Nghề biển Song Ngọc - Vì đâu nên nỗi?

(Baonghean) - Trong khi ở các địa phương khác ngư dân tập trung đầu tư tàu to, máy lớn vươn khơi đánh bắt hiệu quả cao, thì tại làng Song Ngọc (xã Quỳnh Ngọc, Quỳnh Lưu) nhiều ngư dân đang bán đi “cần câu cơm” từ bao đời nay của mình. Lý do vì sao?

» Ngư dân Hoàng Mai trúng đậm cá thu

 » Ngư dân Nghệ An chung vốn đóng tàu lớn

 » Ngư dân Nghệ An: 'Một ngày không ra khơi là thấy nóng ruột'

 » Ngư dân Nghệ An trúng đậm mùa biển mới
 

Dù không nằm sát biển, nhưng xã Quỳnh Ngọc từ xa xưa có nghề đánh bắt tương đối phát triển, trong đó có 2 xóm 12 và 13 (làng Song Ngọc) người dân chủ yếu sống dựa vào tài nguyên biển. Giữa năm 2016 trở về trước, Song Ngọc có tới 36 tàu, thuyền tạo việc làm cho khoảng 300 lao động nam trực tiếp tham gia đánh bắt hải sản và cũng chừng đó phụ nữ tham gia buôn bán cá và các sản phẩm từ biển. Nhờ đó, đời sống bà con rất ổn định. Tuy nhiên, sau thời điểm xảy ra sự cố môi trường biển tại Hà Tĩnh, người dân ở đây đã bán gần hết tàu thuyền, đến nay chỉ còn lại 5 chiếc.

Tìm hiểu nguyên nhân ngư dân Song Ngọc bán tàu, trong khi các địa phương khác giáp ranh với Song Ngọc như Sơn Hải, Quỳnh Long nghề biển vẫn diễn ra bình thường, thậm chí đang phát triển, thì hầu hết ngư dân Song Ngọc đều cho rằng “sản phẩm làm ra không bán được do sự cố môi trường biển”. Bên cạnh đó là do Song Ngọc không có bến tàu thuyền, nên không có chỗ neo đậu, rất khó khăn cho việc quản lý tàu thuyền cũng như bán cá; rồi việc cầu Sơn Hải bắc qua sông Thai - đường thủy duy nhất để ngư dân Song Ngọc ra biển - quá thấp, khiến tàu thuyền lớn không ra được; mà thuyền nhỏ thì bám biển không hiệu quả.

Ngư dân xã Tiến Thủy (Quỳnh Lưu) sửa sang ngư lưới cụ cho chuyến vươn khơi tiếp theo. 	Ảnh: Đức Anh
Ngư dân xã Tiến Thủy (Quỳnh Lưu) sửa sang ngư lưới cụ cho chuyến vươn khơi tiếp theo. Ảnh: Đức Anh

Thực tế, một số ngư dân Song Ngọc bán tàu còn bởi hiện nay các địa phương khác hầu hết đã chuyển đổi sang tàu to máy lớn, ít nhất cũng 4 sào để đi đánh bắt xa bờ. Trong khi những tàu ở Song Ngọc chủ yếu là tàu nhỏ, công suất từ 70 - 300CV, là tàu 2 sào đánh bắt vùng lộng nên không hiệu quả (ánh đèn yếu không thu hút hải sản lại gần). Anh Nguyễn Sơn ở xóm 12, cho biết: “Trước kia tôi làm nghề câu trên tàu 2 sào, nhưng gần đây không làm nữa vì không hiệu quả. Người ta đi tàu 4 sào ánh sáng rất mạnh, tàu mình “tối om”, mần răng mà thu hút được cá, mực nên tôi và nhiều người khác đành phải bán tàu. Hơn nữa, hiện nay do tin đồn về ô nhiễm môi trường biển lan truyền rộng quá, nên chúng tôi sợ nhiều người vẫn còn ngại sử dụng sản phẩm từ biển”.

Chẳng hiểu một số người dân Song Ngọc không nhận thức được hay cố tình gán ghép “sự cố ô nhiễm môi trường biển” có liên quan đến các sản phẩm từ biển tại những vị trí họ đánh bắt (Bắc Vịnh Bắc bộ)?. Họ có hiểu rằng chính nhận thức và hành động bỏ nghề, cùng một số đòi hỏi bồi thường thiếu căn cứ khi cho rằng hải sản ở vùng biển đánh bắt của họ cũng bị nhiễm độc do sự cố Formosa đã tạo nên “tin đồn” khiến người dân ngại sử dụng sản phẩm từ biển. Người chịu thiệt thòi nhất, gánh trọn vẹn hậu quả từ sự bất ổn về tình hình đánh bắt, tiêu thụ sản phẩm biển không ai khác chính là những ngư dân và những người sống bằng nghề liên quan đến biển.

Chưa hết, khi được hỏi, nếu như có một chính sách hỗ trợ tốt, có sẵn sàng vay vốn để trở lại với nghề bằng tàu to, máy lớn không? Anh Sơn trả lời “như được lập trình sẵn”: Quay lại nghề ai chẳng muốn, nhưng một khi “Fomorsa” vẫn còn tồn tại thì chúng tôi chưa nghĩ đến! Nhiều ngư dân ở Song Ngọc cũng trả lời như vậy. Điều đáng nói là, hầu hết người dân trước đây làm nghề liên quan đến đánh bắt, thu mua sản phẩm từ biển ở đây đang lâm vào cảnh thất nghiệp.

Chị Đặng Thị Nga - hộ chuyên sản xuất nước mắm và ruốc biển gia truyền ở Giáo xứ Mành Sơn (xã Tiến Thủy). Ảnh: Việt Hùng
Chị Đặng Thị Nga - hộ chuyên sản xuất nước mắm và ruốc biển gia truyền ở Giáo xứ Mành Sơn (xã Tiến Thủy). Ảnh: Như Thuỷ

Cùng với nghề đi biển, một nghề khác có “mối quan hệ mật thiết” với biển ở đây cũng rất phát triển, đó là nghề làm nước mắm. Trong khoảng 5 năm trở lại đây, nhờ chế biến nước mắm nên đời sống của nhiều hộ dân ở giáo xứ Song Ngọc được cải thiện, tỷ lệ hộ khá chiếm hơn 50% tổng số hộ dân của 2 xóm 12 và 13; tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 6% năm 2016 (năm 2010, tỷ lệ hộ nghèo trên 30%). Nghề nước mắm cũng đang tạo việc làm thường xuyên cho khoảng 100 lao động địa phương với thu nhập ổn định từ 4,5 - 5 triệu đồng/người/tháng. 


Có thể thấy, người dân Song Ngọc vô cùng năng động, cần cù, chịu khó, sáng tạo. Dù không ở sát biển, nhưng từ rất lâu đời Song Ngọc đã có nghề đánh bắt hải sản phát triển và trở thành nghề truyền thống khi họ nhận thức được biển sẽ đem lại no ấm, sung túc. Khi nhu cầu sử dụng các sản phẩm chế biến từ hải sản của người dân ngày càng cao, thì nghề làm nước mắm đã được người dân Song Ngọc chọn để phát triển. Thương hiệu nước mắm Song Ngọc đã dần được hình thành và lan tỏa. Việc xây dựng Song Ngọc trở thành làng có nghề là điều mà người dân nơi đây cần hướng đến để phát triển.

Nhóm P.V

tin mới

Các mẫu xe đời mới hầu hết sử dụng nhiên liệu diesel đạt tiêu chuẩn Euro 5. Ảnh: Văn Trường

Người dùng ô tô ở Nghệ An vất vả tìm dầu diesel đạt chuẩn khí thải Euro 5

(Baonghean.vn) -Theo quy định của Chính phủ, từ ngày 1/1/2022, các mẫu xe ô tô mới bán ra tại thị trường Việt Nam đều phải đạt chuẩn khí thải Euro 5. Tuy nhiên tại địa bàn Nghệ An, số lượng cửa hàng bán xăng, dầu đạt chuẩn Euro 5 hiện vẫn còn rất hạn chế, khiến người tiêu dùng gặp nhiều khó khăn.

Nghệ An sẽ có khoảng 4.200 ha lúa thiếu nước trong sản xuất vụ hè thu - mùa

Nghệ An sẽ có khoảng 4.200 ha lúa thiếu nước trong sản xuất vụ hè thu - mùa

(Baonghean.vn) - Theo tính toán dựa trên dự báo thời tiết và nguồn nước hiện tại, vụ hè thu - mùa 2024, Nghệ An có trên 4.200 ha lúa có nguy cơ hạn hán, thiếu nước tưới. Chủ động giải pháp chống hạn là nội dung ngành Nông nghiệp và các địa phương cần tập trung thực hiện ngay từ đầu vụ sản xuất.

Đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển hạ tầng thuỷ lợi

Đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển hạ tầng thuỷ lợi

(Baonghean.vn) - Ngành Nông nghiệp và PTNT đã nỗ lực thu hút các nguồn vốn đầu tư vào hệ thống thuỷ lợi, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, đáp ứng yêu cầu phát triển nông nghiệp hiện đại, thích ứng biến đổi khí hậu, chủ động phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai.

Mực nháy

Du khách chen chân mua đặc sản mực nháy tại phố biển Cửa Lò

(Baonghean.vn) - Mực nháy là đặc sản nức tiếng tại phố biển Cửa Lò mà bất cứ du khách nào khi trở về cũng đều muốn thưởng thức. Vào mỗi đêm, ánh đèn của tiểu thương hoà lẫn vào ánh đèn đô thị khiến khu chợ mực nháy sáng bừng, tiếng nói cười râm ran cả một vùng...

Xuân Hoàng

Du lịch Tân Kỳ cần cú hích từ giao thông

(Baonghean.vn) - Huyện Tân Kỳ có tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng và sinh thái, danh lam thắng cảnh. Tuy nhiên, hiện nay một số tuyến đường giao thông chính trên địa bàn xuống cấp, hoặc có điểm du lịch như cây sanh nghìn tuổi ở xã Giai Xuân chưa được đầu tư làm đường nên dần bị lãng quên.

Hạt sở ở Nghĩa Lộc, Nghĩa Đàn đạt chất lượng cao. Ảnh: Văn Trường

Người dân Nghĩa Đàn mở lối thoát nghèo từ cây sở

(Baonghean.vn) -Những năm gần đây, người dân một số xã ở huyện Nghĩa Đàn tích cực khôi phục, mở rộng diện tích, nâng cao giá trị cho cây sở. Hướng đi này mang lại hiệu quả cao, mở lối thoát nghèo cho người dân các xã miền núi đất đai cằn cỗi. 

Giá vàng

Vàng tăng giảm trái chiều; Tỷ giá USD đi lên

(Baonghean.vn) - Vàng trong nước tăng giá mạnh, ngược lại trên thế giới đột ngột giảm sốc; Tỷ giá USD "phăm phăm" đi lên; Thị trường dầu thô thế giới vượt mốc 92 USD/thùng, là những thông tin thị trường được cập nhật trong sáng 13/4. 

Chia sẻ kiến thức khởi nghiệp 4.0 cho học sinh phổ thông Nghệ An

Chia sẻ kiến thức khởi nghiệp 4.0 cho học sinh phổ thông Nghệ An

(Baonghean.vn) - Hội thảo “Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông” là một hoạt động trong khuôn khổ chuỗi các hoạt động triển khai đề án 1665 của Thủ tướng Chính phủ. Qua đó, tạo động lực, thúc đẩy tinh thần, khát vọng và chia sẻ cảm hứng khởi nghiệp cho học sinh, sinh viên.