Ký ức của người phụ nữ Mỹ tổ chức lễ trao trả Hong Kong cho Trung Quốc

Maureen Earls chứng kiến phút giây lịch sử từ khu vực điều khiển của lễ trao trả Hong Kong cho Trung Quốc.

Maureen Earls, người Mỹ tham gia việc tổ chức lễ trao trả Hong Kong cho Trung Quốc. Ảnh: SCMP.

Maureen Earls, người Mỹ tham gia việc tổ chức lễ trao trả Hong Kong cho Trung Quốc. Ảnh: SCMP.

Maureen Earls, người Mỹ, lần đầu đến Hong Kong vào năm 1992 và yêu quý thành phố này. Ba tháng sau, bà quyết định chuyển từ New York đến sống và lập gia đình ở đây.

Vì tình yêu với thành phố, Earls, người khi đó làm việc cho một công ty đa quốc gia, muốn tham gia vào buổi lễ Hong Kong trở về với Trung Quốc, theo SCMP.

"Tôi liên tục viết thư cho các cơ quan chính quyền và hỏi họ "các anh đã nghĩ đến kịch bản buổi lễ chưa?".

Earls đã rất vui khi nhóm của bà thắng thầu và được phụ trách tổ chức sự kiện. Lễ Anh trao trả Hong Kong cho Trung Quốc diễn ra từ chiều ngày 30/6/1997 đến tối ngày 1/7/1997. Lễ chia tay Hong Kong vào hoàng hôn được tổ chức vào ngày 30/6 với cuộc diễu hành của lính Anh. Lễ hạ cờ Anh, thượng cờ Trung Quốc và cờ Hong Kong mới được tổ chức vào 0h ngày 1/7.

Trong khi mọi thứ diễn ra theo kế hoạch vào ngày 30/6, thời tiết xấu là "khách không mời" trong buổi lễ tạm biệt vào hoàng hôn.

"Chúng tôi được thông báo rằng trời có thể mưa và chúng tôi đã họp khẩn để thảo luận cách đối phó", bà nói.

Khi trời mưa lớn trong buổi lễ, Earls ấn tượng trước sự bình tĩnh của Thái tử Charles. "Ông ấy vẫn tiếp tục bài phát biểu mà không hề nao núng. Tôi nghĩ trong trường hợp đó, nhiều người sẽ dừng bài phát biểu".

Bà cũng ấn tượng bởi sự bền bỉ của các học sinh địa phương biểu diễn trong mưa. "300 học sinh có thể không biểu diễn, nhưng họ vẫn kiên quyết làm, điều này cho thấy tinh thần Hong Kong mạnh mẽ và tâm huyết của họ đối với buổi lễ", Earls nhận xét.

Khi lễ thượng cờ được tổ chức tại Trung tâm Hội nghị và Triển lãm ở Wan Chai, Earls ngồi tại bảng điều khiển với hai đồng nghiệp và hai đại diện của Trung Quốc đại lục.

Trong khi các đồng nghiệp tập trung vào việc đảm bảo rằng tất cả mọi người đều ở đúng vị trí và mọi thứ diễn ra theo đúng kế hoạch, đôi mắt của bà tập trung vào lá cờ.

"Khi tôi nhìn thấy lá cờ dần lên đến đỉnh cột, tôi biết rằng nó ở đúng vị trí như kế hoạch, vì tôi nghe thấy một đồng nghiệp thì thầm "ổn rồi".

"Tôi cầu nguyện cho lá cờ mở ra thật hoàn hảo", bà nói. "Tôi đã rất vui mừng và chẳng may phát ra âm thanh cảm thán, đó là tiếng động duy nhất trong khu vực điều khiển yên tĩnh của ban tổ chức".

Các quan chức Trung Quốc sau đó đến ôm Earls. "Lúc trước chắc họ nghĩ rằng 'người phụ nữ Mỹ này là ai? Cô ấy đang làm gì ở đây?'", Earls nói đùa. "Nhưng khi họ ôm tôi, tôi cảm thấy mỗi giây trong công việc của tôi đều đáng giá".

"Tôi nhớ rằng có những khán giả vỗ tay rất to. Dường như mọi người đều hài lòng khi chứng kiến ​​một khoảnh khắc lịch sử", Earls nói.

Theo VNE

tin mới

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

(Baonghean.vn) - Chuyên gia quân sự Đức Nico Lange - một thành viên cấp cao tại Hội nghị An ninh Munich cho rằng, NATO đã đến lúc phải sửa chữa "sai lầm đắt giá" và thay đổi chiến lược ở Ukraine, NATO nên sử dụng hệ thống phòng không của mình bắn hạ tên lửa Nga ở sườn phía Đông của liên minh.

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

(Baonghean.vn) - Trong một thời gian dài, Nga đã chỉ tập trung vào quá trình phi quân sự hoá và phi phát xít hoá Ukraine. Tuy nhiên, các cuộc đối đầu ngày càng gia tăng ác liệt, và quy mô tàn phá đã cho thấy cách Nga tiếp cận với việc phi công nghiệp hoá Ukraine ngày càng rõ nét.

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Nước Pháp, bất chấp những tuyên bố hung hăng của Tổng thống Emmanuel Macron, không có đủ tiềm lực để tham gia vào cuộc chiến khốc liệt ở Ukraina; thậm chí nước này có thể chỉ có đủ đạn dược trong 2-3 ngày, theo Cyril de Lattre - chuyên gia hàng không, cựu phi công Pháp nói với Sputnik.