Nam Hưng (Nam Đàn): Phát huy nội lực, tạo bước đột phá

(Baonghean)- Nam Hưng là xã miền núi có xuất phát điểm thấp của huyện Nam Đàn. Vì vậy, thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, với Nam Hưng đó vừa là thời cơ, vừa là động lực để có thể phát triển mọi mặt, song đó, cũng lại là một thách thức, khó khăn khi phải thực hiện trong một thời gian ngắn... 

Khai thác nhựa thông ở xóm Đình Long I - xã Nam Hưng (Nam Đàn).
Khai thác nhựa thông ở xóm Đình Long I - xã Nam Hưng (Nam Đàn).
Dịp này về với Nam Hưng mới thấy hết được không khí hồ hởi của bà con trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM). Dẫn chúng tôi tham quan dọc các tuyến đường liên xóm trải nhựa phẳng lỳ, dài khoảng hơn 10km, tiếp đến là tuyến nội đồng rộng 2 xe bò lốp tránh nhau dễ dàng, ông Nguyễn Đình Quyền - Phó Chủ tịch UBND xã Nam Hưng cho biết: Trước đây, đường vào các xóm nhỏ hẹp và gập ghềnh, đến mùa mưa thì lầy lội, rất khó khăn cho việc đi lại. Để có được các tuyến đường liên xóm và đường nội đồng thông thoáng thế này đều do đóng góp sức dân và kết quả của quá trình dồn điền, đổi thửa; riêng đối với làm đường trải nhựa, từ năm 2013 mỗi khẩu đóng góp 400.000 đồng/năm.
Theo kế hoạch, đến cuối năm 2015, xã phấn đấu nhựa hóa 6 km đường nhánh còn lại của 10/10 xóm để sớm hoàn thành tiêu chí giao thông nông thôn”… Xác định phong trào xây dựng NTM là nhằm khơi dậy nội lực của người dân, lấy "sức dân" và chính người dân phải chủ động chung tay đóng góp để xây dựng quê hương. Nhà nước chỉ đóng vai trò định hướng và hỗ trợ một phần trong thực hiện 19 tiêu chí. Vì vậy, qua khảo sát thực tế về hiện trạng xây dựng NTM ở địa phương, xã đã có hướng xây dựng một cách bền vững, chú trọng tiêu chí nâng cao thu nhập cho người dân bằng việc đẩy mạnh phát triển kinh tế dựa trên thế mạnh của địa phương, từ đó tạo nền tảng thực hiện các tiêu chí khác.
Phát huy lợi thế là xã có diện tích vùng đồi lớn (1.164 ha) theo dãy núi Đại Huệ, những năm gần đây, phong trào chăn nuôi gia súc ở Nam Hưng phát triển mạnh. Đặc biệt, nghề chăn nuôi dê đang được coi là mũi nhọn, đã mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho nhiều hộ dân... Trước năm 2000, khi giá dê còn rẻ, anh Thái Khắc Hà (ở xóm Lam Sơn) đã chọn lựa mua những con nái giống tốt về gây đàn. Từ 5 con dê giống nuôi ban đầu, do biết cách chăm sóc và áp dụng khoa học kỹ thuật, đến nay, đàn dê của gia đình anh Hà phát triển lên đến 40 con. Việc tiêu thụ cũng rất thuận lợi vì có thương lái đến mua tận nhà. Với hình thức vừa cho sinh sản bán con giống, vừa nuôi dê thương phẩm, trừ chi phí, anh Hà thu lãi từ 50 - 60 triệu đồng mỗi năm.
Không riêng gì gia đình anh Hà, nhờ vào chăn nuôi dê, nhiều hộ đã mua sắm được trang, thiết bị, vật dụng phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất. Đặc biệt, tạo được việc làm vào thời điểm nông nhàn... Toàn xã hiện có 60 hộ chăn nuôi dê với tổng đàn gần 1000 con, quy mô nuôi trung bình từ 5 - 10 con/hộ; tổng thu nhập hàng năm từ dê đạt trên 2 tỷ đồng. Hiện nay, Nam Hưng là nơi chuyên cung cấp dê thịt, dê giống cho các địa phương trong và ngoài huyện. Nếu như trước đây, dê được nuôi theo kiểu chăn thả tự nhiên ở khu vực gò đồi, quanh nhà, thì nay, nhiều hộ dân đã xây chuồng trại hoặc quy hoạch theo mô hình trang trại, gia trại; mô hình này giúp cho khả năng sinh sản, năng suất nuôi cao hơn; chất lượng con giống cũng tốt hơn nhờ chủ động trong việc ghép đôi giao phối.
Nhằm nâng cao chất lượng đàn dê, những năm qua các hộ chăn nuôi cũng đã tích cực học hỏi qua tài liệu tham khảo, tham gia các buổi tập huấn do xã liên kết tổ chức; thực hiện tiêm phòng vắc - xin đầy đủ, thay đổi dê đực ở các vùng nuôi khác để tránh thoái hóa giống do cận huyết, giảm bệnh tật. Hiệu quả từ nuôi dê là điều kiện để Nam Hưng tiến tới xây dựng mô hình chăn nuôi tập trung với số lượng hàng hoá lớn, góp phần khẳng định thương hiệu đặc sản thịt dê Cầu Đòn (Nam Đàn) đang được thị trường ưa chuộng. 
Không chỉ mạnh dạn trong phát triển chăn nuôi, Nam Hưng còn chú trọng phát triển kinh tế lâm nghiệp, chăm sóc, bảo vệ rừng và khai thác nhựa thông. Trước năm 1994, xã vẫn còn nhiều diện tích đồi núi trọc, đến năm 1996, thực hiện Chương trình 327 của Chính phủ, hàng chục hộ dân đã xung phong nhận hàng trăm ha rừng thông để chăm sóc và trồng mới được hơn 400 ha. Đến nay, với hơn 300 ha rừng thông của xã đã đến tuổi khai thác, xã đã có 89 hộ nhận khoán khai thác nhựa và bảo vệ rừng, theo phương thức xã thu lại 50% sản lượng. Nhờ khai thác nhựa thông, nhiều hộ có nguồn thu khá; điển hình như gia đình ông Nguyễn Đăng Tài (ở xóm Lam Sơn) nhận khai thác và bảo vệ 900 cây, anh Nguyễn Văn Sử, anh Nguyễn Trọng Trung (xóm Bắc Sơn 2) nhận 500 cây, chị Nguyễn Thị Nhung (ở xóm Đình Long I) nhận 600 cây...; với giá bán từ 2.500 - 2.800 đồng/kg, năm 2014, mỗi tháng các hộ gom nhựa 2 lần, cho thu nhập trung bình 2 - 2,5 triệu đồng. Năm 2013, sản lượng khai thác đạt khoảng 20 tấn nhựa, xã thu về được hơn 150 triệu đồng, số tiền này được dùng để đầu tư làm đường giao thông nông thôn. 
Ngoài số hộ dân nhận khai thác nhựa và bảo vệ rừng, Nam Hưng còn có 103 hộ làm hợp đồng với Ban Quản lý rừng phòng hộ Nam Đàn; giải quyết việc làm cho gần 200 lao động. Khi nói về hiệu quả kinh tế từ cây thông, anh Nguyễn Đình Bình (xóm Đình Long 1) - người nhận hợp đồng khai thác và bảo vệ 1.117 cây thông cho Ban Quản lý rừng phòng hộ Nam Đàn từ năm 1990 đến nay cho biết: "Việc khai thác nhựa được diễn ra quanh năm, mỗi cây được đơn vị giao khoán 2,4 kg nhựa/năm, 1ha có từ 350 - 500 cây, tính ra mỗi năm cho thu nhập khoảng trên 20 triệu đồng. Vào mùa hè, 3 ngày đẽo 1 lần, mùa đông, 5 ngày đẽo 1 lần (được khoảng 2 lạng nhựa); một tháng chúng tôi ít nhất có 2 lần nộp sản phẩm cho ban quản lý. Có thể nói, nghề khai thác nhựa, chăm sóc và bảo vệ rừng thông đã góp phần phát triển kinh tế, nâng cao mức sống cho nhân dân xã Nam Hưng. 
Từ một xã nghèo thuần nông, nhờ chuyển đổi ngành nghề, cơ cấu lao động, Nam Hưng đã có bước phát triển nhanh, mạnh, vững chắc. Sau gần 3 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, xã đã hoàn thành các tiêu chí quan trọng (đạt 10/19 tiêu chí). Bộ mặt của xã đã có sự đổi thay căn bản; đời sống nhân dân không ngừng được cải thiện. Đến năm 2013, tỷ lệ hộ nghèo chỉ còn 9,6% (năm 2010 là 14,6%); thu nhập bình quân đầu người đạt gần 15 triệu đồng/năm. Nhân dân Nam Hưng đã tự nguyện hiến 7.250 m2 đất ở và đất sản xuất, tháo dỡ hơn 1.000 m2 tường bao, đóng góp 2.155 ngày công... với tổng giá trị khoảng 28 tỷ đồng để xây dựng nông thôn mới. Hệ thống trạm y tế, trường học của các cấp học được đầu tư đồng bộ đạt chuẩn quốc gia, trong đó có trường tiểu học đạt Chuẩn mức độ 2… 
Mặc dù công việc trước mắt còn khá nhiều bộn bề, nhưng với những cách làm khá đồng bộ, sự chung tay vào cuộc của cả hệ thống chính trị và đồng thuận của nhân dân, Nam Hưng đang tập trung khai thác mọi tiềm năng, thế mạnh của một xã miền núi, phấn đấu hoàn thành 19 tiêu chí, đưa xã về đích nông thôn mới theo đúng lộ trình của huyện và tỉnh đã đề ra.

Bài, ảnh: Ngọc Anh

tin mới

Khoai mài, chuối sáp miền Nam 'bén duyên' trên đất Anh Sơn

Khoai mài, chuối sáp miền Nam 'bén duyên' trên đất Anh Sơn

(Baonghean.vn) - Từ sự năng động của lãnh đạo UBND, Hội Phụ nữ xã Thành Sơn (Anh Sơn) xây dựng mô hình chuyển đổi cây trồng, đưa giống cây củ mài và chuối sáp từ miền Nam về trồng tại xã Thành Sơn. Qua 1 năm thử nghiệm, mô hình mang lại thu nhập cao, người dân phấn khởi tiếp tục sản xuất.

Các mẫu xe đời mới hầu hết sử dụng nhiên liệu diesel đạt tiêu chuẩn Euro 5. Ảnh: Văn Trường

Người dùng ô tô ở Nghệ An vất vả tìm dầu diesel đạt chuẩn khí thải Euro 5

(Baonghean.vn) -Theo quy định của Chính phủ, từ ngày 1/1/2022, các mẫu xe ô tô mới bán ra tại thị trường Việt Nam đều phải đạt chuẩn khí thải Euro 5. Tuy nhiên tại địa bàn Nghệ An, số lượng cửa hàng bán xăng, dầu đạt chuẩn Euro 5 hiện vẫn còn rất hạn chế, khiến người tiêu dùng gặp nhiều khó khăn.

Nghệ An sẽ có khoảng 4.200 ha lúa thiếu nước trong sản xuất vụ hè thu - mùa

Nghệ An sẽ có khoảng 4.200 ha lúa thiếu nước trong sản xuất vụ hè thu - mùa

(Baonghean.vn) - Theo tính toán dựa trên dự báo thời tiết và nguồn nước hiện tại, vụ hè thu - mùa 2024, Nghệ An có trên 4.200 ha lúa có nguy cơ hạn hán, thiếu nước tưới. Chủ động giải pháp chống hạn là nội dung ngành Nông nghiệp và các địa phương cần tập trung thực hiện ngay từ đầu vụ sản xuất.

Đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển hạ tầng thuỷ lợi

Đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển hạ tầng thuỷ lợi

(Baonghean.vn) - Ngành Nông nghiệp và PTNT đã nỗ lực thu hút các nguồn vốn đầu tư vào hệ thống thuỷ lợi, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, đáp ứng yêu cầu phát triển nông nghiệp hiện đại, thích ứng biến đổi khí hậu, chủ động phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai.

Mực nháy

Du khách chen chân mua đặc sản mực nháy tại phố biển Cửa Lò

(Baonghean.vn) - Mực nháy là đặc sản nức tiếng tại phố biển Cửa Lò mà bất cứ du khách nào khi trở về cũng đều muốn thưởng thức. Vào mỗi đêm, ánh đèn của tiểu thương hoà lẫn vào ánh đèn đô thị khiến khu chợ mực nháy sáng bừng, tiếng nói cười râm ran cả một vùng...