Thêm những dự án làm thay đổi diện mạo Tân Kỳ

(Baonghean) - Những năm qua, huyện Tân Kỳ đã dồn nguồn lực đầu tư điện, đường, trường, trạm, cùng đó cải cách mạnh mẽ môi trường đầu tư. Nhờ vậy, Tân Kỳ đã có nhiều dự án mới vào địa bàn đầu tư, hứa hẹn mang lại diện mạo, sức sống mới cho địa phương, trong đó có 2 dự án lớn của HTX Chợ Hải An ở thị trấn: Trung tâm thương mại và Chợ Tân Kỳ.

Thành tựu thu hút đầu tư

Vài năm lại đây, Tân Kỳ đã chứng tỏ là điểm sáng thu hút đầu tư, với việc thu hút được nhiều dự án quan trọng góp phần phát triển kinh tế - xã hội, tăng thu ngân sách trên địa bàn. Năm 2016, Công ty TNHH Hoàng Nguyên đã đầu tư và đưa vào khai thác nhà máy ngói lợp và gạch ốp lát cotto tại xã Nghĩa Dũng với công suất  22 triệu viên/năm và gạch cotto trang trí 2 triệu m2/năm với tổng mức đầu tư là 150 tỷ đồng.

Dự án  Showroom ô tô và dịch vụ thương mại trên đường Hồ Chí Minh tại xã Kỳ Tân của Công ty TNHH Văn Minh Diễn Châu tổng mức đầu tư 60 tỷ đồng, diện tích 20.023,5m2, chuẩn bị đi vào hoạt động. Là Showrooms ô tô lớn nhất phục vụ cho 11 huyện miền Tây của Nghệ An, chủ yếu là xe tải, xe romooc, xe ben, quy mô 850 xe/năm. Công ty TNHH Kiều Phương Tân Kỳ cũng đầu tư dự án chăn nuôi bò Úc hiện có trên 500 con tổng mức đầu tư 120 tỷ đồng. Dự án Nhà máy gạch ngói Tuynel công nghệ cao tại xã Nghĩa Hoàn đang đầu tư... 

Phối cảnh chợ thị trấn Tân Kỳ.
Phối cảnh chợ và trung tâm thương mại ở  thị trấn Tân Kỳ.

Đặc biệt trong quý 1/2017, tại Hội nghị Gặp mặt các nhà đầu tư Xuân Đinh Dậu 2017 của Nghệ An, Hợp tác xã đầu tư xây dựng, quản lý và khai thác chợ Hải An (HTX Hải An) đã ký cam kết đầu tư với UBND tỉnh 2 dự án vào địa bàn Tân kỳ gồm: Trung tâm thương mại, khách sạn Tân Kỳ và chợ thị trấn. Đây là tin vui cho huyện Tân Kỳ, bởi điều kiện giao thông của địa phương hiện rất thuận lợi, nằm trên con đường thiên lý Bắc Nam, nhu cầu giao thương khá lớn và những công trình thương mại - dịch vụ đang còn hiếm trên địa bàn. 

Đồng thuận cho những dự án mới

Thị trấn Tân Kỳ là trung tâm của huyện Tân Kỳ, nằm trên đường Hồ Chí Minh, có cột mốc Km0 là di tích lịch sử quốc gia đặc biệt, hiện đã được UBND tỉnh quy hoạch mở rộng. Sau khi nâng cấp đường thị trấn, kết nối các tuyến với đường Hồ Chí Minh, đầu tư hệ thống mương thoát nước... thì hình ảnh xập xệ của chợ thị trấn và những cơ sở hạ tầng khác tại đây vẫn luôn là sự trăn trở của các thế hệ lãnh đạo địa phương.

Chợ thị trấn đầu tư đã lâu, hiện cũ nát, xuống cấp nghiêm trọng, gây tình trạng mất an toàn vệ sinh thực phẩm và ảnh hưởng đến diện mạo chung của cả huyện Tân Kỳ. Việc thu hút đầu tư vào chợ thị trấn đã xúc tiến nhiều năm qua nhưng chưa có nhà đầu tư nào vào. Tại Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XX đã đưa công trình xây dựng chợ thị trấn vào một trong những công trình trọng điểm giai đoạn 2015 - 2020 của huyện, và là công trình chào mừng 55 năm thành lập huyện Tân Kỳ. 

Sau khi trường tiểu học thị trấn được chuyển về vị trí mới, Ban Thường vụ Huyện ủy Tân Kỳ đã làm việc với UBND tỉnh, kết nối với các nhà đầu tư về chủ trương mời gọi đầu tư xây dựng chợ và trung tâm thương mại tại vị trí trường tiểu học thị trấn (cũ). Thực hiện Thông báo số 400/TB-UBND ngày 13/7/2016 của UBND tỉnh về kết luận của Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Xuân Đường tại buổi làm việc với Hợp tác xã Đầu tư xây dựng, quản lý và khai thác chợ Hải An về các dự án đầu tư xây dựng chợ trên địa bàn tỉnh Nghệ An, HTX Hải An đã về khảo sát tại Tân Kỳ và quyết định lựa chọn đầu tư xây dựng chợ mới (tại vị trí trường tiểu học thị trấn cũ); trung tâm văn hóa, thể thao, khách sạn và tổ chức sự kiện (tại vị trí chợ thị trấn hiện nay).

Dự án xây dựng, sở hữu, kinh doanh chợ Tân Kỳ thực hiện tại thị trấn Tân Kỳ, huyện Tân Kỳ; diện tích sử dụng đất 7.726m2, quy mô đầu tư gồm 481 điểm kinh doanh, trong đó có 38 ki-ốt 3 tầng 1 gác xép được bố trí thành 5 khối nổi lên tại 5 góc của dự án nhằm tạo điểm nhấn kiến trúc và làm đẹp cảnh quan đô thị;  37 ki-ốt 2 tầng và 1 gác xép được bố trí thành các dãy ki-ốt bao quanh khu chợ truyền thống ở giữa. Các ki-ốt này có công năng sử dụng là siêu thị mini, văn phòng cho thuê, khu kinh doanh bách hóa, dịch vụ tổng hợp.

Ngoài ra còn 406 điểm kinh doanh trong nhà nằm tại trung tâm của dự án, với diện tích từ 5,1m2 - 15,9m2/điểm dành bố trí cho các hộ tiểu thương kinh doanh hàng rau, củ, quả, thủy, hải sản, thực phẩm tươi sống. Dự án còn có một khu tầng hầm với diện tích khoảng 6.886m2 dùng làm khu vực trông giữ xe, kho chứa, bảo quản hàng hóa và khu vực kỹ thuật. Tổng mức đầu tư khoảng 177 tỷ đồng, hiện nhà đầu tư đang thiết kế và thực hiện các bước chuẩn bị đầu tư.  

Chợ Tân Kỳ  đã xuống cấp nghiêm trọng. Ảnh: Phương Hảo
Chợ Tân Kỳ đã xuống cấp nghiêm trọng. Ảnh: Phương Hảo

Một dự án nữa là đầu tư, xây dựng, sở hữu, kinh doanh Trung tâm Văn hóa thể thao, khách sạn và dịch vụ thương mại huyện Tân Kỳ cũng ở tại thị trấn Tân Kỳ. Dự án có diện tích sử dụng 7.056m2; diện tích xây dựng 1.707m2, diện tích sàn 5.491m2; số tầng từ 1-13 tầng được bố trí gồm: Trung tâm thương mại, dịch vụ và tổ chức sự kiện 2 tầng, khách sạn 11 tầng, khu dịch vụ cà phê, bể bơi rộng 348m2. Dự án có tổng mức đầu tư khoảng 86 tỷ đồng. 

Nhà đầu tư – HTX Hải An thuộc Liên hiệp Hợp tác xã phát triển và quản lý chợ Việt Nam là nhà đầu tư lớn, có năng lực, có uy tín trong lĩnh vực đầu tư, kinh doanh thương mại, dịch vụ, đặc biệt là chợ. Đơn vị đã đầu tư nhiều dự án tại các tỉnh, như: ở tỉnh  Bắc Ninh đã đầu tư 8 dự án xây dựng chợ; ở tỉnh Hải Dương đầu tư 5 dự án chợ; ở tỉnh  Bắc Giang đầu tư 11 dự án chợ và trung tâm thương mại,...

Ông Phạm Văn Hóa - Chủ tịch UBND huyện Tân Kỳ, cho biết: Cả 2 dự án trên hiện đang được UBND huyện cùng HTX Hải An hoàn thiện hồ sơ để trình UBND tỉnh chấp thuận chủ trương đầu tư. Sau khi các dự án được đầu tư, đưa vào sử dụng sẽ làm thay đổi diện mạo của thị trấn Tân Kỳ nói riêng và huyện Tân Kỳ nói chung, hình thành một khu chợ hạng 1 với quy mô hiện đại, tổ hợp khách sạn, trung tâm thương mại hiện đại đáp ứng nhu cầu chỗ nghỉ ngơi, mua sắm của nhân dân trên địa bàn thị trấn và các du khách đến với Tân Kỳ.

Việc lựa chọn địa điểm đầu tư xây dựng chợ có sự thống nhất cao giữa cấp ủy, chính quyền từ huyện đến thị trấn. Thứ nhất, đối diện với chợ cũ hiện nay là công trình Quảng trường, khuôn viên Tượng đài Hậu phương hướng về tiền tuyến (một công trình văn hóa lớn gắn với di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Km0 đang triển khai xây dựng), nếu xây dựng chợ mới gần quảng trường không phù hợp, hơn nữa chợ nằm trên tuyến đường  huyết mạch thị trấn sẽ gây mất trật tự giao thông. Thứ hai, xây dựng chợ mới trên nền chợ cũ thì phải làm chợ tạm cho nhân dân buôn bán, việc này vừa tốn kém, vừa không tìm được mặt bằng phù hợp ảnh hưởng nhiều tháng đến người dân. 

a
Thị trấn Tân Kỳ hạ tầng còn nhiều hạn chế. Ảnh Phương Hảo

HTX Hải An và toàn thể các hộ tiểu thương trên địa bàn thị trấn cũng đã họp và thống nhất địa điểm di dời chợ để phù hợp với quy hoạch chung vừa mới được phê duyệt của huyện. Tân Kỳ đã di dời Trường Tiểu học thị trấn từ năm 2013 để đảm bảo cơ sở vật chất cho trường học mới và không để trường học nằm gần đường giao thông ảnh hưởng đến an toàn giao thông của các cháu. Việc di dời này đã được hội nghị quân dân chính của thị trấn họp, thống nhất và Ban Thường vụ Huyện ủy đã họp và có Thông báo số 352-TB/HU về việc cho phép khảo sát, xây dựng kế hoạch di dời Trường Tiểu học thị trấn. 

Về tiến độ đầu tư, cũng theo ông Phạm Văn Hóa - Chủ tịch UBND huyện Tân Kỳ cho biết thêm: Sau khi dự án được chấp thuận chủ trương và phê duyệt quy hoạch của cấp có thẩm quyền, UBND huyện Tân Kỳ mới thành lập Hội đồng đền bù GPMB để xác định giá trị đền bù các ki-ốt tại chợ theo quy định. Hiện nay chưa có quyết định chấp thuận đầu tư, chưa phê duyệt quy hoạch chi tiết, chưa phê duyệt dự án đầu tư thì chưa thể lập được phương án đền bù GPMB.

Đây là dự án thuộc loại hình BOO (đầu tư, sở hữu, kinh doanh). Về giá cả thuê ốt do nhà đầu tư thỏa thuận với các hộ kinh doanh, trong đó sẽ ưu tiên các hộ kinh doanh trong chợ cũ. Qua thăm dò ý kiến của các hộ kinh doanh trong và ngoài chợ, thì đa số các hộ dân mong muốn được vào chợ để kinh doanh. Và các sở, ngành (Xây dựng, Công Thương) cũng đã có ý kiến thống nhất chủ trương di dời cũng như cải tạo, đầu tư chợ Tân Kỳ.

 » Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Nghệ An và doanh nghiệp cần làm gì để cùng phát triển?
 

Châu Lan

tin mới

Các mẫu xe đời mới hầu hết sử dụng nhiên liệu diesel đạt tiêu chuẩn Euro 5. Ảnh: Văn Trường

Người dùng ô tô ở Nghệ An vất vả tìm dầu diesel đạt chuẩn khí thải Euro 5

(Baonghean.vn) -Theo quy định của Chính phủ, từ ngày 1/1/2022, các mẫu xe ô tô mới bán ra tại thị trường Việt Nam đều phải đạt chuẩn khí thải Euro 5. Tuy nhiên tại địa bàn Nghệ An, số lượng cửa hàng bán xăng, dầu đạt chuẩn Euro 5 hiện vẫn còn rất hạn chế, khiến người tiêu dùng gặp nhiều khó khăn.

Nghệ An sẽ có khoảng 4.200 ha lúa thiếu nước trong sản xuất vụ hè thu - mùa

Nghệ An sẽ có khoảng 4.200 ha lúa thiếu nước trong sản xuất vụ hè thu - mùa

(Baonghean.vn) - Theo tính toán dựa trên dự báo thời tiết và nguồn nước hiện tại, vụ hè thu - mùa 2024, Nghệ An có trên 4.200 ha lúa có nguy cơ hạn hán, thiếu nước tưới. Chủ động giải pháp chống hạn là nội dung ngành Nông nghiệp và các địa phương cần tập trung thực hiện ngay từ đầu vụ sản xuất.

Đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển hạ tầng thuỷ lợi

Đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển hạ tầng thuỷ lợi

(Baonghean.vn) - Ngành Nông nghiệp và PTNT đã nỗ lực thu hút các nguồn vốn đầu tư vào hệ thống thuỷ lợi, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, đáp ứng yêu cầu phát triển nông nghiệp hiện đại, thích ứng biến đổi khí hậu, chủ động phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai.

Mực nháy

Du khách chen chân mua đặc sản mực nháy tại phố biển Cửa Lò

(Baonghean.vn) - Mực nháy là đặc sản nức tiếng tại phố biển Cửa Lò mà bất cứ du khách nào khi trở về cũng đều muốn thưởng thức. Vào mỗi đêm, ánh đèn của tiểu thương hoà lẫn vào ánh đèn đô thị khiến khu chợ mực nháy sáng bừng, tiếng nói cười râm ran cả một vùng...

Xuân Hoàng

Du lịch Tân Kỳ cần cú hích từ giao thông

(Baonghean.vn) - Huyện Tân Kỳ có tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng và sinh thái, danh lam thắng cảnh. Tuy nhiên, hiện nay một số tuyến đường giao thông chính trên địa bàn xuống cấp, hoặc có điểm du lịch như cây sanh nghìn tuổi ở xã Giai Xuân chưa được đầu tư làm đường nên dần bị lãng quên.