Kỷ niệm 500 năm Năm sinh Tướng công Đinh Bạt Tụy

(Baonghean.vn) – Tối 18/3, UBND huyện Hưng Nguyên tổ chức Lễ kỷ niệm 500 năm Năm sinh Tướng công Đinh Bạt Tụy tại Đền thờ ông ở làng Bùi Ngõa, xã Hưng Trung, Hưng Nguyên.

Dự lễ có các đống chí: Đinh Thị Lệ Thanh - Ủy viên chuyên trách Ban chỉ đạo Tây Bắc; Đinh Viết Hồng – Phó chủ tịch UBND; đại diện lãnh đạo huyện Hưng Nguyên. 

Tướng công Đinh Bạt Tuỵ sinh năm 1528 trong một gia đình nhà Nho, tại làng Bùi Ngoã, xã Bùi Khổng (nay thuộc xã Hưng Trung, huyện Hưng Nguyên). Ông là một nhà khoa bảng, một vị tướng  văn võ song toàn, trung quân, ái quốc; một trong những “danh tướng lương thần” đã có nhiều cống hiến đối với công cuộc dẹp loạn, an dân, ổn định tình hình đất nước vào thế kỷ XVI.

Các đại biểu tham dự buổi lễ
Các đại biểu tham dự lễ.
GS.TS Đinh Xuân Khoa - Hiệu trưởng Trường Đại học Vinh, đại diện Hội đồng gia tộc họ Đinh phát biểu tại buổi lễ
GS.TS Đinh Xuân Khoa - Hiệu trưởng Trường Đại học Vinh, đại diện Hội đồng gia tộc họ Đinh phát biểu tại buổi lễ.

Gần 40 năm làm quan (1554 -1589), Đinh Bạt Tụy đã phò giúp 3 đời vua Lê: Lê Trung Tông (1554 - 1555), Lê Anh Tông (1556 - 1572) và Lê Thế Tông (1573 - 1589). Tên tuổi và công trạng của Đinh Bạt Tụy đã được triều Lê và lịch sử dân tộc ghi nhận là “Đệ nhất công thần”.

Tiết mục văn nghệ tại buổi lễ kỷ niệm 500 năm Năm sinh Tướng công Đinh Bạt Tụy
Tiết mục văn nghệ tại buổi lễ kỷ niệm 500 năm Năm sinh Tướng công Đinh Bạt Tụy.

Từ tấm gương vì dân, vì nước của Đinh Bạt Tụy, các thế hệ con cháu dòng họ Đinh nỗ lực rèn luyện, phấn đấu, góp phần làm rạng rỡ truyền thống gia đình, dòng họ và quê hương, đất nước. Trong các cuộc kháng chiến của dân tộc, nhiều người con của dòng họ tham gia chiến trường, hàng trăm người hiện nay đang là sỹ quan quân đội. Truyền thống khoa bảng của dòng họ Đinh cũng đáng ghi nhận với hàng chục người là giáo sư, tiến sỹ, thạc sỹ…

Lễ  kỷ niệm 500 năm Năm sinh Tướng công Đinh Bạt Tụy là sự kiện tri ân, làm sáng danh cuộc đời và sự nghiệp của Tướng công Đinh Bạt Tụy với lịch sử, quê hương, đất nước; qua đó, giáo dục truyền thống yêu nước cho thế hệ trẻ.  

Nguyệt Minh

tin mới

Có hẹn với Môn Sơn - Lục Dạ

Có hẹn với Môn Sơn - Lục Dạ

(Baonghean.vn) - Lễ hội Môn Sơn - Lục Dạ là một trong những lễ hội độc đáo và mang đậm bản sắc văn hóa của người dân tộc Thái ở huyện Con Cuông. Bên cạnh cảnh đẹp thiên nhiên, Môn Sơn còn níu chân du khách bởi bản sắc văn hóa độc đáo của người dân nơi đây.

Tháng Tư về trên sắc hoa cúc biển Cửa Lò

Tháng Tư về trên sắc hoa cúc biển Cửa Lò

(Baonghean.vn) - Cứ mỗi độ tháng 4 về, những bông cúc biển lại tỏa sắc rực rỡ. Vẻ đẹp riêng của loại hoa được xem là biểu tượng du lịch Cửa Lò khiến cho các thiếu nữ không thể bỏ lỡ với mong muốn lưu lại những tấm hình làm kỷ niệm.

Khai mạc lớp bồi dưỡng văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam

Khai mạc lớp bồi dưỡng văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam

(Baonghean.vn) - Ngày 15/4, tại thành phố Hạ Long, Hội đồng Lý luận phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương phối hợp với tỉnh Quảng Ninh khai mạc lớp bồi dưỡng “Văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam: Vai trò của sáng tạo, lý luận, phê bình và quảng bá”.

Bệnh tan máu bẩm sinh

Sàng lọc, phòng ngừa bệnh tan máu bẩm sinh

(Baonghean.vn) - Bệnh tan máu bẩm sinh (Thalassemia) là bệnh di truyền và ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe của người bệnh và cả chất lượng dân số. Tại Nghệ An, dù đã được tuyên truyền thường xuyên nhưng số người mắc bệnh vẫn còn khá cao, nhất là ở các huyện miền núi.

[Infographics] Những điểm nhấn Lễ hội du lịch Cửa Lò 2024

[Infographics] Những điểm nhấn Lễ hội du lịch Cửa Lò 2024

(Baonghean.vn) - Năm 2024, lễ hội du lịch Cửa Lò hướng đến quảng bá các giá trị văn hóa, vẻ đẹp của vùng đất và con người Cửa Lò đến du khách trong nước và quốc tế. Theo đó, Cửa Lò sẽ tổ chức chuỗi hoạt động thiết thực tạo điểm nhấn chào mừng kỷ niệm 30 năm thành lập Thị xã Cửa Lò.