Kỳ diệu cô bé nghe được sau nhiều năm sống trong im lặng

Nội dung: Đinh Nguyệt; Ảnh: Lâm Tùng

Theo dõi Báo Nghệ An trên Google News
(Baonghean.vn) - Bị khiếm thính bẩm sinh nhưng may mắn đã mỉm cười với cô bé Nguyễn Thị Ánh Linh (4 tuổi) khi em được hỗ trợ phẫu thuật cấy ốc tai điện tử. Linh đã nghe được trở lại sau nhiều năm “sống trong im lặng”.

Như một phép màu…

Không may mắn như những đứa trẻ khác, mới sinh ra, bé Ánh Linh (4 tuổi) quê ở xã Hải Thanh, huyện Tĩnh Gia (Thanh Hóa) bị điếc cả 2 tai. Tuổi thơ của Ánh Linh sống trong “thế giới im lặng”. Để giao tiếp với bố mẹ và mọi người, Linh chỉ có thể dùng cử chỉ, sắc mặt... Thực sự, đó là quãng thời gian vô cùng khó khăn với em và gia đình.

Chị Nguyễn Thị Thúy (mẹ Ánh Linh) ngậm ngùi: “Vì Linh không nghe được và chỉ biết bập bẹ vài từ nên mỗi khi ốm mệt, đói hay muốn biểu lộ mong muốn, cảm xúc thì cháu chỉ biết kéo tay bố mẹ chỉ trỏ, ê a. Nhiều lúc bố mẹ không hiểu ý, cháu chỉ biết khóc. Nhìn con sống trong thế giới không âm thanh, không phát triển bình thường như những đứa trẻ khác, là người mẹ, tôi như đứt từng khúc ruột.”

Hoàn cảnh gia đình Ánh Linh lại rất khó khăn, không đủ điều kiện để phẫu thuật. Nhưng may mắn đã mỉm cười với cô bé, vừa qua, Linh được hãng Medel TP HCM hỗ trợ một phần chi phí để được phẫu thuật cấy thiết bị ốc tai điện tử - thiết bị điện cực hiện đại, giúp em có thể nghe trọn vẹn âm thanh chân thực của cuộc sống.

Được hỗ trợ phẫu thuật cấy ốc tai điện tử, bé Ánh Linh đã nghe được trở lại sau nhiều năm. Ảnh: Lâm Tùng
Được hỗ trợ phẫu thuật cấy ốc tai điện tử, bé Ánh Linh đã nghe được trở lại sau nhiều năm. Ảnh: Lâm Tùng

Dù đang trong thời gian phục hồi chức năng nhưng Ánh Linh đã bắt đầu cả nhận được những âm thanh của cuộc sống, giọng nói ấm áp, gần gũi của bố, mẹ. Cô bé vô cùng vui sướng, liên tục reo lên những thanh âm không rõ lời. Bởi đã nhiều năm phải sống trong im lặng, em đã được hòa điệu với thanh âm cuộc sống. Niềm hạnh phúc ấy đến như một phép màu diệu kỳ mà  trước đây bé Linh gia đình không dám mơ tới.

“Ước mong giản dị mà vợ chồng tôi khao khát bấy lâu nay là được con một lần gọi tiếng “mẹ, bố”…; nhìn thấy con phát triển bình thường như bao đứa trẻ khác, được đến trường, vui chơi, hòa nhập với bạn bè cùng trang lứa sắp thành hiện thực” - chị Thúy rưng rưng hạnh phúc.

Bé Ánh Linh vui sướng khi nghe được những âm thanh sôi động của cuộc sống. Ảnh: Lâm Tùng
Bé Ánh Linh  vui sướng khi nghe được những âm thanh sôi động của cuộc sống. Ảnh: Lâm Tùng

Ca phẫu thuật cấy ốc tai điện tử đầu tiên tại Miền Trung 

Bé Nguyễn Thị Ánh Linh là bệnh nhân đầu tiên tại Miền Trung được thực hiện phẫu thuật cấy ốc tai điện tử. Ca phẫu thuật do Bệnh viện Tai Mũi Họng miền Trung phối hợp với hãng Medel TP HCM thực hiện.

Được biết, đây là kỹ thuật khó, đòi hỏi điều kiện cơ sở y tế đảm bảo, phòng mổ đạt tiêu chuẩn, trang thiết bị hiện đại. Ekip thực hiện phẫu thuật gồm chuyên gia cấy ốc tai điện tử Ths, Bác sĩ Lê Tự Thành Nhân đến từ TP. HCM cùng các bác sỹ, nhân viên y tế chuyên môn kỹ thuật cao,  kinh giàu nghiệm của Bệnh viện Tai mũi họng miền Trung.

Các chuyên gia, bác sĩ Bệnh viện TMH Miền Trung tiến hành ca phẫu thuật cấy ốc tai điện tử đầu tiên tại Nghệ An. Ảnh: PV
Các chuyên gia, bác sĩ Bệnh viện Tai mũi họng Miền Trung tiến hành ca phẫu thuật cấy ốc tai điện tử đầu tiên tại Miên Trung. Ảnh: PV

Ekip thực hiện phẫu thuật đã có sự chuẩn bị kỹ lưỡng. Trong thời gian gần 2 tháng, các bác sĩ đã nhiều lần tiến hành thăm khám, chụp CT cắt lớp vi tính, chụp cộng hưởng từ để kiểm tra chức năng tai, đo thính lực, nhĩ lượng, tình trạng ốc tai, khám sức khỏe tổng thể cho bệnh nhi. Đến khi đảm bảo các điều kiện cho phép, các bác sĩ chỉ định cấy ghép ốc tai điện tử để cải thiện thính lực cho bé.

Ca phẫu thuật được tiến hành trên màn hình phẫu thuật hiển vi hiện đại và thành công tốt đẹp sau hơn 2 tiếng phẫu thuật. Thiết bị ốc tai điện tử được cấy vào tai bé Ánh Linh đáp ứng điều trị tốt.

Hiện tại, bé hồi phục tốt, nghe được những âm thanh đầu tiên. Sau 3-4 tuần, bệnh viện sẽ kết hợp với hãng Medel lắp bộ phận hỗ trợ nghe bên ngoài để tiếp vào trong, điều chỉnh âm thanh giúp bé nghe âm thanh rõ ràng và trọn vẹn hơn. Tiếp theo, bé sẽ được học lớp huấn luyện để phát triển ngôn ngữ.

Cấy ốc tai điện tử là phương pháp điều trị khiếm thính hiện đại nhất hiện nay, với nhiều ưu điểm vượt trội. Bác sĩ Đặng Văn Thắng - Giám đốc Bệnh viện Tai mũi họng miền Trung, cho biết: “Hệ thống ốc tai điện tử là thiết bị điện cực được đưa vào bên trong ốc tai giúp dẫn truyền các tín hiệu âm thanh vượt qua các phần bị tổn thương của tai trong và truyền thẳng tới dây thần kinh thính giác để phân tích nghe. Thiết bị được sử dụng trong công nghệ này đảm bảo an toàn cho người cấy ghép, hạn chế tổn thương phần ốc tai, bảo tồn lông thần kinh thính giác còn lại, để giữ mức thính lực tốt nhất có thể cho người bệnh”.

Ưu điểm của phương pháp cấy ốc tai điện tử giúp người được cấy ghép nghe thấy âm thanh trọn vẹn, trung thực mà hoàn toàn không thấy khó chịu; tự tin hòa nhập cộng đồng, nâng cao chất lượng sống.

Việc triển khai thành công kỹ thuật cấy ốc tai điện tử trong điều trị bệnh nhân khiếm thính của Bệnh viện Tai mũi họng miền Trung nhằm giúp người bệnh tiếp cận với kỹ thuật hiện đại ngay tại địa phương, tiết kiệm chi phí, thuận tiện trong KCB, không phải chuyển tuyến.

Thời gian tới, bệnh viện tiếp tục mời các chuyên gia trong và ngoài nước phối hợp để tiến hành kỹ thuật cấy ốc tai điện tử thường quy, điều trị cho nhiều bệnh nhân khiếm thính.

Hiện nay, Bệnh viện Tai mũi họng miền Trung đang thực hiện các phẫu thuật trong tai mũi họng như cắt Amydal, nạo VA, vi phẫu thanh quản, phẫu thuật nội soi mũi xoang, phẫu thuật các đường rò bẩm sinh vùng đầu cổ, phẫu thuật tai và xương chũm, cấy ốc tai điện tử…
BỆNH VIỆN TAI MŨI HỌNG MIỀN TRUNG
Số 12 - Đại lộ Lê Nin - TP.Vinh - Nghệ An
Hotline: 0238 3574 888

tin mới

Bài tập cho người bệnh viêm phổi

Bài tập cho người bệnh viêm phổi

Trường hợp viêm phổi nặng có thể gây khó thở, thở nặng nhọc làm ảnh hưởng đến công việc và cuộc sống hàng ngày. Thực hiện một số bài tập không giúp điều trị khỏi viêm phổi nhưng có tác dụng tăng cường chức năng hô hấp,

Bí quyết thoát mất ngủ do căng thẳng của nữ giám đốc U50

Bí quyết thoát mất ngủ do căng thẳng của nữ giám đốc U50

(Baonghean.vn) - “Cứ căng thẳng đầu óc là tối về tôi lại không chợp mắt nổi, đêm chỉ ngủ được 1 - 2 tiếng. Sáng dậy đầu ong ong, người mệt mỏi, dễ cáu gắt, không có năng lượng tư vấn cho khách hàng”, chị Vũ Kim Sa - Giám đốc Công ty cổ phần Thương mại Hà My chia sẻ.

'Phép màu' ở Bệnh viện Ung bướu Nghệ An

'Phép màu' ở Bệnh viện Ung bướu Nghệ An

(Baonghean.vn) - “Trước đây, để tìm đến và hỗ trợ cho những hoàn cảnh khó khăn, chúng tôi thường phải về tận các địa phương, nhất là vùng sâu vùng xa. Nhưng bây giờ, chúng tôi chỉ cần đến Bệnh viện Ung bướu Nghệ An, ở đó luôn có những bệnh nhân khổ nhất, những con người cần hỗ trợ nhất”.

Bài tập cho người bệnh hen

Bài tập cho người bệnh hen

Mục tiêu của điều trị bệnh hen là giúp người bệnh kiểm soát tốt triệu chứng, duy trì khả năng hoạt động bình thường, ngăn ngừa biến chứng… Vậy người bệnh hen nên tập luyện như thế nào?

Cán bộ thú y huyện Diễn Châu tiêm phòng vắc xin cho đàn gia cầm trên địa bàn. Ảnh tư liệu: Phú Hương

Chủ tịch UBND cấp huyện bị phê bình nếu địa phương để dịch bệnh dại và cúm gia cầm lây lan, có người tử vong

(Baonghean.vn) - Địa phương nào chủ quan, để dịch bệnh xảy ra và lây lan, có người tử vong do chó mắc bệnh dại cắn hoặc người chết do nhiễm virut cúm gia cầm khi đàn vật nuôi chưa được tiêm phòng vắc-xin thì chủ tịch UBND cấp huyện bị phê bình trước Chủ tịch UBND tỉnh.

Các bác sĩ tiến hành phẫu thuật đặt stent Graft cho bệnh nhân bị phình động mạch chủ bụng. Ảnh: Hồ Hà

Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An triển khai thường quy kỹ thuật đặt Stent Graft động mạch chủ

(Baonghean.vn) - Đặt Stent Graft động mạch chủ là kỹ thuật khó, chuyên sâu của chuyên ngành tim mạch. Kỹ thuật này đã được triển khai thường quy tại Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An. Ở Nghệ An, hiện mới chỉ có Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An thực hiện được kỹ thuật này.

Khám phá tác dụng ít biết của cứu ngải

Khám phá tác dụng ít biết của cứu ngải

Đến nay, nhiều người vẫn cho rằng, cứu ngải chỉ có vai trò hỗ trợ cho tác dụng của châm cứu. Thực ra, đây là một phương pháp trị liệu riêng biệt với những giá trị phòng và điều trị bệnh tật hết sức độc đáo.

“Chủ động phòng chống bệnh lý đột quỵ”

Chương trình livestream 'Chủ động phòng chống bệnh lý đột quỵ'

(Baonghean.vn) -Bệnh đột quỵ nguy hiểm như thế nào? Làm sao để phòng tránh và nhận biết sớm đột quỵ? Tất cả sẽ được bác sĩ Bệnh viện ĐKTP Vinh giải đáp trong chương trình “20h Bác sỹ đây rồi”. Chương trình được livestream lúc 20h ngày 20/3 trên các nền tảng số của Báo Nghệ An và BVĐK Thành phố Vinh.