Hiệu quả từ "chương trình trồng rừng 147" ở Con Cuông

(Baonghean) - Nhiều năm liền, Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Con Cuông là điểm sáng về công tác trồng rừng, bảo vệ rừng. Nhờ vậy, độ che phủ rừng đạt 97%, đồng thời góp phần tích cực trong công cuộc xoá đói, giảm nghèo cho người dân bản địa. 
Từ năm 2008, Công ty TNHH-MTV Lâm nghiệp Con Cuông được giao triển khai trồng rừng nguyên liệu trên 8 xã khó khăn của huyện theo Quyết định 147 của Chính phủ “về chính sách phát triển rừng sản xuất, giai đoạn 2007 – 2015”. Địa bàn ở các xã rộng, địa hình tương đối phức tạp, bị chia cắt bởi đồi núi cao và hệ thống sông suối, đường giao thông phục vụ lâm sinh chưa có nên rất khó cho việc trồng rừng. 
Trước thực trạng trên, Công ty TNHH-MTV Lâm nghiệp Con Cuông đã phối hợp với chính quyền các địa phương tổ chức tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, vận động nhân dân tham gia trồng rừng. Cán bộ bám địa bàn hướng dẫn kỹ thuật trồng và chăm sóc cây nguyên liệu cho bà con. Nhờ vậy mà lấy được niềm tin trong nhân dân, từ chỗ chỉ 1 xã trồng rừng thì nay cả 8 xã đều triển khai trồng rừng. Đến thời điểm này, Công ty TNHH-MTV Lâm nghiệp Con Cuông đã trồng được trên 8000 ha rừng (chủ yếu là trồng rừng theo dự án 147), hàng năm trồng được từ 600 - 800 ha rừng. Tính riêng dự án 147 có khoảng trên 1.100 hộ dân tham gia trồng rừng nguyên liệu, đạt thu nhập từ 40 - 50 triệu đồng/ năm/ hộ.  
Trồng rừng vụ thu ở Con Cuông.
Trồng rừng vụ thu ở Con Cuông.
Chúng tôi tìm về xã Môn Sơn, thấy bạt ngàn màu xanh mỡ màng của cây keo lai. Ông Quốc Việt ở bản Cửa Rào đang kiểm tra lứa keo mới trồng cho hay: “Gia đình trồng keo theo chương trình dự án 147 được trên 2 ha từ những năm 2010. Được Công ty Lâm nghiệp Con Cuông cung ứng cây giống, phân bón và hướng dẫn kỹ thuật trồng cây kịp thời nên keo sinh trưởng tốt. Đến thời điểm này chúng tôi đã thu hoạch lứa đầu tiên đạt trên 80 triệu đồng/ 2 ha.  Để tăng thêm thu nhập, keo phát triển được 2 - 3 tuổi chúng tôi khoanh vùng nuôi trên 200 gà thả đồi, nhờ vậy mà hàng tháng đều cải thiện thêm thu nhập. Thấy lợi ích kinh tế từ trồng rừng, nên ngoài trồng rừng theo dự án 147, gia đình tôi còn vay vốn trồng thêm 3 ha rừng keo nữa…”. 
Được biết toàn xã Môn Sơn thời điểm năm 2009 chỉ trồng từ 4 - 5 ha rừng, đến nay xã đã có trên 100 ha rừng trồng của dự án. Từ hiệu quả trồng rừng của dự án 147 mang lại, nhiều hộ dân ở xã đã tự bỏ vốn trồng rừng thêm được 70 ha, đưa tổng diện tích rừng nguyên liệu của xã trên đạt 170 ha.
Tại xã Châu Khê, sát biên giới Việt - Lào, đời sống người dân còn đặc biệt khó khăn, nhưng từ khi thực hiện dự án 147, xã trồng được trên 150 ha rừng nguyên liệu, từng bước giúp nhiều hộ dân vươn lên thoát nghèo. Năm đầu tiên triển khai Quyết định 147 nguồn kinh phí hỗ trợ trồng mỗi ha rừng chỉ có 2 triệu đồng, khu vực biên giới 3 triệu đồng, công ty TNHH-MTV lâm nghiệp kịp thời cung ứng giống, phân bón tương đương với số tiền hỗ trợ. Tuy nhiên, để trồng rừng đạt hiệu quả hơn thì cần phải lồng ghép thêm các nguồn vốn để nâng mức đầu tư trồng rừng cao hơn. Hiện nhà nước hỗ trợ 2 - 3 triệu đồng/ ha trồng rừng là chưa đủ, bà con phải bỏ tiền để đầu tư thêm. 
Ông Nguyễn Đức Sơn - Giám đốc Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Con Cuông cho biết thêm: “Ngoài trồng rừng theo dự án 147, Công ty còn hợp đồng giao khoán với trên 60 hộ dân để trồng trên 40 ha rừng nguyên liệu (hợp đồng giao khoán theo Nghị định 135 của Chính phủ, sau khi khai thác rừng nguyên liệu dân hưởng 80%, công ty hưởng 20%). Đến thời điểm này, cơ bản các hộ nhận khoán đều có thu hoạch từ rừng, hàng năm có thu nhập từ 40 - 60 triệu đồng/hộ/năm”. Những năm qua, công ty còn tiến hành trồng khảo nghiệm được trên 30 ha các giống cây như keo ngoại, sa nhân, ràng ràng, cây vạn trứng … để từ đó tìm ra các giống cây trồng phù hợp với từng vùng đất của địa phương. Cùng đó, tiến hành trồng được nhiều mô hình giống cây bản địa, chuyển hóa rừng trồng gần giống rừng tự nhiên được trên 100 ha với 3 loại cây chính là: ràng ràng, cây sồi phảng và vạn trứng. 
Bên cạnh làm tốt công tác trồng rừng nguyên liệu, Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Con Cuông còn thực hiện tốt công tác bảo vệ rừng. Anh Võ Văn Tam - Trạm trưởng bảo vệ rừng số 2 (xã Yên Khê) cho hay: “Trạm có 4 cán bộ, nhân viên, được giao nhiệm vụ bảo vệ 2.434 ha rừng, vùng giáp ranh với 2 xã Chi Khê và Châu Khê khá phức tạp, một số đối tượng thường lén lút vào để chặt phá lâm sản. Trước thực trạng trên, trạm đã phối hợp với chính quyền các địa phương để tuyên truyền, vận động người dân không xâm hại rừng. Phối hợp với các lực lượng của chính quyền địa phương cùng tuần tra bảo vệ rừng. Năm 2014, Trạm đã phát hiện ngăn chặn được trên 20 trường hợp phá rừng, giao cho các ngành chức năng xử lý 4 vụ…”. 
Để thực hiện tốt công tác bảo vệ rừng, công ty hoàn thành công tác cắm mốc ranh giới giữa khu vực rừng giáp ranh với khu dân cư và Vườn quốc gia Pù Mát, tổ chức các đợt phát quang đường ranh giới. Công ty hiện có 4 trạm quản lý, bảo vệ rừng đặt ở các xã Lục Dạ, Yên Khê, Châu Khê… Tất cả các trạm thường xuyên phối hợp với các lực lượng của chính quyền địa phương tuần tra, bảo vệ rừng định kỳ. Công tác bảo vệ rừng được cập nhật báo cáo trong ngày theo “đường dây nóng” trực tiếp cho giám đốc công ty, để đơn vị nắm tình hình và có phương án xử lý kịp thời…
Văn Trường

tin mới

Khoai mài, chuối sáp miền Nam 'bén duyên' trên đất Anh Sơn

Khoai mài, chuối sáp miền Nam 'bén duyên' trên đất Anh Sơn

(Baonghean.vn) - Từ sự năng động của lãnh đạo UBND, Hội Phụ nữ xã Thành Sơn (Anh Sơn) xây dựng mô hình chuyển đổi cây trồng, đưa giống cây củ mài và chuối sáp từ miền Nam về trồng tại xã Thành Sơn. Qua 1 năm thử nghiệm, mô hình mang lại thu nhập cao, người dân phấn khởi tiếp tục sản xuất.

Các mẫu xe đời mới hầu hết sử dụng nhiên liệu diesel đạt tiêu chuẩn Euro 5. Ảnh: Văn Trường

Người dùng ô tô ở Nghệ An vất vả tìm dầu diesel đạt chuẩn khí thải Euro 5

(Baonghean.vn) -Theo quy định của Chính phủ, từ ngày 1/1/2022, các mẫu xe ô tô mới bán ra tại thị trường Việt Nam đều phải đạt chuẩn khí thải Euro 5. Tuy nhiên tại địa bàn Nghệ An, số lượng cửa hàng bán xăng, dầu đạt chuẩn Euro 5 hiện vẫn còn rất hạn chế, khiến người tiêu dùng gặp nhiều khó khăn.

Nghệ An sẽ có khoảng 4.200 ha lúa thiếu nước trong sản xuất vụ hè thu - mùa

Nghệ An sẽ có khoảng 4.200 ha lúa thiếu nước trong sản xuất vụ hè thu - mùa

(Baonghean.vn) - Theo tính toán dựa trên dự báo thời tiết và nguồn nước hiện tại, vụ hè thu - mùa 2024, Nghệ An có trên 4.200 ha lúa có nguy cơ hạn hán, thiếu nước tưới. Chủ động giải pháp chống hạn là nội dung ngành Nông nghiệp và các địa phương cần tập trung thực hiện ngay từ đầu vụ sản xuất.

Đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển hạ tầng thuỷ lợi

Đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển hạ tầng thuỷ lợi

(Baonghean.vn) - Ngành Nông nghiệp và PTNT đã nỗ lực thu hút các nguồn vốn đầu tư vào hệ thống thuỷ lợi, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, đáp ứng yêu cầu phát triển nông nghiệp hiện đại, thích ứng biến đổi khí hậu, chủ động phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai.