Quản lý thức ăn chăn nuôi - nhiều bất cập

(Baonghean) - Chi phí thức ăn chăn nuôi chiếm 65 - 70% giá thành sản phẩm. Để nâng cao hiệu quả chăn nuôi, thức ăn được xem là một “mắt xích” rất quan trọng, tuy nhiên, công tác quản lý nguồn thức ăn chăn nuôi hiện vẫn còn nhiều bất cập.

Từ hơn 10 năm nay, gia đình anh Trần Công Sơn, xóm 13, xã Thanh Mỹ (Thanh Chương) nổi tiếng với trang trại chăn nuôi tổng hợp, trong đó chủ yếu là gà đồi, lợn đen, nhím, ba ba… Mỗi năm trang trại của anh xuất bán gần 2 tấn gà thịt, trên 3 vạn con gà con làm giống. Anh Sơn chia sẻ: Thường gia đình mua hàng tấn ngô, lúa, cá khô về đập bột bằng máy tự đầu tư, cho gà ăn kết hợp với thức ăn công nghiệp, cũng có những thời điểm nguồn thức ăn tự chế biến không đủ hoặc giá lên cao, anh tăng thêm nguồn thức ăn đậm đặc từ các nhà máy. “Ngoài con giống tốt, sạch bệnh, thì thức ăn đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Vì thế chúng tôi chỉ mua từ các nhà máy có uy tín… Sử dụng thức ăn tự chế là chủ yếu, nhưng trong thời gian đầu cũng phải cho gà ăn thêm thức ăn công nghiệp để gà phát triển, cứng cáp. Tuy nhiên, trước khi bán 1 tháng, tuyệt đối không có ăn thức ăn công nghiệp. Vẫn biết như thế gà phải nuôi lâu hơn nhưng đó là điều cần thiết để đảm bảo uy tín cho thương hiệu gà đồi Thanh Chương” - anh Sơn chia sẻ.
Trang trại chăn nuôi tổng hợp của gia đình anh Võ Ngọc Minh ở xóm 1, xã Hưng Tân (Hưng Nguyên) có khuôn viên rộng trên 2 mẫu, thường xuyên có 15 - 20 con lợn, 1.500 - 2.000 con vịt, cùng đàn bò và ao cá mỗi năm cho thu hoạch từ 6 - 7 tấn cá. Anh Minh cho biết: Mỗi năm, trang trại cho thu nhập gần 1 tỷ đồng, trong đó, ngoài tiền mua giống và thuốc thú y, có một phần chi phí không nhỏ cho thức ăn. “Tiền thức ăn cho cá không mất nhờ sử dụng chất thải từ các loại vật nuôi khác, nhưng đối với lợn, gà, vịt, ngoài phần thức ăn tự túc được như ngô, khoai, lúa, tôi phải mua thêm cả thức ăn công nghiệp, nhất là trong mấy tháng nuôi đầu tiên để vỗ cho chúng lớn. Giá thức ăn không rẻ, những lúc nuôi nhiều lên đến hàng triệu đồng mỗi ngày nên không thể chủ quan mua sản phẩm trôi nổi được, mà phải chọn các nhãn hiệu uy tín như Con heo vàng, CP…” - anh Minh cho biết.
Trang trại chăn nuôi lợn ở xã Kim Liên (Nam Đàn).
Trang trại chăn nuôi lợn ở xã Kim Liên (Nam Đàn).
Trên địa bàn xã Hưng Tân hiện có 140 trang trại, gia trại chăn nuôi tổng hợp, trong đó có trên 10 hộ đầu tư xây dựng khá quy mô. Theo ông Nguyễn Hữu Thống, Phó Chủ tịch UBND xã, trên địa bàn xã hiện có vài gia đình đứng ra mở đại lý bán các loại vật tư phục vụ sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi, trong đó có bán thức ăn công nghiệp. Ngoài ra, một số trang trại sau khi dùng thử một loại sản phẩm thức ăn nào đó, thấy có hiệu quả, đã “nhân tiện” lấy về cung ứng cho người dân quanh vùng có nhu cầu. Hàng năm, huyện có tổ chức đoàn kiểm tra về chất lượng và việc đáp ứng các quy định trong kinh doanh thức ăn chăn nuôi, tuy nhiên hầu như chỉ mới nhắc nhở khắc phục một số vấn đề chứ chưa đến mức phải xử lý. 
Huyện Hưng Nguyên có tổng đàn lợn trên 22 nghìn con, trên 100 nghìn con trâu, bò và gần 300 nghìn con gia cầm.
Bà Bá Thị Dung, Phó phòng Nông nghiệp huyện cho biết: Trên địa bàn, ngoài nguồn thức ăn từ sản xuất nông nghiệp như khoai, lúa, ngô, hầu hết các hộ chăn nuôi đều có sử dụng thức ăn công nghiệp, đặc biệt ở các trang trại và gia trại nuôi tập trung. Hàng năm, huyện thành lập các đoàn kiểm tra liên ngành đi kiểm tra các điều kiện kinh doanh phục vụ chăn nuôi, trong đó có thức ăn. Ngoài ra, khi có phản ánh của người dân, sẽ có kiểm tra đột xuất. Tuy nhiên, hầu như qua kiểm tra chỉ mới nhắc nhở, yêu cầu khắc phục chứ chưa thu hồi và xử lý trường hợp nào dù đã có quy định. Các vi phạm về thức ăn chăn nuôi chủ yếu là không đáp ứng các điều kiện kinh doanh, không có khu cách biệt, còn để lẫn thức ăn chăn nuôi với các loại thuốc thú y, thậm chí thuốc bảo vệ thực vật.
Với hơn 1,7 triệu con gia cầm, trên 1 triệu con lợn và gần 800 nghìn con trâu, bò, nhu cầu về thức ăn chăn nuôi trên địa bàn tỉnh rất lớn. Ông Lưu Công Hòa, Trưởng phòng Chăn nuôi - Sở NN&PTNT, cho biết: “Hiện nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi vẫn còn phụ thuộc vào hai nguồn chính là nguồn nguyên liệu sẵn có trong nước và một số buộc phải nhập từ nước ngoài như một số nguyên tố vi lượng bổ sung, thậm chí mốt số nguyên liệu như bột cá, ngô, đậu nành vẫn đang phải nhập do giá cả, chất lượng sản phẩm trong nước chưa đáp ứng”. 
Trong những năm qua, công tác quản lý chất lượng thức ăn chăn nuôi đã được quan tâm. Tuy nhiên, trong vấn đề này vẫn còn tồn tại khá nhiều bất cập. Thực tế, việc tổ chức sản xuất các yếu tố không có lợi như chất kích thích tăng trưởng, chất cấm vẫn còn, đặc biệt là sử dụng kháng sinh phối trộn trong thức ăn. Đây là việc làm được cho phép, trong quá trình sản xuất thức ăn có pha trộn một tỷ lệ kháng sinh nhất định, giúp vật nuôi khi sử dụng sẽ chống được một số bệnh, vi khuẩn có hại, tuy nhiên nếu sử dụng nhiều hơn hàm lượng quy định, sẽ tồn dư lại trong thực phẩm, từ đó ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng. Thế nhưng vì lợi nhuận và thị hiếu, người chăn nuôi thích sử dụng những sản phẩm này vì giúp vật nuôi ít bị bệnh hơn, nên các nhà sản xuất vẫn bất chấp quy định.
Cùng với đó là tình trạng sử dụng chất cấm, chất tăng trọng, giúp vật nuôi hấp thu thức ăn tốt, tích nước nhanh hoặc chỉ ăn rồi ngủ, tăng trọng nhanh nhưng lại gây ảnh hưởng sức khỏe người tiêu dùng khi sử dụng sản phẩm. Ở một số địa phương, tình trạng này đã được phát hiện. Tại Nghệ An, qua các đợt kiểm tra, cũng đã phát hiện một số lô thức ăn chăn nuôi có hàm lượng chất cấm, tuy nhiên đang nằm trong hạn mức cho phép. Vi phạm được phát hiện nhiều nhất là thức ăn bán ra thị trường không đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật đã công bố. 
Trong quản lý thức ăn chăn nuôi có 3 “nút thắt” cần tháo gỡ, đó là muốn giảm giá thành chăn nuôi thì trước hết phải giảm được giá thành thức ăn; giảm được tình trạng sử dụng chất kích thích, chất cấm, làm ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng; đảm bảo được hàm lượng các chất dinh dưỡng theo tiêu chuẩn công bố và tiêu chuẩn kỹ thuật. Thực tế, ngoài một số nhà máy tổ chức sản xuất, dịch vụ không qua nhiều khâu trung gian mà cung ứng thẳng cho các đại lý, hầu hết các nhà máy cung ứng thức ăn qua hệ thống các đại lý cấp 1, cấp 2, làm đội giá thành sản phẩm.
Để có thể quản lý tốt thức ăn chăn nuôi, điều đầu tiên các cơ quan chức năng chú trọng là tổ chức tốt việc kiểm tra điều kiện sản xuất của các cơ sở sản xuất và kinh doanh, các điều kiện bảo quản, điều kiện cung ứng của các tổng kho, các đại lý cấp 1 cũng như điều kiện bảo quản của các cửa hàng buôn bán thức ăn chăn nuôi nhỏ lẻ trên địa bàn. Từ đó, tăng cường đảm bảo thức ăn được vận chuyển, bảo quản và cung ứng đến người chăn nuôi đúng kỹ thuật. Bên cạnh đó, các cơ quan chức năng cần tăng cường lấy mẫu phân tích, kiểm tra chất lượng thức ăn, gồm các chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật theo công bố hàm lượng tiêu chuẩn cơ sở, tiêu chuẩn ISO và công bố của đơn vị sản xuất, đồng thời xác định hàm lượng chất cấm và hàm lượng ure. Từ đó khuyến cáo người tiêu dùng nên mua những loại thức ăn đảm bảo chất lượng, sử dụng đúng cách, tránh trường hợp mua và sử dụng thức ăn kém chất lượng, làm giảm năng suất trong chăn nuôi. 
Hàng năm, ngoài hai đợt kiểm tra định kỳ, các cơ quan chức năng còn có các đợt kiểm tra đột xuất mỗi khi có phản ánh của người dân hoặc thông tin từ lực lượng công an. Tuy nhiên, ngoài việc kiểm tra các cơ sở sản xuất và các tổng kho do cấp tỉnh  (được UBND tỉnh hỗ trợ kinh phí) được thưc hiện tốt, thì tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, đại lý cấp 2, cửa hàng buôn bán nhỏ, giao cho cấp huyện quản lý vẫn còn nhiều bất cập. Trừ một số địa phương quan tâm đến vấn đề này như Yên Thành, Diễn Châu, Đô Lương…, nhiều huyện còn buông lỏng, chưa có kế hoạch triển khai công tác quản lý về thức ăn chăn nuôi, chưa thành lập các đoàn kiểm tra, phân loại các cơ sở kinh doanh để từ đó có biện pháp chấn chỉnh, hoặc nếu có cũng chưa xử lý đúng quy định. “Trong khi đó, để tăng cường đảm bảo thức ăn chăn nuôi được quản lý tốt, phải tổ chức kiểm tra thường xuyên. Tuy nhiên, hiện nay công tác này còn rất hạn chế. Tuy tỉnh đã quan tâm cấp kinh phí cho hoạt động này, nhưng để phân tích mẫu cần nguồn kinh phí rất lớn, vì thế tuy hiện nay công tác này vẫn được duy trì nhưng không đảm bảo tỷ lệ yêu cầu. Chúng tôi chỉ có thể khẳng định trên những mẫu được phân tích chưa phát hiện có vi phạm. Nguy hiểm hơn, là ở những loại thức ăn trôi nổi trên thị trường hiện chưa thể kiểm soát nổi” - ông Lưu Công Hòa, Trưởng phòng Chăn nuôi - Sở NN&PTNT, cho biết thêm.
Phú Hương

tin mới

"Tài chính vững vàng- sẵn sàng bứt phá" từ BAC A BANK. Ảnh: BAB

BAC A BANK ưu đãi lãi suất vay - Trao doanh nghiệp 'đặc quyền vượt trội' để bứt phá kinh doanh

(Baonghean.vn) - Đồng hành cùng các doanh nghiệp củng cố lợi thế cạnh tranh, tối ưu hiệu quả kinh doanh, hướng tới mục tiêu tăng trưởng toàn diện, BAC A BANK triển khai Chương trình ưu đãi lãi suất cho vay trung dài hạn “Tài chính vững vàng - Sẵn sàng bứt phá” với tổng hạn mức lên tới 3.000 tỷ đồng.

Xuân Hoàng

Khi nào thì vận hành lưới điện 110kV ở Tân Kỳ?

(Baonghean.vn) - Mặc dù dự án lưới điện 110kV của huyện Tân Kỳ đã được đầu tư xây dựng cách đây hơn 2 năm, nhưng do vướng mắc giải phóng mặt bằng trên địa bàn huyện Đô Lương nên đến nay vẫn chưa đưa vào vận hành được.

Nỗ lực ‘đánh thức’ báu vật du lịch Pù Mát

Nỗ lực ‘đánh thức’ báu vật du lịch Pù Mát

(Baonghean.vn) - Vườn Quốc gia Pù Mát là “kho báu” trong khai thác giá trị kinh tế ngành du lịch, dịch vụ theo hướng sinh thái bền vững. Hiện, chính quyền và người dân đang nỗ lực xây dựng các mô hình dịch vụ du lịch xanh, bước đầu cho hiệu quả, song vẫn còn nhiều khó khăn, bất cập cần tháo gỡ.

BNI vùng Thanh Nghệ Tĩnh kỷ niệm 10 năm thành lập

BNI vùng Thanh Nghệ Tĩnh kỷ niệm 10 năm thành lập

(Baonghean.vn) - Cùng với việc tạo ra hàng trăm nghìn cơ hội kinh doanh và trị giá doanh số giao dịch, kinh doanh lên tới hàng nghìn tỷ đồng, BNI vùng Thanh Nghệ Tĩnh còn tích cực tham gia nhiều hoạt động thiện nguyện, an sinh xã hội trên địa bàn.

Thị trường vàng Nghệ An im ắng trước giờ 'G'

Thị trường vàng Nghệ An im ắng trước giờ 'G'

(Baonghean.vn) -Ngày mai (22/4) Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sẽ tổ chức đấu thầu 16.800 lượng vàng SJC, nhằm góp phần hạ nhiệt giá vàng, thu hẹp khoảng cách giá vàng trong nước với giá vàng thế giới. Trước thông tin này, thị trường vàng Nghệ An trong những ngày qua khá trầm lắng, giao dịch giảm hẳn…

Dây điện chằng chịt

Dây điện chằng chịt tại vựa rau lớn nhất Nghệ An

(Baonghean.vn) - Huyện Quỳnh Lưu được xem là thủ phủ rau màu của tỉnh Nghệ An. Mặc dù vậy, hiện nay, việc canh tác rau nơi đây vẫn tồn tại nhiều bất cập. Một trong số đó là hệ thống điện phục vụ sản xuất rau mất an toàn, đấu nối chằng chịt, tiềm ẩn nguy hiểm trong mùa nắng nóng, mưa bão.

Xây dựng thương hiệu, nâng tầm giá trị cốt lõi

Xây dựng thương hiệu, nâng tầm giá trị cốt lõi

(Baonghean.vn) - Trong khuôn khổ “Tuần lễ Thương hiệu quốc gia Việt Nam” (từ ngày 15-21/4/2024), Bộ Công Thương phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan tổ chức Diễn đàn quốc tế Thương hiệu quốc gia Việt Nam 2024 với chủ đề “Nâng tầm những giá trị cốt lõi”. 

Giá vàng

Vàng trong nước giảm nhẹ; Tỷ giá Yen Nhật bật tăng

(Baonghean.vn) - Giá vàng trong nước giảm nhẹ, vàng thế giới tăng dữ dội; Tỷ giá Yen Nhật bất ngờ bật tăng; Xăng dầu tiếp đà tăng giá; Cà phê giảm nhẹ, vẫn đang ở mức trên 122.000 đồng/kg, là những thông tin thị trường cập nhật trong sáng 20/4.

Bước chuyển mình ở vùng đất khó Thanh Tùng

Bước chuyển mình ở vùng đất khó Thanh Tùng

(Baonghean.vn)- Những ngày tháng 4 lịch sử, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân xã Thanh Tùng, huyện Thanh Chương vui mừng chào đón sự kiện kỷ niệm 70 năm ngày thành lập xã. Sự kiện này càng có ý nghĩa hơn khi dịp này, xã Thanh Tùng được đón nhận danh hiệu xã đạt chuẩn nông thôn mới.

Nghệ An trồng thử nghiệm giống sắn mới kháng bệnh khảm lá

Nghệ An trồng thử nghiệm giống sắn mới kháng bệnh khảm lá

(Baonghean.vn) - Trong những năm gần đây, bệnh khảm lá sắn bùng phát và lan ra diện rộng khiến năng suất, chất lượng sắn giảm sút, người dân thất thu và nhà máy thì “đói nguyên liệu”. Hiện giải pháp tìm giống sắn mới kháng bệnh thay thế đang được triển khai ở các địa phương trong tỉnh.