Sẻ chia với những gia đình thiếu nước sinh hoạt

(Baonghean.vn) - Nắng hạn gay gắt làm gia tăng tình trạng thiếu nước sinh hoạt. Trước tình hình đó, nhiều gia đình phải thuê thợ khoan giếng sâu hàng chục mét mới có nước để dùng. Chia sẻ với khó khăn của người dân, nhiều thợ khoan giếng đã giảm giá thành, hỗ trợ các gia đình tìm nguồn nước.

Anh Ngô Trí Hùng (bên phải) xóm 11 xã Nghi Mỹ ( Nghi Lộc) hành nghề khoan giếng hơn 13 năm nay.
Anh Ngô Trí Hùng (bên phải) xóm 11 xã Nghi Mỹ ( Nghi Lộc) hành nghề khoan giếng hơn 13 năm nay.

Đến thời điểm này, hầu hết các giếng đào ở các xã vùng Tây của huyện Nghi Lộc đều cạn nước. Chính vì vậy nhu cầu khoan giếng ngày càng nhiều, nhất là các gia đình ở địa hình cao hơn. Có gia đình khoan đến 60 m mới có nước. Mỗi giếng khoan chi phí từ 10- 20 triệu đồng, nhiều hộ phải vay mượn tiền để khoăn giếng có nước sinh hoạt.  

Anh Ngô Trí Hùng xóm 11 xã Nghi Mỹ ( Nghi Lộc) làm  nghề khoan giếng hơn 13 năm nay cho hay:  Gia đình đầu tư hơn 150 triệu đồng mua giàn máy khoan giếng. Năm nào cũng vậy, mùa khô đến là anh lại di chuyển giàn khoan đi khắp nơi để phục vụ người dân. Tuy nhiên, năm nay nắng hạn khốc liệt nên nhu cầu người dân khoan giếng tăng cao, do đó anh góp nhóm mua thêm 1 máy khoan, nhưng có những hôm vẫn không đáp ứng kịp nhu cầu khách hàng.

Để đảm bảo công việc trôi chảy, anh Hùng phải huy động hết các thành viên trong gia đình, đồng thời thuê thêm 1 thợ để trông coi và vận hành máy. Tháng cao điểm, 2 giàn máy của anh khoan được 12 giếng. Sau khi trừ chi phí nhân công, tiền dầu,  anh thu về khoảng 30 triệu đồng/tháng, tuy nhiên anh cho hay gia đình nào khó khăn quá mình phải bớt giúp cho họ.

Anh Hùng chia sẻ: "Nhiều hộ khó khăn quá anh phải cho nợ đến mùa thu hoạch lúa mới lấy tiền công. Gặp những gia đình neo đơn, khó khăn chúng tôi đều giảm cho họ từ 1 - 1,5 triệu đồng/ giếng.

Hiện trên địa bàn Nghi Lộc có khoảng 50 chủ giàn khoan, mỗi chủ có từ 1-2 máy. 

a
Anh Ngô Văn Tuấn- Thợ khoan giếng chia sẻ: sau khi mũi khoan đến độ sâu khoảng 50m mà vẫn chưa gặp được mạch nước thì đến 80% là giếng không có nước. 

Anh Lê Hồng Sơn, quê ở Yên Thành cũng làm nghề đào giếng. Anh Sơn cho biết: Tuy là quê ở huyện Yên Thành nhưng vào mùa khô hầu như năm nào anh cũng được nhân dân xã Nghi Văn  (Nghi Lộc) gọi đến để khoan giếng. 

Trong suốt quá trình khoan giếng, để giàn khoan hoạt động liên tục, chủ nhà thường lo cơm trưa cho thợ. Anh cam kết khi nào có nước mới thôi, bất kể khoan sâu bao nhiêu, vất vả bao nhiêu. Nếu trường hợp khoan hàng chục mét không có nước, anh chỉ đề nghị chủ nhà hỗ trợ tiền cơm và ít tiền dầu. Còn đối với hộ nghèo, anh phải giảm chi phí cho họ.

Các thợ khoan giếng cho biết: Khoan giếng có nước hay không tùy thuộc vào mạch nước ngầm. Những năm gần đây, do vào mùa khô mạch nước ngầm hạ xuống rất thấp nên nhiều chủ giàn khoan đối diện với nguy cơ vỡ hợp đồng. Có khi trong cùng một khu dân cư, nhà này chỉ cách nhà kia có bờ rào mà khoan nhà này có nước, còn nhà kia thì không. Đặc biệt, có nhiều lúc, mũi khoan đến độ sâu khoảng 50m mà vẫn chưa gặp được mạch nước thì đến 80% là giếng không có nước.

Trong khi đó, trước khi khoan giếng thường chủ nhà và chủ giàn khoan thực hiện theo hợp đồng đã ký như: phải khoan đạt độ sâu từ 35-60m; phải khắc phục sửa chữa, thay thế các thiết bị hư hỏng trong thời gian 2 tháng. Khoan khi có nước mới được lấy tiền... Gần đây do nắng hạn quá khốc liệt cho nên tỷ lệ khoan thành công chiếm khoảng 80%; còn 20% còn lại thì chủ giàn khoan bị vỡ hợp đồng (không có nước).

 Anh Ngô Văn Tuấn thợ khoan giếng chia sẻ: "Có những giếng phải khoan trên 10 ngày. Thế nhưng nhiều lúc anh em kíp thợ buồn lắm, bởi khoan mãi mà không có nước. Lúc đó, chủ nhà, thợ và chủ giàn khoan đều không vui”.

v
Niềm vui sướng của gia đình bà Tuyến ở xóm 20 Nghi Văn sau khi khoan giếng có nước.


                                                      Thu Hiền

                                                          Đài Nghi Lộc

tin mới

Tỷ lệ che phủ rừng Nghệ An đạt 58,33%. Ảnh: tư liệu

Tỷ lệ che phủ rừng của Nghệ An đạt gần 60%

(Baonghean.vn) -Năm 2023, ngành lâm nghiệp Nghệ An gặp không ít khó khăn. Tuy nhiên, nhờ triển khai đồng bộ các giải pháp chỉ đạo, bám sát chỉ tiêu nhiệm vụ được giao, ngành lâm nghiệp đã đạt được nhiều kết quả khả quan, góp phần vào tăng trưởng chung của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn.

Nghệ An: Kết quả giải ngân đầu tư công quý I/2024 cao hơn cùng kỳ

Nghệ An: Kết quả giải ngân đầu tư công quý I/2024 cao hơn cùng kỳ

(Baonghean.vn) - Tỷ lệ giải ngân đầu tư công quý I/2024 của Nghệ An cao hơn so với cùng kỳ, đạt trên 12%. Để đẩy nhanh tiến độ giải ngân, Tổ công tác của UBND tỉnh sẽ tiếp tục làm việc trực tiếp với chủ đầu tư các dự án có tỷ lệ giải ngân thấp để đôn đốc, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc.

Kho Bạc Nhà nước Nghệ An tập trung giải ngân vốn đầu tư công

Kho Bạc Nhà nước Nghệ An tập trung giải ngân vốn đầu tư công

(Baonghean.vn) - Năm 2024 là năm bản lề, có ý nghĩa quan trọng để hoàn thành các mục tiêu của năm 2025 và các kế hoạch trung hạn đã được đề ra, nên ngay từ đầu năm 2024, Lãnh đạo Kho bạc Nhà nước Nghệ An đã tích cực triển khai các phương án nhằm nâng cao tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư.

Nhà sáng lập Ecopark chính thức ra mắt trung tâm giáo dục, giải trí, sáng tạo lớn nhất Nghệ An

Nhà sáng lập Ecopark chính thức ra mắt trung tâm giáo dục, giải trí, sáng tạo lớn nhất Nghệ An

(Baonghean.vn) - Với những con phố có các thương hiệu giáo dục trong nước, quốc tế, hệ thống trường học, thư viện,… cùng công viên chủ đề lần đầu tiên tại Nghệ An rộng 15.000m2, The Campus được nhà sáng lập Ecopark phát triển để trở thành trung tâm giáo dục, giải trí, sáng tạo lớn nhất Nghệ An.

Giao dịch vàng ở Nghệ An sôi động trở lại

Giao dịch vàng ở Nghệ An sôi động trở lại

(Baonghean.vn) -Theo thống kê, chỉ trong 1 tuần (18/3-24/3), giá vàng trong nước đã giảm đến trên 1 triệu đồng/lượng. Đóng cửa phiên giao dịch trong tuần, hôm nay (24/3), giá vàng tăng nhẹ, cùng với nhiều yếu tố đã đẩy giao dịch vàng ở Nghệ An sôi động trở lại.