Nông dân khóc ròng khi cưa cao su bán củi sau bão số 2

(Baonghean.vn) - Một tuần đã trôi qua, những giọt 'nước mắt trắng' vẫn lăn dài trên những thân cây cao su bị gió bão bẻ đổ gãy. Người trồng cao su đang gắng sức vớt vát những gì sau bão.

Nước mắt trắng lăn dài trên những thân cây cao su hàng chục năm tuổi trên địa bàn huyện Tân Kỳ bị cơn bão số 2 vừa qua bẻ gãy. Ảnh: Xuân Hoàng
Hơn 1 tuần sau bão số 2, những cây cao su hàng chục năm tuổi ở Tân Kỳ vẫn ứa mủ. Ảnh: Xuân Hoàng
Người trồng cao su ví những giọt mủ là
Người trồng cao su ví những giọt mủ là "nước mắt trắng", bởi sau nhiều năm chăm sóc, chỉ sau một đêm cả vườn cao su gục ngã, khiến người dân trắng tay, giờ chỉ biết thuê thợ cưa về chặt bán củi, gỗ. Ảnh: Xuân Hoàng
Cán bộ Công ty TNHH MTV Nông nghiệp Sông Con và người dân xót xa trước những vườn cao su bị bão bẻ gãy hơn 1 tuần nay nhưng chưa có cách xử lý. Theo số liệu thống kê của  công ty, cơn bão số 2 khiến gần 58 nghìn cây cao su đổ gãy, 35 ha phải thanh lý.  Ảnh: Quang An
Cán bộ Công ty TNHH MTV Nông nghiệp Sông Con và người dân xót xa trước những vườn cao su bị bão bẻ gãy hơn 1 tuần nay nhưng chưa có cách xử lý. Theo số liệu thống kê của  công ty, cơn bão số 2 khiến gần 58 nghìn cây cao su đổ gãy, hơn 20 nghìn cây phải thanh lý.  Ảnh: Quang An
Cây cao su có thời gian chăm sóc 6 năm mới đưa vào khai thác mủ, vậy mà... Ảnh: Quang An
Cây cao su có thời gian chăm sóc 6 năm mới đưa vào khai thác mủ, tuy nhiên chỉ sau 1 trận bão, mọi thứ đều tan hoang. Ảnh: Quang An
Một người phụ nữ đứng thất thần trước vườn cao su bị đổ gãy, bởi gia đình mất đi khoản thu nhập đều hàng ngày từ vườn cây cao su mà gia đình mất công chăm sóc nhiều năm qua. Ảnh: Xuân Hoàng
Người dân đứng thất thần trước vườn cao su bị đổ gãy, bởi mất đi khoản thu nhập hàng ngày từ vườn cây cao su mà gia đình mất công chăm sóc nhiều năm qua. Ảnh: Xuân Hoàng
Những cây cao su bị nghiêng, có thể khôi phục được, bà con chặt bớt cành, ngọn, dùng cây que chống lên, tiếp tục chăm sóc để năm sau khai thác mủ. Trong ảnh, gia đình ông Lê Văn Tuấn, xóm Tân Xuân, xã Tân Phú (Tân Kỳ) có 1,1 ha cao su, bão số 2 làm 200 cây nghiêng, 25 cây đổ gãy. Mới rồi, gia đình thuê máy múc về kéo những cây bị nghiêm lên để chống, tiền thuê máy và nhân công khôi phục 200 cây bị nghiêng gần 20 triệu đồng. Ảnh: Xuân Hoàng
Những cây cao su bị nghiêng, có thể khôi phục được bà con chặt bớt cành, ngọn, dùng cây que chống lên, tiếp tục chăm sóc để năm sau khai thác mủ. Trong ảnh, gia đình ông Lê Văn Tuấn ở xóm Tân Xuân, xã Tân Phú (Tân Kỳ) có 1,1 ha cao su, bão số 2 làm 200 cây nghiêng, 25 cây đổ gãy. Gia đình ông đã thuê máy múc về kéo những cây bị nghiêng lên để chống; riêng tiền thuê máy và nhân công khôi phục cây bị nghiêng đã tốn gần 20 triệu đồng. Ảnh: Xuân Hoàng
Những ngày này, thợ máy cưa xăng trên địa bàn Tân Kỳ luôn bận rộn với công việc thu dọn vườn cao su đổ gãy, có những thợ cưa được chủ vườn cao su thuê từ Thanh Hóa. Trong ảnh, ông Võ Văn Thanh, ở huyện Như Thanh, tỉnh Thanh Hóa đang cắt cây cao su tại vườn cao su ở xóm Thái Yên, xã Tân Phú. Ông Thanh cho biết, ông và 6 thợ máy cưa nữa đến nhận cắt cây cao su đổ gãy ở đây 1 tần nay vẫn vẫn chưa hết, hiện vẫn còn nhiều gia đình gọi, nhưng làm không kịp. Ảnh: Quang An
Những ngày này, thợ máy cưa xăng trên địa bàn Tân Kỳ luôn bận rộn với công việc thu dọn vườn cao su đổ gãy sau bão; có những thợ cưa được chủ vườn cao su thuê từ Thanh Hóa vào. Trong ảnh, ông Võ Văn Thanh ở huyện Như Thanh, tỉnh Thanh Hóa đang cắt cây cao su tại vườn cao su ở xóm Thái Yên, xã Tân Phú. Ông Thanh cho biết, ông và 6 thợ máy cưa đến nhận cắt cây cao su đổ gãy ở đây  đã 1 tuần nay vẫn vẫn chưa hết việc, hiện vẫn còn nhiều gia đình thuê nhưng làm không kịp. Ảnh: Quang An.
Cây cao su sau khi cắt gọn, vận chuyển ra đường, bán cho thương lái. Ông Phan Văn Hùng - Giám đốc Công ty

Bão số 2 đã gây thiệt hại nặng nề đối với cây cao su trên địa bàn huyện Tân Kỳ, thị xã Thái Hòa, huyện Nghĩa Đàn, với trên 1.000 ha bị ảnh hưởng, hàng trăm nghìn cây bị đổ gãy phải chặt. Hiện nay, người trồng cao su đang tập trung khắc phục hậu quả, thu dọn vườn. Ông Phan Thanh Hùng - Giám đốc Công ty TNHH MTV Nông nghiệp Sông Con cho biết: Hiện nay, thương lái thu mua cây cao su cho bà con theo 3 dạng là gỗ, củi và cây. Hiện giá bán 850.000 đồng/tấn gỗ, 250.000 đồng/m3 củi và 250.000 đồng/cây trồng từ 20 năm trở lên. Ảnh: Quang An

X.Hoàng - Quang An

tin mới

Nghệ An trồng thử nghiệm giống sắn mới kháng bệnh khảm lá

Nghệ An trồng thử nghiệm giống sắn mới kháng bệnh khảm lá

(Baonghean.vn) - Trong những năm gần đây, bệnh khảm lá sắn bùng phát và lan ra diện rộng khiến năng suất, chất lượng sắn giảm sút, người dân thất thu và nhà máy thì “đói nguyên liệu”. Hiện giải pháp tìm giống sắn mới kháng bệnh thay thế đang được triển khai ở các địa phương trong tỉnh.

Khoai mài, chuối sáp miền Nam 'bén duyên' trên đất Anh Sơn

Khoai mài, chuối sáp miền Nam 'bén duyên' trên đất Anh Sơn

(Baonghean.vn) - Từ sự năng động của lãnh đạo UBND, Hội Phụ nữ xã Thành Sơn (Anh Sơn) xây dựng mô hình chuyển đổi cây trồng, đưa giống cây củ mài và chuối sáp từ miền Nam về trồng tại xã Thành Sơn. Qua 1 năm thử nghiệm, mô hình mang lại thu nhập cao, người dân phấn khởi tiếp tục sản xuất.

Các mẫu xe đời mới hầu hết sử dụng nhiên liệu diesel đạt tiêu chuẩn Euro 5. Ảnh: Văn Trường

Người dùng ô tô ở Nghệ An vất vả tìm dầu diesel đạt chuẩn khí thải Euro 5

(Baonghean.vn) -Theo quy định của Chính phủ, từ ngày 1/1/2022, các mẫu xe ô tô mới bán ra tại thị trường Việt Nam đều phải đạt chuẩn khí thải Euro 5. Tuy nhiên tại địa bàn Nghệ An, số lượng cửa hàng bán xăng, dầu đạt chuẩn Euro 5 hiện vẫn còn rất hạn chế, khiến người tiêu dùng gặp nhiều khó khăn.

Nghệ An sẽ có khoảng 4.200 ha lúa thiếu nước trong sản xuất vụ hè thu - mùa

Nghệ An sẽ có khoảng 4.200 ha lúa thiếu nước trong sản xuất vụ hè thu - mùa

(Baonghean.vn) - Theo tính toán dựa trên dự báo thời tiết và nguồn nước hiện tại, vụ hè thu - mùa 2024, Nghệ An có trên 4.200 ha lúa có nguy cơ hạn hán, thiếu nước tưới. Chủ động giải pháp chống hạn là nội dung ngành Nông nghiệp và các địa phương cần tập trung thực hiện ngay từ đầu vụ sản xuất.

Đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển hạ tầng thuỷ lợi

Đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển hạ tầng thuỷ lợi

(Baonghean.vn) - Ngành Nông nghiệp và PTNT đã nỗ lực thu hút các nguồn vốn đầu tư vào hệ thống thuỷ lợi, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, đáp ứng yêu cầu phát triển nông nghiệp hiện đại, thích ứng biến đổi khí hậu, chủ động phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai.