Nghệ An sẽ chuyển đổi 200 chợ

(Baonghean) - Theo kế hoạch đặt ra đến năm 2020, có trên 50% số chợ trên địa bàn tỉnh Nghệ An chuyển sang mô hình doanh nghiệp, hợp tác xã khai thác, kinh doanh và quản lý chợ. 

Chủ trương chuyển đổi chợ được UBND tỉnh Quyết định cùng với việc ban hành “Quy định về quy trình chuyển đổi mô hình tổ chức, khai thác, kinh doanh chợ trên địa bàn tỉnh Nghệ An” (số 72/2016/QĐ-UBND có hiệu lực kể từ ngày 26/12/2016).

Mục tiêu của việc chuyển đổi là nâng cấp hạ tầng các chợ theo hướng văn minh, đảm bảo tốt công tác phòng cháy, chữa cháy, vệ sinh môi trường, an ninh trật tự và an toàn thực phẩm trong chợ; tạo điều kiện cho tiểu thương khai thác tốt hiệu quả kinh doanh, tích cực đóng góp vào ngân sách Nhà nước. 

Cán bộ Sở Công Thương khảo sát mô hình chợ được chuyển đổi theo hướng văn minh, đảm bảo ATVSTP ở chợ Hàn - Đà Nẵng. 	Ảnh: Nguyên Sơn
Cán bộ Sở Công Thương khảo sát mô hình chợ được chuyển đổi theo hướng văn minh, đảm bảo ATVSTP ở chợ Hàn - Đà Nẵng. Ảnh: Nguyên Sơn

Công tác chuyển đổi chợ được giao cho 9 sở, ngành chức năng và UBND các huyện, thành phố, thị xã, trong đó, Sở Công Thương được giao nhiệm vụ chủ trì. Ngay sau khi chủ trương của tỉnh ban hành, ngành Công Thương đã phối hợp, đôn đốc các địa phương rà soát tất cả hiện trạng của từng chợ (gồm đất đai, tài sản, công trình, trang thiết bị,...); đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh 3 năm gần nhất và dự kiến 3 năm tiếp theo của chợ (số lượng lô, sạp, hộ tiểu thương, ngành hàng kinh doanh; kết quả thu, chi và công tác quản lý, sử dụng nguồn thu, chi tại chợ,...).

Cùng đó, tổ chức thành lập Ban chuyển đổi chợ cấp huyện để thực hiện các quy trình, xác định phương thức chuyển đổi, thời gian giao thầu kinh doanh, khai thác và quản lý chợ, phương án tài chính, bố trí, sắp xếp, giải quyết lao động và quản lý vệ sinh môi trường chợ...

Theo bà Võ Thị An - Phó Giám đốc Sở Công Thương, việc chuyển đổi chợ truyền thống là yêu cầu tất yếu trong thời kỳ mới và tất cả các quy trình chuyển đổi phải được thống nhất cao của cấp huyện, xã và bà con tiểu thương khi quyết định chọn doanh nghiệp đầu tư hoặc hình thành theo mô hình hợp tác xã quản lý chợ. Với phương thức chuyển đổi mới, các chợ sẽ được nâng cấp hạ tầng, đảm bảo các yêu cầu về an toàn vệ sinh thực phẩm, duy trì văn minh trong kinh doanh ở chợ và quản lý tốt nguồn thu cho ngân sách.

Trên thực tế, lâu nay, rất nhiều chợ giao cho một tổ quản lý, khoán thu nên hiệu quả nguồn thu không cao và việc tái đầu tư sửa chữa, nâng cấp hạ tầng chợ không được thực hiện khiến cho chợ vốn đã tạm bợ, càng xuống cấp... Về phía Sở Công Thương sẽ tích cực tư vấn cho các địa phương để tổ chức tốt công tác chuyển đổi. Còn với những chợ thuộc địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, khả năng thu hồi vốn chậm, khó khăn trong quá trình chuyển đổi mô hình chợ thì phương án chuyển đổi mô hình chợ có đề xuất cơ chế hỗ trợ để việc chuyển đổi được tiến hành thuận lợi.

Chợ Cồn (Thanh Chương).	Ảnh: P.V
Chợ Cồn (Thanh Chương). Ảnh: Nguyên Sơn

Đảm bảo hài hòa lợi ích

Chợ truyền thống là địa chỉ giao thương, buôn bán và là giao lưu văn hóa của nhân dân các địa phương. Có những chợ được hình thành hàng trăm năm và khó có thể “cưới chợ mới”. Chính vì vậy, việc chuyển đổi chợ được ưu tiên nâng cấp hạ tầng, cơ sở vật chất trên nền chợ cũ, ngoại trừ những khu vực chợ không nằm trong quy hoạch hoặc ảnh hưởng tới an ninh trật tự cần tính toán phương án chuyển địa điểm.

“Tuy nhiên, tất cả các hình thức đều phải đảm bảo hài hòa lợi ích giữa các bên, đó là lợi ích cho tiểu thương, nhân dân; lợi ích cho nhà đầu tư và cả đóng góp cho ngân sách. Một nguyên tắc cơ bản trong quá trình chuyển đổi là các cấp quản lý và nhà đầu tư phải làm việc cụ thể, bàn bạc, thống nhất với các tiểu thương trước khi tiến hành chuyển đổi...”, bà Võ Thị An nhấn mạnh. 

Qua trao đổi, ông Phan Đức Thịnh - Phó phòng Quản lý thương mại, Sở Công Thương cho biết thêm: Đến nay, các huyện đang rà soát thực tế các chợ và tiến hành thành lập Ban chuyển đổi chợ theo chỉ đạo của tỉnh. Ban chuyển đổi chợ cấp huyện cần phối hợp với nhà đầu tư hoặc hợp tác xã và tiểu thương xây dựng bộ nội quy chợ theo quy định (nếu chưa có) để trình UBND cấp có thẩm quyền phê duyệt theo phân cấp quản lý chợ; đồng thời theo dõi sát công tác tổ chức điều hành chợ theo mô hình mới; công khai các thông tin kinh tế, chính sách, quy định của pháp luật và nghĩa vụ các bên đối với Nhà nước trong hoạt động kinh doanh chợ. 

Cũng theo ông Thịnh, kế hoạch đặt ra đến cuối tháng 11/2017, các huyện, thị xã, thành phố phải thành lập được Ban chuyển đổi chợ và tiến hành các quy trình chuyển đổi, quản lý chợ theo mô hình mới.

Thống kê sơ bộ, mỗi năm 405 chợ trên địa bàn tỉnh đóng góp ngân sách được khoảng 21 tỷ đồng, trong đó, riêng chợ Vinh gần 6 tỷ đồng. Mục tiêu đến năm 2020, có trên 50% số chợ trên địa bàn tỉnh chuyển sang mô hình doanh nghiệp, hợp tác xã khai thác, kinh doanh và quản lý chợ. Trong đó, 100% các chợ đầu mối, chợ hạng 1, hạng 2; chợ tại các phường, các chợ tại trung tâm thị trấn các huyện thực hiện chuyển đổi sang mô hình doanh nghiệp, hợp tác xã khai thác, kinh doanh và quản lý chợ.

Nguyên Nguyên

tin mới

Khoai mài, chuối sáp miền Nam 'bén duyên' trên đất Anh Sơn

Khoai mài, chuối sáp miền Nam 'bén duyên' trên đất Anh Sơn

(Baonghean.vn) - Từ sự năng động của lãnh đạo UBND, Hội Phụ nữ xã Thành Sơn (Anh Sơn) xây dựng mô hình chuyển đổi cây trồng, đưa giống cây củ mài và chuối sáp từ miền Nam về trồng tại xã Thành Sơn. Qua 1 năm thử nghiệm, mô hình mang lại thu nhập cao, người dân phấn khởi tiếp tục sản xuất.

Các mẫu xe đời mới hầu hết sử dụng nhiên liệu diesel đạt tiêu chuẩn Euro 5. Ảnh: Văn Trường

Người dùng ô tô ở Nghệ An vất vả tìm dầu diesel đạt chuẩn khí thải Euro 5

(Baonghean.vn) -Theo quy định của Chính phủ, từ ngày 1/1/2022, các mẫu xe ô tô mới bán ra tại thị trường Việt Nam đều phải đạt chuẩn khí thải Euro 5. Tuy nhiên tại địa bàn Nghệ An, số lượng cửa hàng bán xăng, dầu đạt chuẩn Euro 5 hiện vẫn còn rất hạn chế, khiến người tiêu dùng gặp nhiều khó khăn.

Nghệ An sẽ có khoảng 4.200 ha lúa thiếu nước trong sản xuất vụ hè thu - mùa

Nghệ An sẽ có khoảng 4.200 ha lúa thiếu nước trong sản xuất vụ hè thu - mùa

(Baonghean.vn) - Theo tính toán dựa trên dự báo thời tiết và nguồn nước hiện tại, vụ hè thu - mùa 2024, Nghệ An có trên 4.200 ha lúa có nguy cơ hạn hán, thiếu nước tưới. Chủ động giải pháp chống hạn là nội dung ngành Nông nghiệp và các địa phương cần tập trung thực hiện ngay từ đầu vụ sản xuất.

Đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển hạ tầng thuỷ lợi

Đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển hạ tầng thuỷ lợi

(Baonghean.vn) - Ngành Nông nghiệp và PTNT đã nỗ lực thu hút các nguồn vốn đầu tư vào hệ thống thuỷ lợi, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, đáp ứng yêu cầu phát triển nông nghiệp hiện đại, thích ứng biến đổi khí hậu, chủ động phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai.

Mực nháy

Du khách chen chân mua đặc sản mực nháy tại phố biển Cửa Lò

(Baonghean.vn) - Mực nháy là đặc sản nức tiếng tại phố biển Cửa Lò mà bất cứ du khách nào khi trở về cũng đều muốn thưởng thức. Vào mỗi đêm, ánh đèn của tiểu thương hoà lẫn vào ánh đèn đô thị khiến khu chợ mực nháy sáng bừng, tiếng nói cười râm ran cả một vùng...

Xuân Hoàng

Du lịch Tân Kỳ cần cú hích từ giao thông

(Baonghean.vn) - Huyện Tân Kỳ có tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng và sinh thái, danh lam thắng cảnh. Tuy nhiên, hiện nay một số tuyến đường giao thông chính trên địa bàn xuống cấp, hoặc có điểm du lịch như cây sanh nghìn tuổi ở xã Giai Xuân chưa được đầu tư làm đường nên dần bị lãng quên.