Lạ kỳ cây cầu bắc qua 18 chiếc thuyền ở Trung Quốc

Khi tàu bè đi qua, đoạn cầu phao sẽ di chuyển sang một bên để tạo ra kênh mở trên sông Hàn.

Cầu Quảng Tế, còn được gọi là cầu Tương Tử (Hàn Tương Tử trong bát tiên), là một cây cầu cổ bắc ngang qua sông Hàn, ngoài cửa Đông thành phố Triều Châu thuộc tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc. Ảnh: wiki
Cầu Quảng Tế, còn được gọi là cầu Tương Tử (Hàn Tương Tử trong bát tiên), là một cây cầu cổ bắc ngang qua sông Hàn, ngoài cửa Đông thành phố Triều Châu thuộc tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc. Ảnh: wiki
Cầu Quảng Tế được xếp vào 4 cây cầu cổ nổi tiếng nhất Trung Quốc (tứ đại cổ kiều) – ba cây cầu cổ khác là An Tế ở Hà Bắc, Lạc Dương ở Phúc Kiến và Lư Cầu ở Bắc Kinh. Có câu nói rằng nếu bạn đến Triều Châu mà chưa đi ngắm cầu Quảng Tế thì chuyến đi của bạn xem như vô giá trị.
Cầu Quảng Tế được xếp vào 4 cây cầu cổ nổi tiếng nhất Trung Quốc (tứ đại cổ kiều) – ba cây cầu cổ khác là An Tế ở Hà Bắc, Lạc Dương ở Phúc Kiến và Lư Cầu ở Bắc Kinh. Có câu nói rằng nếu bạn đến Triều Châu mà chưa đi ngắm cầu Quảng Tế thì chuyến đi của bạn xem như vô giá trị.
Ngoài việc là cây cầu có từ thời xa xưa, mang ý nghĩa lịch sử, cầu Quảng Tế còn là cây cầu phao đầu tiên trên thế giới có thể mở và đóng. Nguyên thủy toàn bộ cầu là một cấu trúc nổi được nâng đỡ bằng 86 chiếc thuyền rất lớn. Ngày nay, chỉ còn phần giữa của cầu được nâng đỡ bằng 18 chiếc thuyền dùng làm phao nổi, có thể di chuyển sang một bên để tạo ra kênh mở cho tàu thuyền đi qua. Đây là cây cầu đầu tiên của Trung Quốc có đặc điểm này.
Ngoài việc là cây cầu có từ thời xa xưa, mang ý nghĩa lịch sử, cầu Quảng Tế còn là cây cầu phao đầu tiên trên thế giới có thể mở và đóng. Nguyên thủy toàn bộ cầu là một cấu trúc nổi được nâng đỡ bằng 86 chiếc thuyền rất lớn. Ngày nay, chỉ còn phần giữa của cầu được nâng đỡ bằng 18 chiếc thuyền dùng làm phao nổi, có thể di chuyển sang một bên để tạo ra kênh mở cho tàu thuyền đi qua. Đây là cây cầu đầu tiên của Trung Quốc có đặc điểm này.
Trên một đầu cầu có tảng đá khắc bốn chữ “Chặn dòng nước lũ”. Theo truyền thuyết, những chữ này được viết bởi Hàn Tương Tử, một vị tiên trong bát tiên. Vì vậy mà cầu còn được gọi là cầu Tương Tử.
Trên một đầu cầu có tảng đá khắc bốn chữ “Chặn dòng nước lũ”. Theo truyền thuyết, những chữ này được viết bởi Hàn Tương Tử, một vị tiên trong bát tiên. Vì vậy mà cầu còn được gọi là cầu Tương Tử.
Cầu được khởi công xây dựng từ năm 1170 vào thời Nam Tống và hoàn thành sau 57 năm. Với chiều dài gần 520 mét, cầu có 24 trụ đá chính (mố cầu) được xây thành đình đài lầu các theo kiểu mái cong ở cả hai đầu Đông-Tây và nhịp giữa dài 100 mét đặt trên 18 chiếc thuyền.
Cầu được khởi công xây dựng từ năm 1170 vào thời Nam Tống và hoàn thành sau 57 năm. Với chiều dài gần 520 mét, cầu có 24 trụ đá chính (mố cầu) được xây thành đình đài lầu các theo kiểu mái cong ở cả hai đầu Đông-Tây và nhịp giữa dài 100 mét đặt trên 18 chiếc thuyền.
Cấu trúc của cầu rất đặc biệt, vừa là cầu đá, vừa là cầu phao; bao gồm nhiều khối đá granit được kết dính với nhau bằng đinh tán và mộng định hình thành các trụ lớn và nhỏ.
Cấu trúc của cầu rất đặc biệt, vừa là cầu đá, vừa là cầu phao; bao gồm nhiều khối đá granit được kết dính với nhau bằng đinh tán và mộng định hình thành các trụ lớn và nhỏ.
Vào năm 1723, hai con trâu đúc bằng sắt được đặt ở hai đầu cầu, sau này không còn nữa. Đến năm 1980, người ta đã đặt ở đầu cầu hai con trâu sắt mới.
Vào năm 1723, hai con trâu đúc bằng sắt được đặt ở hai đầu cầu, sau này không còn nữa. Đến năm 1980, người ta đã đặt ở đầu cầu hai con trâu sắt mới.
Vào năm 1638, cầu bị cháy và hư hỏng nặng. Cầu Quảng Tế đã phải trải qua năm lần sửa chữa lớn. Trong đó lần nặng nhất là 4 năm sau khi công trình hoàn thành, một cơn lũ đã làm cầu sụp đổ.
Vào năm 1638, cầu bị cháy và hư hỏng nặng. Cầu Quảng Tế đã phải trải qua năm lần sửa chữa lớn. Trong đó lần nặng nhất là 4 năm sau khi công trình hoàn thành, một cơn lũ đã làm cầu sụp đổ.

 Theo VNE

tin mới

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Nước Pháp, bất chấp những tuyên bố hung hăng của Tổng thống Emmanuel Macron, không có đủ tiềm lực để tham gia vào cuộc chiến khốc liệt ở Ukraina; thậm chí nước này có thể chỉ có đủ đạn dược trong 2-3 ngày, theo Cyril de Lattre - chuyên gia hàng không, cựu phi công Pháp nói với Sputnik.

 Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực nếu Tel Aviv đáp trả

Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực giữa Iran - Israel nếu Tel Aviv đáp trả vụ tấn công 13/4

(Baonghean.vn) - Bình luận về khả năng có một cuộc chiến tổng lực và toàn diện giữa Iran - Israel sau sự kiện 13/4, PGS.TS. Thiếu tướng Lê Văn Cương - nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược Bộ Công an cho rằng, cuộc chiến sẽ bùng lên nếu Israel có các hành động đáp trả vào các căn cứ của Iran.

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

(Baonghean.vn) - Lần đầu tiên kể từ năm 1945, Đức đưa vài nghìn binh lính tiến sát tới biên giới Nga. Bộ trưởng Quốc phòng Đức gọi những gì đang diễn ra là “một ngày tuyệt vời đối với Quân đội Đức”. Lữ đoàn Đức này đi đâu, và sẽ gây ra mối đe dọa nghiêm trọng nào đối với lợi ích của Nga?

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

(Baonghean.vn) - Cựu Giám đốc Tổng cục An ninh Đối ngoại Pháp Alain Jouillet cho biết, nếu Nga và Ukraine không thể đạt được thỏa thuận trong những tháng tới, do áp lực từ các thế lực bên ngoài, thì một thỏa thuận ngừng bắn sẽ đạt được sau khi ông Donald Trump trở lại nắm quyền.