Lá chắn bảo vệ Guam trước tên lửa đạn đạo Triều Tiên

Mỹ và Nhật Bản triển khai nhiều hệ thống Aegis và THAAD để bắn hạ các tên lửa Triều Tiên nhắm vào Guam.

Khẩu đội THAAD trên đảo Guam diễn tập tiêu diệt mục tiêu.

Triều Tiên hôm 10/8 hé lộ kế hoạch phóng 4 tên lửa tầm xa (IRBM) Hwasong-12 xuống khu vực xung quanh đảo Guam, nơi đặt nhiều căn cứ quân sự quan trọng của Mỹ tại Thái Bình Dương. Tuy nhiên, các tên lửa này nhiều khả năng sẽ bị lá chắn phòng thủ của Mỹ và Nhật Bản bắn hạ trước khi bay tới đích, theo Bussiness Insider.

Chuyên gia quân sự Alex Lockie cho biết để đối phó với mối đe dọa từ tên lửa Triều Tiên, Mỹ và Nhật Bản đã bố trí mạng lưới phòng thủ tên lửa quy mô, gồm nhiều tàu khu trục lớp Arleigh Burke, một tổ hợp Aegis mặt đất (Aegis Ashore) ở Nhật Bản và một Hệ thống phòng thủ tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) ở Guam.

"Bước đầu tiên để ngăn chặn tên lửa Triều Tiên là Mỹ và Nhật Bản phải bàn về điều kiện, thời điểm cho phép họ bắn hạ các quả đạn", chuyên gia phân tích Roger Baker của Stratfor nhận định. Nếu tên lửa Triều Tiên nhắm vào khu vực nguy hiểm, cả hai nước sẽ phối hợp đánh chặn. Ngược lại, nếu chúng rơi xuống biển, Mỹ - Nhật sẽ án binh bất động.

Khi xác định tên lửa của Bình Nhưỡng có thể gây ra đe dọa, Washington và Tokyo sẽ triển khai hàng loạt tàu chiến trang bị hệ thống Aegis hiện đại đến các vị trí tối ưu, dọc đường bay của quả đạn.

la-chan-bao-ve-guam-truoc-ten-lua-dan-dao-trieu-tien

Tàu tuần dương Mỹ thử tên lửa SM-3 Block IIA. Ảnh: UPI

Lực lượng đánh chặn tầm xa chủ lực của Mỹ tại châu Á là 16 tàu tuần dương và khu trục trang bị hệ thống Aegis, trong đó 5 chiếc đóng quân thường trực tại cảng Yokosuka, Nhật Bản. Tokyo cũng sở hữu 6 tổ hợp Aegis trên các khu trục hạm lớp Kongo và Atago tối tân.

Radar mảng pha quét điện tử thụ động AN/SPY-1D trên Aegis có thể phát hiện và bám bắt nhiều loại tên lửa đạn đạo từ tầm ngắn tới tầm xa. Mỗi tàu chiến lớp Arleigh Burke, Atago và Kongo được trang bị 4 đài radar AN/SPY-1D, cho phép theo dõi cùng lúc 800 mục tiêu ở mọi hướng. Hệ thống Aegis cũng có thể lấy dữ liệu từ radar tầm xa AN/TPY-2, một thành phần của lá chắn THAAD.

Khi mục tiêu được nhận dạng, một trong 6 tàu chiến mang tên lửa SM-3 của Mỹ hoặc Nhật sẽ khai hỏa. Đây là loại đạn chuyên đánh chặn ngoài khí quyển, có nhiệm vụ tiêu diệt tên lửa đạn đạo đối phương trong pha giữa hành trình. Phiên bản SM-3 Block IIA mới nhất có tầm bắn tới 2.500 km, đạt tốc độ 16.200 km/h.

Trong trường hợp tên lửa Triều Tiên lọt qua được hệ thống chiến đấu Aegis, nó sẽ phải tiếp tục đối mặt với khẩu đội THAAD trang bị 48 tên lửa đánh chặn và hệ thống radar AN/TPY-2 được Mỹ triển khai ở Guam từ tháng 4/2013.

"THAAD và Aegis có đủ năng lực đánh chặn tên lửa Hwasong-12 của Triều Tiên. Nếu hai hệ thống cùng được triển khai, tỷ lệ bắn hạ thành công là 96%", Mike Elleman, chuyên gia về phòng thủ tên lửa tại Viện nghiên cứu Chiến lược quốc tế (IISS), nhận định.

la-chan-bao-ve-guam-truoc-ten-lua-dan-dao-trieu-tien-1

Kế hoạch bắn tên lửa tới Guam của Triều Tiên. 

Tuy nhiên, hệ thống phòng thủ tên lửa Mỹ và Nhật Bản mới chỉ vận hành trong điều kiện thử nghiệm, chưa từng được kiểm chứng trong thực chiến. Nếu lá chắn này để lọt một tên lửa Triều Tiên rơi xuống khu vực gần đảo Guam, uy tín của quân đội Mỹ và Nhật Bản sẽ bị tổn thất nghiêm trọng.

Với nguy cơ tổn hại uy tín của lá chắn phòng thủ quá lớn, Mỹ và Nhật sẽ không đánh chặn tên lửa của Triều Tiên trừ khi chúng gây ra mối đe dọa thực sự, chuyên gia Alex Lockie nhấn mạnh.

Theo VNE

tin mới

 Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực nếu Tel Aviv đáp trả

Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực giữa Iran - Israel nếu Tel Aviv đáp trả vụ tấn công 13/4

(Baonghean.vn) - Bình luận về khả năng có một cuộc chiến tổng lực và toàn diện giữa Iran - Israel sau sự kiện 13/4, PGS.TS. Thiếu tướng Lê Văn Cương - nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược Bộ Công an cho rằng, cuộc chiến sẽ bùng lên nếu Israel có các hành động đáp trả vào các căn cứ của Iran.

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

(Baonghean.vn) - Lần đầu tiên kể từ năm 1945, Đức đưa vài nghìn binh lính tiến sát tới biên giới Nga. Bộ trưởng Quốc phòng Đức gọi những gì đang diễn ra là “một ngày tuyệt vời đối với Quân đội Đức”. Lữ đoàn Đức này đi đâu, và sẽ gây ra mối đe dọa nghiêm trọng nào đối với lợi ích của Nga?

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

(Baonghean.vn) - Cựu Giám đốc Tổng cục An ninh Đối ngoại Pháp Alain Jouillet cho biết, nếu Nga và Ukraine không thể đạt được thỏa thuận trong những tháng tới, do áp lực từ các thế lực bên ngoài, thì một thỏa thuận ngừng bắn sẽ đạt được sau khi ông Donald Trump trở lại nắm quyền.

Cựu chuyên gia Lầu Năm Góc: Phương Tây 'đánh mất' sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao cho Tổng thống Zelensky

Cựu chuyên gia Lầu Năm Góc: Phương Tây 'đánh mất' sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao cho Tổng thống Zelensky

(Baonghean.vn) - Cựu chuyên gia phân tích của Lầu Năm Góc, Trung úy Không quân Mỹ đã nghỉ hưu Karen Kwiatkowski cho rằng, phương Tây đã đánh mất sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao phó cho Tổng thống Volodymyr Zelensky trong cuộc bầu cử tổng thống 5 năm trước đó.