so với báo cáo đến 500 triệu đồng/ngày. Đây mới là kiểm tra 1 trạm, vậy thì với các trạm khác sẽ ra sao? Nếu đối chiếu con số này với gần 60 tỉnh, thành có trạm thu phí BOT, mức phí cũng như thời gian thu phí là quá sức chịu đựng của người dân”, Đại biểu Bùi Văn Phương chỉ rõ.

Trong khi đó, Đại biểu Nguyễn Thái Học, Đoàn ĐBQH tỉnh Phú Yên thì cho rằng, đầu tư vào giao thông luôn là một lĩnh vực sử dụng kinh phí rất lớn. Giao thông luôn có vị trí vai trò hết sức quan trọng trong đời sống của xã hội.

“Thời gian qua, hình thức đầu tư các công trình giao thông theo hình thức BOT còn tương đối mới mẻ, do đó còn có nhiều lỗ hổng về mặt luật pháp. Điều này luôn được người dân hết sức quan tâm vì sử dụng và trả phí đều có liên quan trực tiếp đến quyền lợi của người dân. Vì thế nhất thiết lĩnh vực này cần phải được đưa vào chương trình giám sát của Quốc hội”, Đại biểu Nguyễn Thái Học đề nghị.

Theo VOV

tin mới

Tỷ lệ che phủ rừng Nghệ An đạt 58,33%. Ảnh: tư liệu

Tỷ lệ che phủ rừng của Nghệ An đạt gần 60%

(Baonghean.vn) -Năm 2023, ngành lâm nghiệp Nghệ An gặp không ít khó khăn. Tuy nhiên, nhờ triển khai đồng bộ các giải pháp chỉ đạo, bám sát chỉ tiêu nhiệm vụ được giao, ngành lâm nghiệp đã đạt được nhiều kết quả khả quan, góp phần vào tăng trưởng chung của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn.

Nghệ An: Kết quả giải ngân đầu tư công quý I/2024 cao hơn cùng kỳ

Nghệ An: Kết quả giải ngân đầu tư công quý I/2024 cao hơn cùng kỳ

(Baonghean.vn) - Tỷ lệ giải ngân đầu tư công quý I/2024 của Nghệ An cao hơn so với cùng kỳ, đạt trên 12%. Để đẩy nhanh tiến độ giải ngân, Tổ công tác của UBND tỉnh sẽ tiếp tục làm việc trực tiếp với chủ đầu tư các dự án có tỷ lệ giải ngân thấp để đôn đốc, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc.

Kho Bạc Nhà nước Nghệ An tập trung giải ngân vốn đầu tư công

Kho Bạc Nhà nước Nghệ An tập trung giải ngân vốn đầu tư công

(Baonghean.vn) - Năm 2024 là năm bản lề, có ý nghĩa quan trọng để hoàn thành các mục tiêu của năm 2025 và các kế hoạch trung hạn đã được đề ra, nên ngay từ đầu năm 2024, Lãnh đạo Kho bạc Nhà nước Nghệ An đã tích cực triển khai các phương án nhằm nâng cao tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư.

Nhà sáng lập Ecopark chính thức ra mắt trung tâm giáo dục, giải trí, sáng tạo lớn nhất Nghệ An

Nhà sáng lập Ecopark chính thức ra mắt trung tâm giáo dục, giải trí, sáng tạo lớn nhất Nghệ An

(Baonghean.vn) - Với những con phố có các thương hiệu giáo dục trong nước, quốc tế, hệ thống trường học, thư viện,… cùng công viên chủ đề lần đầu tiên tại Nghệ An rộng 15.000m2, The Campus được nhà sáng lập Ecopark phát triển để trở thành trung tâm giáo dục, giải trí, sáng tạo lớn nhất Nghệ An.

Giao dịch vàng ở Nghệ An sôi động trở lại

Giao dịch vàng ở Nghệ An sôi động trở lại

(Baonghean.vn) -Theo thống kê, chỉ trong 1 tuần (18/3-24/3), giá vàng trong nước đã giảm đến trên 1 triệu đồng/lượng. Đóng cửa phiên giao dịch trong tuần, hôm nay (24/3), giá vàng tăng nhẹ, cùng với nhiều yếu tố đã đẩy giao dịch vàng ở Nghệ An sôi động trở lại.