Cao su 'nhích' giá cuối vụ

(Baonghean) - Thị trường cao su đang “ấm” dần, tác động tích cực đến thu nhập của người trồng cao su trong tỉnh lâu nay bị “băng giá”. Mặc dù cuối vụ, nhưng người trồng cao su vẫn tích cực khai thác.

Chị Hoàng Thị Thanh, chủ vườn cao su 1 ha ở xóm 16, xã Nghĩa Bình (Nghĩa Đàn) đang miệt mài thu gom mủ cuối mùa. Qua trao đổi, chị cho hay: Vườn cao su của gia đình trồng từ năm 2007, đến năm 2013 cho khai thác thì giá mủ xuống quá thấp, tiền thu hàng ngày không được bao nhiêu, nên gia đình ngừng cạo mủ. Vợ chồng đã có lần tính đến giải pháp chặt phá để trồng cây khác, nhưng nghĩ tiếc lại để vậy.

Cách đây ít tháng, gia đình chị tranh thủ khai thác mủ, tuy giá thấp nhưng cũng có thu nhập trang trải hàng ngày. Gần 1 tháng nay, Công ty TNHH MTV 1/5 Nghệ An thu mua với giá cao hơn tháng trước, nên 1 ha cao su này, ngày nào chị cũng dành 1 buổi khai thác, được khoảng trên 30 kg mủ, mang đến công ty cán khô, bán với giá 17.000 đồng/kg, tính ra mỗi ngày chị thu về 250.000 đồng từ vườn cao su.

Tuy nhiên, theo chị Thanh, nếu diện tích cao su từ 2 ha trở lên thì phải thuê nhân công khai thác, trả cho người lao động 100.000 đồng/buổi thì chủ vườn còn ít thu nhập. Chị mong rằng, thời gian tới giá cao su cao hơn nữa để người trồng có thu nhập ổn định.

Chị Hoàng Thị Thanh, xóm 16, xã Nghĩa Bình (Nghĩa Đàn) khai thác mủ cao su.
Chị Hoàng Thị Thanh, xóm 16, xã Nghĩa Bình (Nghĩa Đàn) khai thác mủ cao su.

Theo ông Phan Tuấn Cường - Giám đốc Công ty TNHH MTV 1/5 Nghệ An, từ đầu tháng 11 đến nay, do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, giá cao su trên thế giới đã có chiều hướng tăng dần, đã tác động đến tình hình sản xuất cao su trên địa bàn, vì thế người trồng cao su đã dần ổn định. Cuối năm 2015, giá cao su sơ chế 21 triệu đồng/tấn, cách đây 2 tháng tăng lên 25 triệu đồng/tấn, hiện nay là 32 triệu đồng/tấn, dự báo giá cao su còn tiếp tục tăng trong thời gian tới.

Tuy nhiên, khi giá mủ cao su tăng thì diện tích cao su của công ty đã giảm đi nhiều, thậm chí có 220 ha cao su lâu nay người dân bỏ bê, hoặc khai thác theo kiểu tận thu. Nguyên nhân, trước đây UBND tỉnh đã có văn bản thu hồi 220 ha cao su để bàn giao đất cho Công ty Sữa TH, nhưng đến nay vẫn chưa thực hiện dứt điểm. Cùng với đó, có tới 300 ha cao su bị chặt phá chuyển sang trồng các loại cây khác, do vậy diện tích cao su của công ty hiện chỉ còn gần 500 ha. 

Một số công ty đưa xe bồn đến vườn cao su thu mua mủ cho người trồng.Ảnh: Nguyên Sơn
Một số công ty đưa xe bồn đến vườn cao su thu mua mủ cho người trồng. Ảnh: Nguyên Sơn

Tại Công ty TNHH MTV Nông nghiệp Xuân Thành (Quỳ Hợp) giá cao su cũng đang tác động tích cực đến người trồng cao su. Được biết, hiện nay công ty có 453 ha cao su, trong đó có 412 ha trong giai đoạn kinh doanh. Theo ông Hoàng Văn Minh - Giám đốc công ty cho biết: Hiện nay, công ty thu mua mủ cao su với giá 6.500 đồng/kg, tăng hơn 1.000 đồng so với tháng trước. Với mức giá này, người trồng cao su đã có thu nhập, 1 ha cao su nếu được chăm sóc tốt, mật độ vừa phải, mỗi ngày khai thác 50 kg mủ, nếu kém cũng được 30 kg mủ/ngày, người trồng cao su đã có trên 200.000 đồng/ngày.

Song trên địa bàn có một số hộ đã phá cao su chuyển sang trồng cam. Theo ông Minh, không phải vùng đất nào cũng trồng được cam cho năng suất cao, chất lượng tốt, do vậy, người dân cần duy trì diện tích cao su đã có. Công ty cấm các hộ nhận khoán đất không được chặt phá cao su để trồng cây khác, tránh tình trạng chạy theo thị trường, thua thiệt trong sản xuất.

Còn tại Công ty TNHH MTV Nông nghiệp An Ngãi (Tân Kỳ) có 600 ha quy hoạch trồng cao su, đến thời điểm này đã trồng được 450 ha, ngoài ra đơn vị còn có 200 ha cao su tiểu điền. Hiện nay giá cao su đã tăng so với tháng trước, từ 14.000 đồng lên 16.000 đồng/kg mủ cán thô, 7.200 đồng/kg mủ nước. Giá cáo su đã có tăng, tuy nhiên thời điểm này là cuối vụ, nên sản lượng mủ cao su bà con khai thác không được nhiều.

Khai thác mủ cao su ở Nghĩa Đàn
Khai thác mủ cao su ở Nghĩa Đàn. Ảnh tư liệu

Dự báo, từ năm 2016 giá cao su trên thế giới “ấm” dần, đồng nghĩa với sản xuất cao su dần đi vào ổn định, do vậy Sở NN&PTNT khuyến cáo người dân nên duy trì diện tích cao su đã có, tiếp tục chăm sóc, chờ khi giá mủ cao su nâng cao thì tập trung khai thác. Bởi, để trồng được cây cao su đến tuổi cho mủ phải mất 7 năm kiến thiết và cây này có độ bền khai thác trên 40 năm.

Trước diễn biến bất ổn của thị trường mủ cao su, Nghệ An đã có kế hoạch điều chỉnh diện tích cao su phù hợp với thực tế. Theo đó, mục tiêu đến năm 2020, diện tích cao su toàn tỉnh 17.000 ha, trong đó diện tích cao su kinh doanh 11.000 ha; định hướng đến năm 2030 vẫn ổn định diện tích. 


X.Hoàng - Q.An

tin mới

Bùng nổ khuyến mại lên tới 50% trên toàn hệ thống WinMart

Bùng nổ khuyến mại lên tới 50% trên toàn hệ thống WinMart

(Baonghean.vn) - Từ nay cho đến hết 8/5/2024, chuỗi bán lẻ của WinCommerce sẽ triển khai tích cực các chương trình khuyến mại định kỳ áp dụng giá tốt cho hơn 600 sản phẩm giá siêu sốc và Tuần lễ Thương hiệu Clear tại hơn 3600 điểm bán trên toàn quốc, mang tới nhiều ưu đãi cho hội viên WiN.

"Tài chính vững vàng- sẵn sàng bứt phá" từ BAC A BANK. Ảnh: BAB

BAC A BANK ưu đãi lãi suất vay - Trao doanh nghiệp 'đặc quyền vượt trội' để bứt phá kinh doanh

(Baonghean.vn) - Đồng hành cùng các doanh nghiệp củng cố lợi thế cạnh tranh, tối ưu hiệu quả kinh doanh, hướng tới mục tiêu tăng trưởng toàn diện, BAC A BANK triển khai Chương trình ưu đãi lãi suất cho vay trung dài hạn “Tài chính vững vàng - Sẵn sàng bứt phá” với tổng hạn mức lên tới 3.000 tỷ đồng.

Xuân Hoàng

Khi nào thì vận hành lưới điện 110kV ở Tân Kỳ?

(Baonghean.vn) - Mặc dù dự án lưới điện 110kV của huyện Tân Kỳ đã được đầu tư xây dựng cách đây hơn 2 năm, nhưng do vướng mắc giải phóng mặt bằng trên địa bàn huyện Đô Lương nên đến nay vẫn chưa đưa vào vận hành được.

Nỗ lực ‘đánh thức’ báu vật du lịch Pù Mát

Nỗ lực ‘đánh thức’ báu vật du lịch Pù Mát

(Baonghean.vn) - Vườn Quốc gia Pù Mát là “kho báu” trong khai thác giá trị kinh tế ngành du lịch, dịch vụ theo hướng sinh thái bền vững. Hiện, chính quyền và người dân đang nỗ lực xây dựng các mô hình dịch vụ du lịch xanh, bước đầu cho hiệu quả, song vẫn còn nhiều khó khăn, bất cập cần tháo gỡ.

BNI vùng Thanh Nghệ Tĩnh kỷ niệm 10 năm thành lập

BNI vùng Thanh Nghệ Tĩnh kỷ niệm 10 năm thành lập

(Baonghean.vn) - Cùng với việc tạo ra hàng trăm nghìn cơ hội kinh doanh và trị giá doanh số giao dịch, kinh doanh lên tới hàng nghìn tỷ đồng, BNI vùng Thanh Nghệ Tĩnh còn tích cực tham gia nhiều hoạt động thiện nguyện, an sinh xã hội trên địa bàn.

Thị trường vàng Nghệ An im ắng trước giờ 'G'

Thị trường vàng Nghệ An im ắng trước giờ 'G'

(Baonghean.vn) -Ngày mai (22/4) Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sẽ tổ chức đấu thầu 16.800 lượng vàng SJC, nhằm góp phần hạ nhiệt giá vàng, thu hẹp khoảng cách giá vàng trong nước với giá vàng thế giới. Trước thông tin này, thị trường vàng Nghệ An trong những ngày qua khá trầm lắng, giao dịch giảm hẳn…

Dây điện chằng chịt

Dây điện chằng chịt tại vựa rau lớn nhất Nghệ An

(Baonghean.vn) - Huyện Quỳnh Lưu được xem là thủ phủ rau màu của tỉnh Nghệ An. Mặc dù vậy, hiện nay, việc canh tác rau nơi đây vẫn tồn tại nhiều bất cập. Một trong số đó là hệ thống điện phục vụ sản xuất rau mất an toàn, đấu nối chằng chịt, tiềm ẩn nguy hiểm trong mùa nắng nóng, mưa bão.