Để đáp ứng nguồn vốn cho hạ tầng giao thông

(Baonghean) - “Hạ tầng giao thông là một trong bốn lĩnh vực trọng tâm của hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội (KT - XH). Đầu tư cho hạ tầng giao thông là nền tảng cho tăng trưởng kinh tế nhanh, bền vững, tạo môi trường KT - XH thuận lợi, thu hút đầu tư từ các thành phần kinh tế trong và ngoài nước, góp phần thực hiện nhiệm vụ CNH, HĐH đất nước” - Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế - Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Tiến Đông nhận định tại hội thảo về vốn cho phát triển hạ tầng giao thông được tổ chức tại Hà Nội.

Theo quy hoạch phát triển giao thông đường bộ đến năm 2020 thì nhu cầu vốn bình quân mỗi năm cần để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng đã là 202 nghìn tỷ đồng/năm. Để hoàn thành mục tiêu này, ngành Giao thông cần huy động tối đa mọi nguồn vốn để đầu tư, và cùng với các nguồn vốn như ODA, NSNN, đầu tư nước ngoài, nguồn vốn tín dụng ngân hàng cũng là một kênh phát triển đầu tư quan trọng.
ĐÁP ỨNG YÊU CẦU VỐN LỚN
Thời gian qua, NHNN đã thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm ổn định thị trường tiền tệ, khơi thông dòng vốn tín dụng phục vụ phát triển KT - XH. NHNN đã chỉ đạo các tổ chức tín dụng (TCTD) tập trung vốn cho vay các lĩnh vực ưu tiên theo chủ trương của Chính phủ, cho vay các dự án giao thông trọng điểm, các dự án đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông lớn có hiệu quả.
Cầu Bến Thủy 2 được xây dựng theo hình thức BOT. 	Ảnh: Châu Lan
Cầu Bến Thủy 2 được xây dựng theo hình thức BOT. Ảnh: Châu Lan
 Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho DN tiếp cận nguồn vốn tín dụng phát triển hạ tầng giao thông, năm 2015, NHNN chỉ đạo các TCTD phấn đấu tiếp tục giảm mặt bằng lãi suất cho vay trung, dài hạn thêm từ 1%/năm đến 1,5%/năm; ban hành quy định về tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn được cho vay trung, dài hạn từ 30% lên 60%, tạo điều kiện cho các TCTD mở rộng nguồn vốn tín dụng trung, dài hạn để tài trợ đối với các dự án giao thông.
Lượng vốn tín dụng ngân hàng cho nhu cầu đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông rất lớn, đến 31/12/2014 đã có tổng mức cam kết cấp tín dụng là 114.837 tỷ đồng, dư nợ cấp tín dụng là 68.675 tỷ đồng. 
Từ đầu năm 2015 tới nay, số liệu tại một số NHTM tài trợ lớn cho các dự án BOT, BT giao thông cho thấy các ngân hàng tiếp tục đầu tư vốn vào lĩnh vực giao thông (tính đến 31/3/2015, tổng cam kết cấp tín dụng của Viettinbank tăng 10%, của BIDV tăng 20%, của SHB tăng 30% so với thời điểm 31/12/2014).
Các TCTD còn đầu tư gián tiếp thông qua việc mua trái phiếu Chính phủ (TPCP).
Chỉ tính riêng trong năm 2014, vốn NSNN huy động từ TPCP là 208.995 tỷ đồng, trong đó lượng TPCP các TCTD mua chiếm tới 88,5% tổng lượng TPCP phát hành chủ yếu để đầu tư hạ tầng giao thông, khoảng 175 nghìn tỷ đồng. Trong năm 2015, tính đến 11/6/2015, vốn NSNN huy động từ TPCP là 69.988 tỷ đồng, kỳ hạn 5 năm trở lên, trong đó, lượng TPCP các TCTD mua chiếm tới 82,7% tổng lượng phát hành, tức là vào khoảng 56,5 nghìn tỷ đồng. Như vậy, nguồn vốn ngân hàng đã góp phần bảo đảm tiến độ, khối lượng đầu tư xây dựng các công trình giao thông, đáp ứng tốt hơn yêu cầu phát triển hạ tầng giao thông phục vụ sự nghiệp chung theo đúng chủ trương của Đảng và Nhà nước.  
Sân bay Vinh được đầu tư nâng cấp
Sân bay Vinh được đầu tư nâng cấp. Ảnh Thanh Lê
TIỀM ẨN NHIỀU RỦI RO
Tuy nhiên, việc cấp tín dụng đối với lĩnh vực đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông, đặc biệt là các dự án BOT, BT giao thông còn tiềm ẩn nhiều rủi ro, như: năng lực tài chính của một số nhà đầu tư còn yếu kém, không đủ vốn chủ sở hữu tham gia vào dự án theo đúng cam kết dẫn đến phải dừng thực hiện dự án; nhiều dự án bị chậm tiến độ do năng lực thi công của nhà thầu không đáp ứng yêu cầu; tiến độ giải phóng mặt bằng chậm, dẫn tới chi phí lãi vay tăng, ảnh hưởng lớn tới hiệu quả dự án và khả năng trả nợ. Đặc biệt, trong quá trình thực hiện dự án, việc bị tăng tổng mức đầu tư ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư cũng như khả năng thu xếp nguồn vốn để tiếp tục thực hiện dự án và trả nợ ngân hàng.
Bên cạnh đó, các dự án BOT, BT giao thông thường có tổng mức đầu tư lớn, thời gian thu hồi vốn dài, trong khi đó nguồn vốn huy động của các TCTD trong nước, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chủ yếu là ngắn hạn. Ngoài ra, việc cho vay dài hạn đối với các dự án hạ tầng giao thông còn gặp các rủi ro liên quan đến chất lượng công trình, nguồn thu phí... trong trường hợp doanh thu thực tế không đạt như dự kiến dẫn đến các chủ đầu tư khó khăn về nguồn trả nợ, tổ chức cho vay phải cơ cấu lại thời hạn trả nợ, phải tăng trích lập dự phòng, ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh.
Theo NHNN, với chỉ đạo của Chính phủ là “thúc đẩy tăng tưởng tín dụng gắn với bảo đảm cơ cấu tín dụng phù hợp, trong đó tập trung tín dụng vào lĩnh vực SX - KD, nhất là các lĩnh vực ưu tiên theo chủ trương của Chính phủ, giám sát chặt chẽ khi cho vay các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro (bất động sản, dự án thu hồi vốn thời gian dài..”, để bảo đảm an toàn, hiệu quả, bền vững theo đúng mục tiêu đã đề ra, giảm thiểu rủi ro trong việc cấp tín dụng đối với các dự án BOT, BT giao thông, đặc biệt là các dự án có thời gian thu hồi vốn dài, NHNN đã ban hành Chỉ thị số 05 ngày 15/7/2015 chỉ đạo các TCTD tăng cường kiểm soát rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng đối với các dự án BOT, BT giao thông.
Theo đó, các TCTD phải nghiêm chỉnh chấp hành các quy định của Luật các TCTD khi xem xét cấp tín dụng đối với các dự án BOT, BT giao thông; đặc biệt lưu ý các hạn chế để bảo đảm an toàn trong hoạt động; hạn chế và kiểm soát chặt chẽ mức độ tập trung tín dụng, hạn mức tín dụng vào các dự án BOT, BT giao thông. 
Đồng thời, NHNN yêu cầu kiểm soát thời hạn cho vay, tương ứng với thời hạn huy động vốn, không để xảy rủi ro kỳ hạn và thanh khoản; lựa chọn, chỉ xem xét cho vay các dự án BOT, BT hiệu quả, khả thi, có khả năng thu hồi vốn cao, mức độ rủi ro thấp, các dự án thực hiện tốt quy định của pháp luật về đấu thầu, đầu tư và xây dựng, các nhà đầu tư có năng lực tài chính thực sự, bảo đảm có đủ vốn tự có tham gia dự án theo đúng quy định của pháp luật.
TĂNG CƯỜNG KIỂM SOÁT NGUỒN THU
Trong thời gian tới, để đẩy mạnh thu hút nguồn vốn đầu tư cho các dự án hạ tầng giao thông, các bộ, ngành liên quan cần thực hiện đồng bộ các giải pháp: Thứ nhất, công bố rộng rãi về các dự án cần kêu gọi vốn đầu tư, tình hình triển khai thực hiện, nhu cầu vốn đầu tư. Thông qua đó, lựa chọn những nhà đầu tư có tiềm lực tài chính, có khả năng thu xếp vốn để đầu tư dự án.Thứ hai, phải tăng cường các biện pháp để tìm kiếm các nguồn vốn đầu tư dài hạn, đặc biệt là ODA các nguồn tài trợ quốc tế khác.
Ba là, các bộ, ngành, địa phương cần tích cực hỗ trợ trong việc đẩy nhanh thủ tục về đất đai, cấp giấy chứng nhận đầu tư, giải phóng mặt bằng... hoàn thiện cơ sở pháp lý của dự án, bảo đảm tiến độ và hiệu quả của các dự án, thu hút các NHTM cho vay.
Bốn là, phải tăng cường kiểm soát nguồn thu của dự án, đẩy mạnh triển khai trạm thu phí không dừng trên cả nước, rà soát giảm thiểu tình trạng có nhiều trạm thu phí trên cũng một tuyến đường, không bảo đảm khoảng cách theo quy định dẫn tới tăng chi phí đầu tư và giá thành vận chuyển hàng hóa. Đẩy mạnh triển khai kết hợp giữa dịch vụ ngân hàng với việc thu phí thông qua thẻ để áp dụng thu phí tại Việt Nam, nhằm kiểm soát tốt hơn nguồn thu thông qua ngân hàng, bảo đảm tính hiệu quả, khả thi của các dự án, rút ngắn thời gian phải vay vốn ngân hàng.
Giải pháp thứ năm là phải có cơ chế hỗ trợ chủ đầu tư về các rủi ro phát sinh như kéo dài thời gian thu phí trong một số rủi ro khách quan làm tăng tổng mức đầu tư, chậm giải phóng mặt bằng, giúp các ngân hàng kiểm soát rủi ro khi cho vay đối với các dự án.
Ngoài ra, Bộ GTVT cần tiếp tục chỉ đạo quyết liệt, sát sao về tiến độ, chất lượng công trình để không xảy ra hiện tượng công trình vừa đi vào hoàn thiện đã có hiện tượng bị lún, nứt, để bảo đảm dòng tiền của TCTD được sử dụng đúng mục đích, đúng nhu cầu, góp phần tạo ra những công trình có chất lượng và hiệu quả kinh tế cao.
Sông Hồng

tin mới

Tỷ lệ che phủ rừng Nghệ An đạt 58,33%. Ảnh: tư liệu

Tỷ lệ che phủ rừng của Nghệ An đạt gần 60%

(Baonghean.vn) -Năm 2023, ngành lâm nghiệp Nghệ An gặp không ít khó khăn. Tuy nhiên, nhờ triển khai đồng bộ các giải pháp chỉ đạo, bám sát chỉ tiêu nhiệm vụ được giao, ngành lâm nghiệp đã đạt được nhiều kết quả khả quan, góp phần vào tăng trưởng chung của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn.

Nghệ An: Kết quả giải ngân đầu tư công quý I/2024 cao hơn cùng kỳ

Nghệ An: Kết quả giải ngân đầu tư công quý I/2024 cao hơn cùng kỳ

(Baonghean.vn) - Tỷ lệ giải ngân đầu tư công quý I/2024 của Nghệ An cao hơn so với cùng kỳ, đạt trên 12%. Để đẩy nhanh tiến độ giải ngân, Tổ công tác của UBND tỉnh sẽ tiếp tục làm việc trực tiếp với chủ đầu tư các dự án có tỷ lệ giải ngân thấp để đôn đốc, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc.

Kho Bạc Nhà nước Nghệ An tập trung giải ngân vốn đầu tư công

Kho Bạc Nhà nước Nghệ An tập trung giải ngân vốn đầu tư công

(Baonghean.vn) - Năm 2024 là năm bản lề, có ý nghĩa quan trọng để hoàn thành các mục tiêu của năm 2025 và các kế hoạch trung hạn đã được đề ra, nên ngay từ đầu năm 2024, Lãnh đạo Kho bạc Nhà nước Nghệ An đã tích cực triển khai các phương án nhằm nâng cao tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư.

Nhà sáng lập Ecopark chính thức ra mắt trung tâm giáo dục, giải trí, sáng tạo lớn nhất Nghệ An

Nhà sáng lập Ecopark chính thức ra mắt trung tâm giáo dục, giải trí, sáng tạo lớn nhất Nghệ An

(Baonghean.vn) - Với những con phố có các thương hiệu giáo dục trong nước, quốc tế, hệ thống trường học, thư viện,… cùng công viên chủ đề lần đầu tiên tại Nghệ An rộng 15.000m2, The Campus được nhà sáng lập Ecopark phát triển để trở thành trung tâm giáo dục, giải trí, sáng tạo lớn nhất Nghệ An.

Giao dịch vàng ở Nghệ An sôi động trở lại

Giao dịch vàng ở Nghệ An sôi động trở lại

(Baonghean.vn) -Theo thống kê, chỉ trong 1 tuần (18/3-24/3), giá vàng trong nước đã giảm đến trên 1 triệu đồng/lượng. Đóng cửa phiên giao dịch trong tuần, hôm nay (24/3), giá vàng tăng nhẹ, cùng với nhiều yếu tố đã đẩy giao dịch vàng ở Nghệ An sôi động trở lại.