Nhiều khó khăn trong trồng rừng gỗ lớn

(Baonghean) - Trồng rừng gỗ lớn không chỉ mang lại lợi ích kinh tế cao hơn cho các hộ gia đình, mà còn giúp giảm xói mòn góp phần bảo vệ môi trường và chống biến đổi khí hậu. Hiệu quả của rừng gỗ lớn so với rừng gỗ nhỏ đã được khẳng định, song loại rừng này vẫn chưa phát triển tương xứng với lợi thế trên địa bàn Nghệ An.

Lợi ích kép

Trên địa bàn tỉnh hiện nay mô hình trồng rừng gỗ lớn tại Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Sông Hiếu phát triển khá hiệu quả. Ông Hồ Đình Thế - Giám đốc Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Sông Hiếu cho hay: Từ năm 2004 - 2005, công ty đã quy hoạch và trồng 2.700 ha gỗ lớn, đến nay đã khai thác được 1.000 ha, còn lại 1.700 ha đang tiếp tục khai thác. Trồng rừng gỗ lớn đạt từ 140 - 160 m3 gỗ/ha/chu kỳ 10-11 năm, đặc biệt là rừng gỗ lớn sử dụng đa mục đích, từ gỗ ghép thanh đến băm dăm.

Thu hoạch rừng gỗ lớn ở xã Mậu Đức (Con Cuông).
Thu hoạch rừng gỗ lớn ở xã Mậu Đức (Con Cuông).

Để trồng rừng gỗ lớn đạt hiệu quả cao, công ty chủ động nguồn giống keo lai đảm bảo chất lượng, giống cây đưa ra trồng đều được xử lý mầm bệnh, chống côn trùng và bón phân, chăm sóc đúng quy trình. Trồng rừng đúng với quy trình, đúng lịch thời vụ, ưu tiên trồng rừng vụ xuân và xuân hè để cây sinh trưởng nhanh hơn. 

Đơn vị còn đầu tư hàng chục tỷ đồng duy tu, xây dựng được trên 250 km đường nguyên liệu để thuận lợi trong quá trình trồng, chăm sóc và khai thác. Để chủ động đầu ra cho sản phẩm, công ty thực hiện liên kết với các doanh nghiệp chế biến, với Nhà máy gỗ MDF Nam Cấm, Công ty TNHH Thanh Thành Đạt... Bằng nguồn vốn của mình, hàng năm công ty triển khai trồng từ 300 - 350 ha rừng gỗ lớn, suất đầu tư khoảng 15 - 17 triệu đồng/ha.

Ngoài ra, một số công ty lâm nghiệp còn đầu tư trồng cây bản địa. Ví như Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Con Cuông, năm 2002, công ty này đã trồng xen keo lai với cây bản địa gỗ lớn vạng trứng, trám... được hơn 60 ha ở xã Yên Khê, 3 ha ở xã Lục Dạ.

Từ các năm 2009 đến nay, công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Con Cuông còn trồng xen canh cây bản địa vạng trứng với keo lai được gần 350 ha. Được biết, cây vạng trứng là cây dễ trồng, gỗ nhẹ, xếp nhóm VII, ít bị cong vênh, dễ gia công chế biến, dùng để xẻ ván, gỗ bóc làm ván dán, diêm, bút chì, đóng đồ mộc trong gia đình, đẽo guốc, một số dụng cụ văn phòng... Cây vạng trứng cho thu hoạch từ 18 - 20 năm, ngoài giá trị kinh tế còn mang lại hiệu quả về giá trị môi trường. 

Vì sao khó thực hiện?

Tuy nhiên, hiện đa số các địa phương trên địa bàn tỉnh chủ yếu là trồng và thu hoạch keo non. Ông Văn Hoài ở xóm Quỳnh Tiến, xã Tam Hợp (Quỳ Hợp), chia sẻ: “Do thiếu tiền nên keo khoảng 4 năm tuổi chúng tôi đã bán để băm dăm. Trồng cây gỗ lớn có giá trị hơn nhưng cần có nhà máy thu mua, ký kết hợp đồng, hỗ trợ cho người dân vay vốn trong quá trình trồng rừng”.

Toàn xã Tam Hợp có khoảng trên 300 ha rừng nguyên liệu, tuy nhiên cơ bản đều thu hoạch keo non. Ông Vi Thanh Tường - Phó Chủ tịch UBND huyện Quỳ Hợp cho biết thêm: Huyện có trên 16.000 ha keo lai, lớn nhất tỉnh, và có khoảng trên 4.000 ha keo đến tuổi thu hoạch.

Người dân ở huyện Tân Kỳ thu hoạch keo non.
Người dân ở huyện Tân Kỳ thu hoạch keo non.

Tuy nhiên, nhiều xã thu hoạch ồ ạt cả keo non để bán, giá chỉ trên 20 triệu đồng/ha; keo đủ tuổi giá trên 40 triệu đồng/ha. Mặc dù biết giá rẻ, người trồng bị thua lỗ song để chuyển đổi cây keo lai sang cây trồng khác cũng rất khó khăn. Bởi hầu hết cây keo chủ yếu được trồng trên đất đồi trọc cằn cỗi, đối với loại đất này chỉ thay thế trồng sắn cao sản, tuy nhiên, trồng sắn sẽ khó bán bởi không nằm trong quy hoạch vùng nguyên liệu của nhà máy.

Một số diện tích sau khi trồng keo thì người dân đã chủ động chuyển đổi sang trồng cao su và mía nhưng rất ít. Về phía huyện đã đề xuất Nhà máy chế biến gỗ và ván sợi MDF Nghĩa Đàn sau khi xây dựng xong cần phải ký kết với vùng nguyên liệu để bao tiêu sản phẩm cho bà con, để người trồng keo không phải lo đầu ra. 

Ông Nguyễn Bá Thức - Trưởng phòng Nông nghiệp Tân Kỳ cho biết: Tân Kỳ có trên 7.000 ha rừng keo nguyên liệu, mỗi năm khai thác hơn 1.000 ha. Vẫn biết rằng, lợi ích kinh tế và môi trường của rừng gỗ lớn cao, nhưng hiện nay đa số chủ rừng lại lựa chọn mô hình rừng gỗ nhỏ thay vì rừng gỗ lớn. Nguyên nhân do đa số người trồng rừng có thu nhập thấp, không đủ điều kiện tài chính để theo chu kỳ khai thác dài, cho gỗ lớn.

Do có thu nhập thấp nên nhiều người trồng rừng cũng khó đáp ứng các điều kiện vay vốn của ngân hàng. Nếu tiếp cận được vốn vay, thì khoản vay cũng thấp hơn nhu cầu đầu tư, thời hạn vay ngắn hơn so với chu kỳ kinh doanh rừng, lãi suất cao... Điều này khiến họ phải khai thác gỗ khi đáp ứng được yêu cầu băm dăm và làm bột giấy để có thể trả lãi. 

Tính đến thời điểm này, toàn tỉnh có trên 160.000 ha rừng nguyên liệu, diện tích rừng gỗ lớn có khoảng trên 4.000 ha, tập trung ở một số huyện Nghĩa Đàn - Con Cuông, Tương Dương... Ông Nguyễn Cảnh Cẩn, Trưởng đoàn điều tra quy hoạch lâm nghiệp Nghệ An cho biết: Để phát triển gỗ lớn lâu dài, Đoàn điều tra quy hoạch lâm nghiệp tỉnh đã hoàn thành “Quy hoạch vùng sản xuất, kinh doanh gỗ lớn tại địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2025”, theo đó, quy hoạch 18 huyện trồng 148.000 ha gỗ lớn, trong đó diện tích chuyển hóa từ rừng gỗ nhỏ 19.000 ha, rừng trồng mới 72.000 ha, trồng lại 57.000 ha. Hiện nay cơ bản đã có sự đồng nhất của các chủ rừng, UBND các huyện, xã, đoàn đã trình UBND tỉnh bản quy hoạch chờ để xem xét và phê duyệt. 

Tuy nhiên, việc trồng rừng gỗ lớn đang còn khó khăn bởi việc trồng rừng gỗ lớn đòi hỏi thời gian chăm sóc, bảo vệ dài tối thiểu gấp đôi trồng rừng gỗ nhỏ, dẫn đến quá trình được khai thác, thu hồi vốn đầu tư lâu, trong khi đó điều kiện người dân còn rất khó khăn, nhu cầu cuộc sống luôn cần tiền để trang trải. Bên cạnh đó, việc vay vốn để đầu tư trồng mới rừng gỗ lớn không hề dễ dàng. Mặc dù Nhà nước có những chế tài, chính sách tín dụng để phát triển lâm nghiệp, tuy nhiên thực tế các ngân hàng thường ngại cho vay về lĩnh vực này vì rủi ro cao, thời gian trả nợ kéo dài. Đây thực sự là một khó khăn lớn đối với người trồng./.

Văn Trường

  

tin mới

Khoai mài, chuối sáp miền Nam 'bén duyên' trên đất Anh Sơn

Khoai mài, chuối sáp miền Nam 'bén duyên' trên đất Anh Sơn

(Baonghean.vn) - Từ sự năng động của lãnh đạo UBND, Hội Phụ nữ xã Thành Sơn (Anh Sơn) xây dựng mô hình chuyển đổi cây trồng, đưa giống cây củ mài và chuối sáp từ miền Nam về trồng tại xã Thành Sơn. Qua 1 năm thử nghiệm, mô hình mang lại thu nhập cao, người dân phấn khởi tiếp tục sản xuất.

Các mẫu xe đời mới hầu hết sử dụng nhiên liệu diesel đạt tiêu chuẩn Euro 5. Ảnh: Văn Trường

Người dùng ô tô ở Nghệ An vất vả tìm dầu diesel đạt chuẩn khí thải Euro 5

(Baonghean.vn) -Theo quy định của Chính phủ, từ ngày 1/1/2022, các mẫu xe ô tô mới bán ra tại thị trường Việt Nam đều phải đạt chuẩn khí thải Euro 5. Tuy nhiên tại địa bàn Nghệ An, số lượng cửa hàng bán xăng, dầu đạt chuẩn Euro 5 hiện vẫn còn rất hạn chế, khiến người tiêu dùng gặp nhiều khó khăn.

Nghệ An sẽ có khoảng 4.200 ha lúa thiếu nước trong sản xuất vụ hè thu - mùa

Nghệ An sẽ có khoảng 4.200 ha lúa thiếu nước trong sản xuất vụ hè thu - mùa

(Baonghean.vn) - Theo tính toán dựa trên dự báo thời tiết và nguồn nước hiện tại, vụ hè thu - mùa 2024, Nghệ An có trên 4.200 ha lúa có nguy cơ hạn hán, thiếu nước tưới. Chủ động giải pháp chống hạn là nội dung ngành Nông nghiệp và các địa phương cần tập trung thực hiện ngay từ đầu vụ sản xuất.

Đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển hạ tầng thuỷ lợi

Đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển hạ tầng thuỷ lợi

(Baonghean.vn) - Ngành Nông nghiệp và PTNT đã nỗ lực thu hút các nguồn vốn đầu tư vào hệ thống thuỷ lợi, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, đáp ứng yêu cầu phát triển nông nghiệp hiện đại, thích ứng biến đổi khí hậu, chủ động phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai.

Mực nháy

Du khách chen chân mua đặc sản mực nháy tại phố biển Cửa Lò

(Baonghean.vn) - Mực nháy là đặc sản nức tiếng tại phố biển Cửa Lò mà bất cứ du khách nào khi trở về cũng đều muốn thưởng thức. Vào mỗi đêm, ánh đèn của tiểu thương hoà lẫn vào ánh đèn đô thị khiến khu chợ mực nháy sáng bừng, tiếng nói cười râm ran cả một vùng...

Xuân Hoàng

Du lịch Tân Kỳ cần cú hích từ giao thông

(Baonghean.vn) - Huyện Tân Kỳ có tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng và sinh thái, danh lam thắng cảnh. Tuy nhiên, hiện nay một số tuyến đường giao thông chính trên địa bàn xuống cấp, hoặc có điểm du lịch như cây sanh nghìn tuổi ở xã Giai Xuân chưa được đầu tư làm đường nên dần bị lãng quên.