Cách phân biệt lụa Việt với lụa Tàu

Trên thị trường hiện bày bán tràn ngập lụa khiến người tiêu dùng như lạc vào ma trận không biết đâu là lụa tơ tằm, đâu là vải lụa. Đặc biệt, nhiều người còn không phân biệt được lụa Trung Quốc với lụa Việt Nam.

Gọi là lụa nhưng chưa chắc đã phải lụa

Nói về cách nhận biết lụa Việt Nam với lụa Trung Quốc, anh Hiếu - con trai của Nghệ nhân Phạm Khắc Hà ở làng lụa Vạn Phúc (Hà Đông, Hà Nội) cho biết, nhà anh có nghề dệt lụa tơ tằm và bán lụa tơ tằm hàng chục năm nay nên với dân trong nghề như anh, để phân biệt giữa hai loại lụa này không khó.

Theo anh Hiếu, lụa là một sản phẩm nổi tiếng của Việt Nam, nghề lụa là nghề truyền thống tồn tại hàng 1.000 năm nay ở Vạn Phúc. Trên thị trường hiện nay, các sản phẩm lụa từ quần, áo, khăn, váy hay như vải lụa được bày bán tràn ngập với giá chỉ từ vài chục ngàn cho tới hàng triệu đồng/sản phẩm. Song, theo anh, nhiều sản phẩm cứ gọi là lụa nhưng chưa chắc đã phải lụa.

Nhiều khách hàng đi mua không thể phân biệt được lụa tơ tằm Việt Nam với lụa Trung Quốc.
Nhiều khách hàng đi mua không thể phân biệt được lụa tơ tằm Việt Nam với lụa Trung Quốc.

Anh Hiếu giải thích, vải lụa chuẩn là lụa được dệt 100% từ tơ tằm, loại này sờ chất rất mềm, mát và giá thành cũng rất cao, thường là vài trăm ngàn một mét vải. Còn một loại nữa được gọi là lụa nhưng không phải lụa vì loại này sờ và nhìn vào giống lụa, tuy nhiên chúng được dệt bằng loại sợi tổng hợp (tức không phải sợi tơ tằm). Song, do khách hàng không biết nên người bán thường đánh đồng chúng là lụa.

Loại này được dân buôn nhập khá nhiều từ Trung Quốc về vì giá thành rất rẻ, hàng nhập về dễ bán, đặc biệt mẫu mã lại đa dạng.

Khi dùng khách có thể phân biệt được giữa lụa và lụa tơ tằm được. Bởi, lụa tơ tằm mà đem may váy áo mặc cả ngày, người có đổ mồ hôi thì gửi áo váy cũng không thấy mùi vì tính chất của sợi tơ tằm khử mùi rất tốt. Trong khi, lụa kia mặc lên người mà bị mồ hôi thì sẽ rất mùi.

Lụa tơ tằm Việt thường có những họa tiết rất truyền thống và đơn giản, được dệt chứ không phải họa tiết in.
Lụa tơ tằm Việt thường có những họa tiết rất truyền thống và đơn giản, được dệt chứ không phải họa tiết in.

Ngoài ra, là lụa tơ tằm chuẩn xịn khi rút một sợi ở vải lụa ra đốt sẽ thấy có mùi rất khét, sợi tơ bị đốt sẽ vón cục và khi lấy tay tán ra ngay lập tức phần tro tan ra nhỏ biến. Ngược lại, nếu là lụa dệt từ sợi tổng hợp, khi đốt xong cũng vón cục, nhưng lấy tay tán ra thì không tan mà cảm giác cứng chắc.

Thế nhưng, theo anh Hiếu, đó chỉ là cách phân biệt giữa lụa và lụa tơ tằm thôi. Còn ở Trung Quốc, nếu là lụa tơ tằm xịn thì chất lượng lụa và giá thành cũng chẳng kém gì lụa Việt Nam. Như lụa Hàng Châu (Trung Quốc) vốn nổi tiếng thế giới, là cái nôi của nghề lụa, ở đó giá thành toàn trên dưới 1 triệu đồng/mét lụa tơ tằm.

Phân biệt dựa trên họa tiết hoa văn

“Nhiều khách hàng đi mua lụa tơ tằm, đặc biệt là thích mua lụa tơ tằm của Việt Nam nhưng lại không biết cách phân biệt nên hay chọn nhầm lụa Trung Quốc”. Anh Hiếu cho biết, nhìn vào sản phẩm bày bán của cửa hàng chỉ cân tinh ý là có thể phân biệt dễ dàng vì lụa của hai nước có hai đặc biệt khá khác nhau.

Đơn cử, lụa Việt Nam tuy chất lượng tốt, sờ vào mềm, mịn, cảm giác mát mẻ nhưng nhược điểm là hoa văn in trên vải là hoa văn truyền thống, đơn giản và thường hoa văn trên vải là do dệt nên chứ không phải do nhuộn. Đây là đặc điểm để khách có thể chọn đúng lụa tơ tằm Việt Nam khi mua các sản phẩm thời trang như: váy, áo, khăn, quần.

Các sản phẩm khăn lụa Trung Quốc có hoa văn in công nghiệp khá đa dạng.
Các sản phẩm khăn lụa Trung Quốc có hoa văn in công nghiệp khá đa dạng.

Còn nếu khách muốn mua vải lụa tơ tằm ở làng Vạn Phúc thì ngoài họa tiết là hoa văn truyền thống và các loại hoa văn đơn giản, khi đi mua có thể để ý thêm khổ vải. Cụ thể, khổ vải của lụa Vạn Phúc thường là 90cm, một số ít khổ có chiều rộng hơn 1m. Ngoài ra, để ý suốt dọc hai bên mép vải còn được dệt thêm chữ Hà Đông. Chỉ cần thấy những đặc điểm này thì sẽ chọn chính xác được lụa tơ tằm của Vạn Phúc sản xuất.

“Nhiều khách hàng còn hỏi lụa Việt Nam dày hay mỏng, liệu độ dày mỏng có khác lụa Trung Quốc không?. Cái này thì không thể lấy làm căn cứ để phân biệt lụa Việt và lụa Tàu được vì độ dày mỏng là do lúc dệt, nếu muốn mỏng thì dệt 1 sợi, còn muốn dày thì chập đôi, chập 3 hoặc nhiều hơn…”, anh nói.

Lụa Việt thường có khổ vải rộng 90cm đến trên 1m.
Lụa Việt thường có khổ vải rộng 90cm đến trên 1m.

Trong khi đó, lụa Trung Quốc nhập về Việt Nam sản phẩm, hoa văn rất đa dạng và hiện đại, đủ các màu sắc khác nhau. Bởi, hoa văn trên lụa Trung Quốc được in phun theo phương pháp công nghiệp nên rất dễ làm, theo đó loại họa tiết hoa văn nào cũng có thể in được.

“Chỉ cần để ý mấy đặc điểm trên là có thể phân biệt được đâu là lụa, đâu là lụa tơ tằm, đặc biệt có thể phân biệt được đâu là lụa Trung Quốc, đâu là lụa Việt Nam”, anh Hiếu chia sẻ.

Mẹo phân biệt lụa Tàu - lụa Việt

Sờ trực tiếp: Lụa tơ tằm dệt thủ công Việt Nam thường mềm mượt, khi chạm vào có cảm giác mát. Còn lụa Trung Quốc rất dễ nhăn và nhàu. Do đó, khi mua, bạn hãy thử vò nát lụa rồi thả tay ra, nếu như lụa về nguyên hình dáng ban đầu thì đúng là lụa tơ tằm thủ công Việt Nam.

Hoa văn: Lụa Việt Nam hoa văn theo kiểu truyền thống khá đơn giản và các hoa văn của vải lụa được tạo nên ngay từ khi dệt. Trong khi lụa Trung Quốc hoa căn thường sặc sỡ, hiện đại vì được in phun.

Khổ vải: Hầu hết các làng nghề dệt ở Việt Nam thường có 2 loại khung với 2 kích cỡ là 0,9m và 1,15m. Vì thế, khổ vải lụa truyền thống sẽ không được lớn. Còn lụa Trung Quốc có thể có nhiều khổ vải khác nhau.

Thử bằng lửa: Rút 1 vài sợi lụa tơ tằm thật sẽ có mùi hơi khét, sợi tơ cháy hoàn toàn thành muội than, khi dùng tay xoa thì tan ra không vón cục. Còn nếu sợi vải cháy đen mà vón cục, không tạo muội than thì chắc chắn đó là hàng Trung Quốc hoặc hàng pha sợi cotton, nilon với tỷ lệ lớn.

Theo VNN

tin mới

Nghệ An trồng thử nghiệm giống sắn mới kháng bệnh khảm lá

Nghệ An trồng thử nghiệm giống sắn mới kháng bệnh khảm lá

(Baonghean.vn) - Trong những năm gần đây, bệnh khảm lá sắn bùng phát và lan ra diện rộng khiến năng suất, chất lượng sắn giảm sút, người dân thất thu và nhà máy thì “đói nguyên liệu”. Hiện giải pháp tìm giống sắn mới kháng bệnh thay thế đang được triển khai ở các địa phương trong tỉnh.

Khoai mài, chuối sáp miền Nam 'bén duyên' trên đất Anh Sơn

Khoai mài, chuối sáp miền Nam 'bén duyên' trên đất Anh Sơn

(Baonghean.vn) - Từ sự năng động của lãnh đạo UBND, Hội Phụ nữ xã Thành Sơn (Anh Sơn) xây dựng mô hình chuyển đổi cây trồng, đưa giống cây củ mài và chuối sáp từ miền Nam về trồng tại xã Thành Sơn. Qua 1 năm thử nghiệm, mô hình mang lại thu nhập cao, người dân phấn khởi tiếp tục sản xuất.

Các mẫu xe đời mới hầu hết sử dụng nhiên liệu diesel đạt tiêu chuẩn Euro 5. Ảnh: Văn Trường

Người dùng ô tô ở Nghệ An vất vả tìm dầu diesel đạt chuẩn khí thải Euro 5

(Baonghean.vn) -Theo quy định của Chính phủ, từ ngày 1/1/2022, các mẫu xe ô tô mới bán ra tại thị trường Việt Nam đều phải đạt chuẩn khí thải Euro 5. Tuy nhiên tại địa bàn Nghệ An, số lượng cửa hàng bán xăng, dầu đạt chuẩn Euro 5 hiện vẫn còn rất hạn chế, khiến người tiêu dùng gặp nhiều khó khăn.

Nghệ An sẽ có khoảng 4.200 ha lúa thiếu nước trong sản xuất vụ hè thu - mùa

Nghệ An sẽ có khoảng 4.200 ha lúa thiếu nước trong sản xuất vụ hè thu - mùa

(Baonghean.vn) - Theo tính toán dựa trên dự báo thời tiết và nguồn nước hiện tại, vụ hè thu - mùa 2024, Nghệ An có trên 4.200 ha lúa có nguy cơ hạn hán, thiếu nước tưới. Chủ động giải pháp chống hạn là nội dung ngành Nông nghiệp và các địa phương cần tập trung thực hiện ngay từ đầu vụ sản xuất.

Đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển hạ tầng thuỷ lợi

Đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển hạ tầng thuỷ lợi

(Baonghean.vn) - Ngành Nông nghiệp và PTNT đã nỗ lực thu hút các nguồn vốn đầu tư vào hệ thống thuỷ lợi, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, đáp ứng yêu cầu phát triển nông nghiệp hiện đại, thích ứng biến đổi khí hậu, chủ động phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai.