Rà soát toàn bộ các trạm BOT giao thông đường bộ

Quốc hội vừa yêu cầu rà soát toàn bộ các trạm BOT giao thông nhằm bảo đảm công khai, minh bạch và quyền lợi chính đáng của doanh nghiệp, người dân.

Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2018 vừa được Quốc hội thông qua sáng 10/11 nhấn mạnh tới yêu cầu thực hiện rà soát toàn bộ các trạm BOT giao thông đường bộ nhằm bảo đảm tính công khai, minh bạch và quyền lợi chính đáng của doanh nghiệp, người dân.

Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm quy định pháp luật gây mất trật tự an toàn xã hội, quản lý chặt chẽ, phát huy hiệu quả hình thức đầu tư theo mô hình hợp tác công tư nói chung và hình thức BOT, hình thức hợp đồng xây dựng - chuyển giao (BT) nói riêng. Nghiên cứu hoàn thiện khung pháp lý về đầu tư theo hình thức đối tác công tư, báo cáo Quốc hội, Nghị quyết nêu rõ.

Theo Nghị quyết, các chỉ tiêu chủ yếu được chốt như: Tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng 6,5% - 6,7%; Tổng kim ngạch xuất khẩu tăng 7% - 8%; Tỷ lệ nhập siêu so với tổng kim ngạch xuất khẩu dưới 3%...

Trạm thu giá dịch vụ sử dụng đường bộ Km42+730 QL6 đoạn Xuân Mai – Hòa Bình là 1 trong những trạm thu giá bị giám sát chặt về doanh thu.
Trạm thu giá dịch vụ sử dụng đường bộ Km42+730 QL6 đoạn Xuân Mai - Hòa Bình là 1 trong những trạm thu giá bị giám sát chặt về doanh thu.

Để đạt được các chỉ tiêu này, Quốc hội yêu cầu thực hiện hiệu quả cơ cấu lại các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu, tập trung xử lý các tổ chức tín dụng yếu kém theo nguyên tắc thị trường, không hỗ trợ trực tiếp từ ngân sách nhà nước. 

Tăng cường kỷ luật tài chính - ngân sách, tạo chuyển biến rõ nét trong xử lý nợ đọng tiền sử dụng đất, chống thất thu, trốn thuế, nợ đọng thuế, gian lận chuyển giá, vi phạm pháp luật thuế, phí, lệ phí, thực hiện hóa đơn điện tử; triệt để tiết kiệm chi ngân sách nhà nước và sử dụng tài sản công, xe công.

Quốc hội cũng yêu cầu cơ cấu lại ngân sách nhà nước theo hướng tăng dần tỷ trọng thu nội địa, tỷ trọng chi đầu tư phát triển, giảm tỷ trọng chi thường xuyên, bảo đảm chi an sinh xã hội, phúc lợi xã hội và quốc phòng - an ninh.

Tăng cường quản lý các quỹ ngoài ngân sách, quản lý nợ công theo mục tiêu Quốc hội đề ra, hạn chế tối đa cấp bảo lãnh Chính phủ cho các khoản vay mới, kiểm soát chặt chẽ bội chi và nợ của Trung ương và chính quyền địa phương, không chuyển vốn vay về cho vay lại và bảo lãnh Chính phủ thành vốn cấp phát ngân sách nhà nước.

Các đại biểu Quốc hội quan ngại tình trạng nợ công vẫn có xu hướng tăng nhanh, năng suất lao động chưa được cải thiện rõ nét. Cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước thực hiện còn chậm, cổ phần hóa, thoái vốn khó đạt kế hoạch đề ra, còn có tồn tại, hạn chế; việc xử lý, khắc phục 12 dự án thua lỗ còn khó khăn; có thể phát sinh thêm các dự án thua lỗ mới.

Nghị quyết đưa ra một số vấn đề cần giải quyết trong năm 2018 như tình trạng kê giá, chuyển giá, lỗ giả xảy ra ở một số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nhưng chưa được xử lý nghiêm; việc tạo động lực phát triển cho doanh nghiệp trong nước để đủ sức cạnh tranh còn hạn chế, chính sách thu hút đầu tư nước ngoài tạo ra nhiều ưu đãi hơn cho doanh nghiệp nước ngoài, chưa công bằng với doanh nghiệp trong nước…

Trong Báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh cho biết, trước những vấn đề khó khăn, thách thức của năm 2017 đã được phân tích, làm rõ, các đại biểu Quốc hội đề nghị cần tiếp tục giữ ổn định kinh tế vĩ mô, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, tập trung xử lý nợ xấu, quyết liệt hơn trong cổ phần hóa, thoái vốn của nhà nước tại doanh nghiệp, sử dụng hiệu quả các nguồn lực, thúc đẩy giải ngân vốn gắn với nâng cao chất lượng đầu tư công.

Ông Thanh cho rằng, cần quan tâm hơn đến khâu phân phối, lưu thông, phát triển thị trường bán lẻ trong nước, khuyến khích chuyển đổi cơ cấu trong nông nghiệp./.

Theo VOV

tin mới

Tỷ lệ che phủ rừng Nghệ An đạt 58,33%. Ảnh: tư liệu

Tỷ lệ che phủ rừng của Nghệ An đạt gần 60%

(Baonghean.vn) -Năm 2023, ngành lâm nghiệp Nghệ An gặp không ít khó khăn. Tuy nhiên, nhờ triển khai đồng bộ các giải pháp chỉ đạo, bám sát chỉ tiêu nhiệm vụ được giao, ngành lâm nghiệp đã đạt được nhiều kết quả khả quan, góp phần vào tăng trưởng chung của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn.

Nghệ An: Kết quả giải ngân đầu tư công quý I/2024 cao hơn cùng kỳ

Nghệ An: Kết quả giải ngân đầu tư công quý I/2024 cao hơn cùng kỳ

(Baonghean.vn) - Tỷ lệ giải ngân đầu tư công quý I/2024 của Nghệ An cao hơn so với cùng kỳ, đạt trên 12%. Để đẩy nhanh tiến độ giải ngân, Tổ công tác của UBND tỉnh sẽ tiếp tục làm việc trực tiếp với chủ đầu tư các dự án có tỷ lệ giải ngân thấp để đôn đốc, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc.

Kho Bạc Nhà nước Nghệ An tập trung giải ngân vốn đầu tư công

Kho Bạc Nhà nước Nghệ An tập trung giải ngân vốn đầu tư công

(Baonghean.vn) - Năm 2024 là năm bản lề, có ý nghĩa quan trọng để hoàn thành các mục tiêu của năm 2025 và các kế hoạch trung hạn đã được đề ra, nên ngay từ đầu năm 2024, Lãnh đạo Kho bạc Nhà nước Nghệ An đã tích cực triển khai các phương án nhằm nâng cao tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư.

Nhà sáng lập Ecopark chính thức ra mắt trung tâm giáo dục, giải trí, sáng tạo lớn nhất Nghệ An

Nhà sáng lập Ecopark chính thức ra mắt trung tâm giáo dục, giải trí, sáng tạo lớn nhất Nghệ An

(Baonghean.vn) - Với những con phố có các thương hiệu giáo dục trong nước, quốc tế, hệ thống trường học, thư viện,… cùng công viên chủ đề lần đầu tiên tại Nghệ An rộng 15.000m2, The Campus được nhà sáng lập Ecopark phát triển để trở thành trung tâm giáo dục, giải trí, sáng tạo lớn nhất Nghệ An.

Giao dịch vàng ở Nghệ An sôi động trở lại

Giao dịch vàng ở Nghệ An sôi động trở lại

(Baonghean.vn) -Theo thống kê, chỉ trong 1 tuần (18/3-24/3), giá vàng trong nước đã giảm đến trên 1 triệu đồng/lượng. Đóng cửa phiên giao dịch trong tuần, hôm nay (24/3), giá vàng tăng nhẹ, cùng với nhiều yếu tố đã đẩy giao dịch vàng ở Nghệ An sôi động trở lại.