"Tham vọng" tạo thói quen dùng rau sạch

(Baonghean) - Trong lần tìm hiểu việc thực hiện đề án rau an toàn trên địa bàn TP. Vinh, chúng tôi được cán bộ UBND thành phố giới thiệu về mô hình sản xuất rau an toàn của nhóm các bạn trẻ Công ty V.Green. Điều mà họ mong muốn là thay đổi thói quen dùng rau của người dân, đảm bảo nguồn sản phẩm rau sạch đa dạng, chất lượng cao...

Cửa hàng kinh doanh các loại rau, củ, quả và các sản phẩm nông nghiệp ở số 146, đường Hồng Bàng (TP. Vinh) có diện tích khá khiêm tốn, xấp xỉ 20m2. Bên ngoài  treo biển kinh doanh các sản phẩm sạch, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, bên trong, các loại rau, củ, quả được bày biện khá bắt mắt nổi bật với dòng chữ lớn: "V.Green cam kết các sản phẩm được sản xuất và phân phối tại cửa hàng đảm bảo 5 không: thuốc bảo vệ thực vật; dư lượng nitrat; dự lương kim loại nặng; sử dụng thuốc diệt cỏ; thuốc kích thích tăng trưởng". 

Rau ở đây có nhiều loại, từ măng tây xanh, các loại cải, ngọn bầu, ngọn su su, rau muống, rau vặt,  bí xanh, bí đỏ Nhật, dưa chuột, cà chua, các loại đậu, khoai lang, khoai sọ... Bên cạnh đó, còn có các nông sản từ vùng cao như miến dong Pu-xai-lai-leng, măng khô, gừng...
Có khá nhiều khách hàng đến, nhưng phần lớn còn khá dè dặt. Một chị nói: "Bữa ăn gia đình bây giờ rau là chủ đạo. Rau ở chợ không thiếu nhưng khó lựa chọn rau sạch. Thấy cửa hàng treo biển bán rau an toàn nên ghé vào... Nhưng làm sao để nhận biết được thế nào là rau quả sạch?". Chúng tôi được cô bán hàng "bật mí", cửa hàng là do Công ty V.Green, đơn vị chuyên kinh doanh rau và thực phẩm an toàn quản lý, điều hành. Hầu hết các loại rau, củ, quả bày bán là của Công ty V.Green tự sản xuất tại những vùng đất của Trạm thực nghiệm Trung tâm ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ (trực thuộc Sở KH&CN); Viện Khoa học nông nghiệp Bắc Trung bộ và thu mua của một số hộ dân ở xã Hưng Đông (TP. Vinh), xã Nghĩa Lâm (Nghĩa Đàn), các đơn vị bộ đội biên phòng ở Kỳ Sơn, là những tập thể cá nhân công ty hợp đồng liên kết, giúp giống và kỹ thuật. Ví như măng tây xanh, ngọn và quả su su... là sản phẩm được trồng trên đất xã Nghĩa Lâm; các loại cải, ngọn bí đỏ trồng tại vườn của các trại thực nghiệm... 
Cửa hàng rau an toàn của V.Green tại số 146, đường Hồng Bàng, TP. Vinh.
Cửa hàng rau an toàn của V.Green tại số 146, đường Hồng Bàng, TP. Vinh.
Để tận mắt chứng kiến việc sản xuất rau an toàn, chúng tôi đã đến vùng ven Thành phố Vinh, nơi các Trạm thực nghiệm của Trung tâm ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ và Viện Khoa học nông nghiệp Bắc Trung bộ đứng chân. Hiện ở đây, các loại rau chủ yếu của V.Green là cải bó xôi, bí đỏ Nhật Bản, đậu ván, xà lách... được trồng trong nhà lưới và ở những khu vườn mở, do cô kỹ sư trẻ sinh năm 1990, tốt nghiệp Khoa Trồng trọt Trường Đại học Nông nghiệp I tên là Nguyễn Thị Thơm cùng 4 "nông dân" nguyên là nhân viên của Viện Khoa học nông nghiệp Bắc Trung bộ trực tiếp sản xuất.
Kỹ sư Nguyễn Thị Thơm cho biết: Để trồng rau an toàn buộc phải tuân thủ các quy trình khá khắt khe, thời gian sinh trưởng dài nhưng bù lại, chất lượng rau cao hơn”. Diện tích đất trồng rau của V.Green được khoảng hơn 1ha. Bà Nguyễn Thị Chắt - là trong 4 "nông dân" xóm Mỹ Hậu, xã Hưng Đông cho biết: “Nếu ra chợ, rau nào cũng như nhau. Hầu như người làm rau nào cũng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, thúc bón đạm. Gia đình tôi và các gia đình khác cũng làm rau, quy trình thường có 4 lần sử dụng các loại thuốc, gần kỳ thu hoạch thì thúc đạm. Làm rau an toàn thời điểm này khó do thời tiết ấm cỏ mọc nhanh, lắm sâu bệnh, trong khi V.Green không cho sử dụng bất kỳ loại thuốc bảo vệ thực vật nào, kể cả việc bón thúc phân đạm cũng bị hạn chế. Vậy nên để sản phẩm rau an toàn, chúng tôi rất vất vả...". 
Giám đốc của V.Green là chị Nguyễn Thị Anh Đào, sinh năm 1978, tốt nghiệp khoa Ngoại ngữ, Trường Đại học Vinh. Chị cho biết, từng làm việc cho Dự án bảo tồn đa dạng sinh học Bắc Trường Sơn (do Chính phủ Đan Mạch tài trợ, Bộ KH&ĐT thực hiện). Dự án này kết thúc năm 2006, chị tiếp tục làm cho các dự án của Đức, Tây Ban Nha về vấn đề phát triển rừng ở Hà Nội. Năm 2010, do muốn hợp nhất với gia đình, nên khi có Dự án giảm nghèo thông qua năng lực thể chế tỉnh Nghệ An (do Sở KH&ĐT thực hiện), chị đã dự thi và trúng tuyển. "Qua những lần làm việc ở các dự án, tôi nhận thấy tỉnh mình có khí hậu, thổ nhưỡng hoàn toàn phù hợp để sản xuất các loại sản phẩm nông nghiệp cung ứng cho thị trường, kể cả xuất khẩu; người nông dân hoàn toàn có thể có thu nhập tốt từ sản xuất nông nghiệp nếu được định hướng và giúp đỡ về kỹ thuật, bao tiêu đầu ra cho sản phẩm. Bên cạnh đó, tôi đã tích lũy được khá nhiều kinh nghiệm nên muốn làm một điều gì đó trong lĩnh vực này. Sau đó, tôi đầu quân cho Công ty cổ phần Danaton, là đơn vị chuyên thực hiện các dự án đầu tư xây dựng đô thị mới để học hỏi thêm kinh nghiệm trong kinh doanh. Đến đầu năm 2013, tôi xin nghỉ việc và thành lập V.Green..." - chị Đào nói.
V.Green hướng đến các loại rau có giá trị kinh tế cao để cung ứng cho nhà hàng, khách sạn và các đô thị lớn. Măng tây xanh là loại cây trồng đầu tiên được chọn lựa. Để có sản phẩm này không dễ, vì đây là loại cây trồng khó tính, phải phù hợp khí hậu, thổ nhưỡng thì mới phát triển tốt. V.Green đã phải thăm dò nhiều vùng của Thanh Chương, Tân Kỳ... sau đó quyết định dừng chân ở xã Nghĩa Lâm (Nghĩa Đàn).
Tại đây, công ty đã ký hợp đồng với 2 hộ dân có quỹ đất lớn (gần 10 ha) và có tâm huyết, mong muốn sản xuất rau sạch cung ứng cho thị trường. Hai hộ dân chịu trách nhiệm sản xuất; V.Green có trách nhiệm phối hợp, cung ứng giống, hướng dẫn kỹ thuật và bao tiêu sản phẩm. Nhờ hội tụ đầy đủ các yếu tố cần thiết, sự phối kết, hợp đã thành công; sau sản phẩm măng tây xanh, V.Green đã giúp hai hộ dân mở rộng sản xuất thêm các loại cây rau chùm ngây, ngọn và quả su su bao tử, quả lạc lầy...
Trong quá trình sản xuất, kinh doanh, V.Green phối hợp với Trung tâm ứng dụng tiến bộ khoa học; Viện khoa học Bắc Trung bộ sản xuất các loại rau ăn lá, củ quả như bắp cải, các loại cải, mồng tơi, rau ăn sống, rau gia vị, cà rốt, khoai lang. Trên các vùng đất được giao, V.Green đã lựa chọn trồng thêm các loại rau cao cấp như củ cải đỏ, đậu bắp xanh, măng tây xanh, bí đỏ Nhật bản, rau cải bó xôi... và mở cửa hàng rau để giới thiệu sản phẩm. 
Khách hàng của V.Green ngoài các bà nội trợ còn có cả các nhà hàng, khách sạn và trường học. Cô Trịnh Thị Nga - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Trường Thi (TP.Vinh) cho biết: "Trường có bếp ăn cho học sinh học bán trú, vì vậy vấn đề thực phẩm sạch để đảm bảo sức khỏe cho các cháu rất được quan tâm. Ra chợ mua rau chúng tôi rất lo, chính vì vậy thường cho các cháu ăn củ, quả. Khi V.Green đến giới thiệu, có một số giấy tờ của các cơ quan chứng minh nguồn gốc của rau, đặt vấn đề cho học sinh được tham quan mô hình rau an toàn... thì chúng tôi rất mừng. Từ tháng 1/2015 đến nay chúng tôi đã ký hợp đồng để V.Green thường xuyên cung ứng rau cho trường...".
Dù vậy, với Giám đốc Nguyễn Thị Anh Đào còn lắm băn khoăn: Điều mà V.Green mong muốn là thay đổi thói quen dùng rau của người dân, đảm bảo rau sạch nhưng đa dạng và chất lượng cao. Để thay đổi được thói quen, để có được thị trường đã không dễ dàng, nhưng để duy trì thị trường cũng hết sức khó khăn...
Hà Giang

tin mới

Khoai mài, chuối sáp miền Nam 'bén duyên' trên đất Anh Sơn

Khoai mài, chuối sáp miền Nam 'bén duyên' trên đất Anh Sơn

(Baonghean.vn) - Từ sự năng động của lãnh đạo UBND, Hội Phụ nữ xã Thành Sơn (Anh Sơn) xây dựng mô hình chuyển đổi cây trồng, đưa giống cây củ mài và chuối sáp từ miền Nam về trồng tại xã Thành Sơn. Qua 1 năm thử nghiệm, mô hình mang lại thu nhập cao, người dân phấn khởi tiếp tục sản xuất.

Các mẫu xe đời mới hầu hết sử dụng nhiên liệu diesel đạt tiêu chuẩn Euro 5. Ảnh: Văn Trường

Người dùng ô tô ở Nghệ An vất vả tìm dầu diesel đạt chuẩn khí thải Euro 5

(Baonghean.vn) -Theo quy định của Chính phủ, từ ngày 1/1/2022, các mẫu xe ô tô mới bán ra tại thị trường Việt Nam đều phải đạt chuẩn khí thải Euro 5. Tuy nhiên tại địa bàn Nghệ An, số lượng cửa hàng bán xăng, dầu đạt chuẩn Euro 5 hiện vẫn còn rất hạn chế, khiến người tiêu dùng gặp nhiều khó khăn.

Nghệ An sẽ có khoảng 4.200 ha lúa thiếu nước trong sản xuất vụ hè thu - mùa

Nghệ An sẽ có khoảng 4.200 ha lúa thiếu nước trong sản xuất vụ hè thu - mùa

(Baonghean.vn) - Theo tính toán dựa trên dự báo thời tiết và nguồn nước hiện tại, vụ hè thu - mùa 2024, Nghệ An có trên 4.200 ha lúa có nguy cơ hạn hán, thiếu nước tưới. Chủ động giải pháp chống hạn là nội dung ngành Nông nghiệp và các địa phương cần tập trung thực hiện ngay từ đầu vụ sản xuất.

Đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển hạ tầng thuỷ lợi

Đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển hạ tầng thuỷ lợi

(Baonghean.vn) - Ngành Nông nghiệp và PTNT đã nỗ lực thu hút các nguồn vốn đầu tư vào hệ thống thuỷ lợi, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, đáp ứng yêu cầu phát triển nông nghiệp hiện đại, thích ứng biến đổi khí hậu, chủ động phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai.

Mực nháy

Du khách chen chân mua đặc sản mực nháy tại phố biển Cửa Lò

(Baonghean.vn) - Mực nháy là đặc sản nức tiếng tại phố biển Cửa Lò mà bất cứ du khách nào khi trở về cũng đều muốn thưởng thức. Vào mỗi đêm, ánh đèn của tiểu thương hoà lẫn vào ánh đèn đô thị khiến khu chợ mực nháy sáng bừng, tiếng nói cười râm ran cả một vùng...

Xuân Hoàng

Du lịch Tân Kỳ cần cú hích từ giao thông

(Baonghean.vn) - Huyện Tân Kỳ có tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng và sinh thái, danh lam thắng cảnh. Tuy nhiên, hiện nay một số tuyến đường giao thông chính trên địa bàn xuống cấp, hoặc có điểm du lịch như cây sanh nghìn tuổi ở xã Giai Xuân chưa được đầu tư làm đường nên dần bị lãng quên.