Nghệ An: Các địa phương đề nghị hỗ trợ gần 13 tỷ đồng do thiệt hại sau bão

(Baonghean.vn) -  Các địa phương của Nghệ An đề nghị tổng mức kinh phí hỗ trợ thiệt hại về người và tài sản trong cơn bão số 10 là 12,64 tỷ đồng.

Toàn cảnh buổi làm việc. Ảnh: Phú Hương
Toàn cảnh buổi làm việc. Ảnh: Phú Hương

Chiều 18/9, dưới sự chủ trì của đồng chí Phó chủ tịch UBND tỉnh Đinh Viết Hồng, UBND tỉnh tổ chức họp bàn một số nhiệm vụ trọng tâm phục vụ công tác khắc phục bão số 10.

Bão số 10 quét qua Nghệ An đã làm chết 1 người, bị thương 1 người, 92 nhà bị sập và sạt lở, 725 nhà, ốt quán bị tốc mái, gãy đổ 874 cột điện, hơn 2.500 trạm biến áp, 45 phòng học bị tốc mái bị ảnh hưởng, trên 4.450 m đê biển, đê sông bị sạt lở. Ngoài ra hàng nghìn mét kè, kênh mương, đường giao thông bị sạt lở. Gần 500 ha lúa mùa bị gãy đổ, trên 2.700 ha ngô, rau màu bị hư hỏng, gần 470 ha nuôi trồng thuỷ sản bị mất trắng; Tổng thiệt hại về kinh tế gần 700 tỷ đồng. Sau bão, có thêm một số người bị chết, bị thương vì các lí do khác nhau.

Đại diện Văn phòng thường trực PCLB tỉnh báo cáo về tình hình khắc phục bước đầu ở các địa phương. Ảnh; Phú Hương
Đại diện Văn phòng thường trực PCLB tỉnh báo cáo về tình hình khắc phục bước đầu ở các địa phương. Ảnh: Phú Hương

Đến nay, các địa phương bị thiệt hại nặng như TX. Cửa Lò, Nghi Lộc, Diễn Châu, TX. Hoàng Mai, Quỳnh Lưu, TP. Vinh đã triển khai tích cực công tác khắc phục; các tuyến đường giao thông cơ bản đã đảm bảo giao thông bước một; Công ty Điện lực Nghệ An đã đóng điện 100% đơn vị. 

Tại buổi làm việc, các đại biểu đã tập trung bàn về thực hiện phương án hỗ trợ theo các quyết định của Trung ương và tỉnh, với các mức hỗ trợ cụ thể đối với thiệt hại về người, tài sản. Theo đó, tổng kinh phí hỗ trợ cho gia đình có người chết, bị thương, nhà cửa sập đổ và hư hỏng là 1,348 tỷ đồng; về hỗ trợ sản xuất nông nghiệp, kinh phí hỗ trợ theo chế độ là 11,29 tỷ đồng.

Nhiều diện tích sản xuất nông nghiệp bị thiệt hại. Ảnh: Phú Hương
Nhiều diện tích sản xuất nông nghiệp bị thiệt hại. Ảnh: Phú Hương

Kết luận buổi làm việc, đồng chí Đinh Viết Hồng giao MTTQ tỉnh làm đầu mối khắc phục hậu quả cơn bão số 10. Đề nghị lãnh đạo các huyện, thành, thị tổ chức thăm hỏi động viên các gia đình có người chết, bị thương và thiệt hại nặng. Chỉ đạo khôi phục tu sửa nhà cửa bị đổ sập, tốc mái, trong đó ưu tiên nhà dân, trường học, công sở bị hư hỏng nặng để đảm bảo đời sống nhân dân và hoạt động học tập, công sở. 

Đặc biệt, đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Sở Y tế triển khai ngay công tác phòng chống ô nhiễm, dịch bệnh, nguồn nước; các Sở Tài nguyên Môi trường và NN&PTNT chỉ đạo UBND các huyện dọn dẹp, xử lý rác thải, nguồn nước thải, phòng trừ dịch bệnh cho gia súc, gia cầm, tiêu úng nội vùng.

Các ngành như Điện lực, Sở Thông tin Truyền thông, Giao thông tiếp tục tu sửa, hoàn thiện các hư hỏng, khắc phục sự cố, đảm bảo cấp điện, thông tin liên lạc và giao thông đi lại. Các địa phương, đơn vị và ngành liên quan chủ động phối hợp khắc phục các hư hỏng nhỏ về đê điều, thủy lợi để phục vụ sản xuất và PCLB sắp tới.

Dọn bỏ cành cây đổ gãy, thông đường giao thông sau bão ở Hưng Nguyên. Ảnh: Phú Hương
Dọn cành cây đổ gãy, thông đường giao thông sau bão ở huyện Hưng Nguyên. Ảnh: Phú Hương

Về nguồn tài chính, trước mắt các huyện trích ngân sách dự phòng hỗ trợ các gia đình bị thiệt hại về người và sản xuất nông nghiệp. Sở NN&PTNT yêu cầu các địa phương thống kê và báo cáo rõ nguyên nhân, số lượng người chết, bị thương. Giao Văn phòng thường trực  PCLB tỉnh tham mưu thành lập Ban chỉ đạo khắc phục hậu quả cơn bão. Xây dựng quy chế phối hợp trong phòng chống thiên tai, trách nhiệm tực hiện thông tin, báo cáo cập nhật tình hình trước, trong và sau bão./.

Phú Hương

tin mới

Khoai mài, chuối sáp miền Nam 'bén duyên' trên đất Anh Sơn

Khoai mài, chuối sáp miền Nam 'bén duyên' trên đất Anh Sơn

(Baonghean.vn) - Từ sự năng động của lãnh đạo UBND, Hội Phụ nữ xã Thành Sơn (Anh Sơn) xây dựng mô hình chuyển đổi cây trồng, đưa giống cây củ mài và chuối sáp từ miền Nam về trồng tại xã Thành Sơn. Qua 1 năm thử nghiệm, mô hình mang lại thu nhập cao, người dân phấn khởi tiếp tục sản xuất.

Các mẫu xe đời mới hầu hết sử dụng nhiên liệu diesel đạt tiêu chuẩn Euro 5. Ảnh: Văn Trường

Người dùng ô tô ở Nghệ An vất vả tìm dầu diesel đạt chuẩn khí thải Euro 5

(Baonghean.vn) -Theo quy định của Chính phủ, từ ngày 1/1/2022, các mẫu xe ô tô mới bán ra tại thị trường Việt Nam đều phải đạt chuẩn khí thải Euro 5. Tuy nhiên tại địa bàn Nghệ An, số lượng cửa hàng bán xăng, dầu đạt chuẩn Euro 5 hiện vẫn còn rất hạn chế, khiến người tiêu dùng gặp nhiều khó khăn.

Nghệ An sẽ có khoảng 4.200 ha lúa thiếu nước trong sản xuất vụ hè thu - mùa

Nghệ An sẽ có khoảng 4.200 ha lúa thiếu nước trong sản xuất vụ hè thu - mùa

(Baonghean.vn) - Theo tính toán dựa trên dự báo thời tiết và nguồn nước hiện tại, vụ hè thu - mùa 2024, Nghệ An có trên 4.200 ha lúa có nguy cơ hạn hán, thiếu nước tưới. Chủ động giải pháp chống hạn là nội dung ngành Nông nghiệp và các địa phương cần tập trung thực hiện ngay từ đầu vụ sản xuất.

Đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển hạ tầng thuỷ lợi

Đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển hạ tầng thuỷ lợi

(Baonghean.vn) - Ngành Nông nghiệp và PTNT đã nỗ lực thu hút các nguồn vốn đầu tư vào hệ thống thuỷ lợi, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, đáp ứng yêu cầu phát triển nông nghiệp hiện đại, thích ứng biến đổi khí hậu, chủ động phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai.

Mực nháy

Du khách chen chân mua đặc sản mực nháy tại phố biển Cửa Lò

(Baonghean.vn) - Mực nháy là đặc sản nức tiếng tại phố biển Cửa Lò mà bất cứ du khách nào khi trở về cũng đều muốn thưởng thức. Vào mỗi đêm, ánh đèn của tiểu thương hoà lẫn vào ánh đèn đô thị khiến khu chợ mực nháy sáng bừng, tiếng nói cười râm ran cả một vùng...

Xuân Hoàng

Du lịch Tân Kỳ cần cú hích từ giao thông

(Baonghean.vn) - Huyện Tân Kỳ có tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng và sinh thái, danh lam thắng cảnh. Tuy nhiên, hiện nay một số tuyến đường giao thông chính trên địa bàn xuống cấp, hoặc có điểm du lịch như cây sanh nghìn tuổi ở xã Giai Xuân chưa được đầu tư làm đường nên dần bị lãng quên.