Lạ miệng với 5 món ngon từ quả và lá cọ

(Baonghean.vn) - Thời điểm này ở Con Cuông (Nghệ An), cây cọ (tro) đang cho người dân nơi đây có thu nhập đáng kể. Tất cả các bộ phận từ cây cọ đều có thể tận dụng. Lá cọ dùng để lợp mái nhà, cuống lá dùng để chẻ nan dệt mành, hoặc thân cây cọ già có thể làm các đồ thủ công mỹ nghệ. Đặc biệt, quả cọ có vị bùi, ngậy có thể chế biến được nhiều món ăn hấp dẫn.

Người ăn quả cọ sành là người biết chọn cho mình những quả cọ tròn, cùi dầy có màu vàng như mật ong, khi nhấm nháp còn thấy dẻo, dính ở răng thì đó chính là loài cọ nếp quý. Ảnh: Internet
Người ăn quả cọ sành là người biết chọn cho mình những quả cọ tròn, cùi dầy có màu vàng như mật ong, khi nhấm nháp còn thấy dẻo, dính ở răng thì đó chính là loài cọ nếp quý. Ảnh: Internet
Cọ om (cọ ỏm): Là món ngon độc đáo của Việt Nam. Trái cọ dùng để om phải là cọ già thì mới ngon. Cọ càng già thì vị càng ngậy, càng béo và bùi. Cọ mang về đem xóc với những cật nữa sắc để cạo bỏ lớp vỏ bên ngoài. Sau đó đem cọ thả vào nồi nước sôi lăn tăn, để một lúc là cọ sẽ chín mềm. Om cọ cũng là một nghệ thuật. Người ta không om cọ khi nước sôi sùng sục, vì như thế quả cọ sẽ vì nhiệt độ quá nóng mà teo đi, quắt lại, ăn cứng và chát. Cọ cũng không thể om quá lâu, khi mặt nước nổi những váng màu vàng, cọ từ màu xanh sậm chuyển sang màu vàng là được. Ảnh: Internet
Cọ om (cọ ỏm): Là món ngon độc đáo của Việt Nam. Trái cọ dùng để om phải là cọ già thì mới ngon. Cọ càng già thì vị càng ngậy, càng béo và bùi. Cọ mang về đem xóc với những cật nữa sắc để cạo bỏ lớp vỏ bên ngoài. Sau đó đem cọ thả vào nồi nước sôi lăn tăn, để một lúc là cọ sẽ chín mềm. Om cọ cũng là một nghệ thuật. Người ta không om cọ khi nước sôi sùng sục, vì như thế quả cọ sẽ vì nhiệt độ quá nóng mà teo đi, quắt lại, ăn cứng và chát. Cọ cũng không thể om quá lâu, khi mặt nước nổi những váng màu vàng, cọ từ màu xanh sậm chuyển sang màu vàng là được. Ảnh: Internet
Xôi cọ. Xôi cọ cũng làm từ cọ ỏm, nhưng sau khi cọ ỏm chín, dùng ngón tay tách nhẹ nhàng từng phần thịt vàng óng của cọ. Thịt cọ ấy đem trộn đều với gạo nếp hương, xóc chút muối rồi cho vào chõ xôi, đun nhỏ lửa, đồ chín. Khi xôi chín, trộn thêm hành mỡ đã phi thơm vào khiến cho món xôi cọ càng hấp dẫn. Xôi cọ chấm với muối vừng, đưa nhẹ vào lưỡi cũng đủ thấy mê ly.
Xôi cọ: Xôi cọ cũng làm từ cọ ỏm, nhưng sau khi cọ ỏm chín, dùng ngón tay tách nhẹ nhàng từng phần thịt vàng óng của cọ. Thịt cọ ấy đem trộn đều với gạo nếp hương, xóc chút muối rồi cho vào chõ xôi, đun nhỏ lửa, đồ chín. Khi xôi chín, trộn thêm hành mỡ đã phi thơm vào khiến cho món xôi cọ càng hấp dẫn. Xôi cọ chấm với muối vừng, đưa nhẹ vào lưỡi cũng đủ thấy mê ly. Ảnh: Internet
Cọ ngon phải là cọ nếp. Cọ nếp sau khi om sẽ trổ màu vàng đẹp mắt, ăn mềm và dẻo. Ở nhiều vùng, loại cọ nếp này có thể được dùng để làm bánh dầy. Cọ nếp sau khi om vàng rượi được bóc ra, đem giã dập sẽ là nguyên liệu độc đáo cho món bánh dầy của “xứ cọ”. Ảnh : Internet
Bánh dầy "xứ cọ": Cọ nếp sau khi om sẽ trổ màu vàng đẹp mắt, ăn mềm và dẻo. Ở nhiều vùng, loại cọ nếp này có thể được dùng để làm bánh dầy. Cọ nếp sau khi om vàng rượi được bóc ra, đem giã dập sẽ là nguyên liệu độc đáo cho món bánh dầy của “xứ cọ”. Ảnh : Internet
Dưa cọ. Quả cọ ngoài làm ỏm thì còn có thể làm dưa. Khi đến mùa cọ các bà các chị còn chọn những quả cùi dày, béo rồi mang cạo sạch vỏ đem làm dưa. Dưa cọ có vị mặn của muối, vị ngậy béo bùi bùi của cọ, có thể ăn cùng với cơm hoặc ăn chơi đều rất ngon. Ảnh: Internet
Dưa cọ: Quả cọ ngoài làm ỏm thì còn có thể làm dưa. Khi đến mùa cọ các bà các chị còn chọn những quả cùi dày, béo rồi mang cạo sạch vỏ đem làm dưa. Dưa cọ có vị mặn của muối, vị ngậy béo bùi bùi của cọ, có thể ăn cùng với cơm hoặc ăn chơi đều rất ngon. Ảnh: Internet
Cơm nắm lá cọ. Đây là món ăn quen thuộc của người dân vùng Tây Bắc mỗi mùa cọ đến. Lá cọ đem về hơ qua lửa cho mềm, lau sạch rồi nắm với cơm được nấu bằng những loại gạo mới thu hoạch, vừa thơm, vừa dẻo. Từng nắm cơm với những viền sọc được tạo hình từ lá cọ đượm thơm mùi gạo quê quyện với hương của lá cọ, chấm với muối vừng lạc hay sườn lợn rang muối mới thấy hết được vị ngon, ngai ngái của lá cọ không nơi nào có được của món ăn dân dã này. Ảnh: Internet
Cơm nắm lá cọ: Đây là món ăn quen thuộc của người dân vùng Tây Bắc mỗi mùa cọ đến. Lá cọ đem về hơ qua lửa cho mềm, lau sạch rồi nắm với cơm được nấu bằng những loại gạo mới thu hoạch, vừa thơm, vừa dẻo. Từng nắm cơm với những viền sọc được tạo hình từ lá cọ đượm thơm mùi gạo quê quyện với hương của lá cọ, chấm với muối vừng lạc hay sườn lợn rang muối mới thấy hết được vị ngon, ngai ngái của lá cọ không nơi nào có được của món ăn dân dã này. Ảnh: Internet


Hoa Lê

(Tổng hợp)

tin mới

Đường hoa trên dốc Kẻ Lè ở Quỳ Châu

Đường hoa trên dốc Kẻ Lè ở Quỳ Châu

(Baonghean.vn) - Quốc Lộ 48A như dải lụa mềm vắt qua thị trấn Tân Lạc, huyện miền núi Quỳ Châu có hai con dốc khá nổi tiếng là Kẻ Lè và Bù Bài. Để tạo mỹ quan cho cửa ngõ thị trấn Tân Lạc, huyện Quỳ Châu từ đầu năm nay đã tổ chức thành công đường hoa trên dốc Kẻ Lè.

Có hẹn với Môn Sơn - Lục Dạ

Có hẹn với Môn Sơn - Lục Dạ

(Baonghean.vn) - Lễ hội Môn Sơn - Lục Dạ là một trong những lễ hội độc đáo và mang đậm bản sắc văn hóa của người dân tộc Thái ở huyện Con Cuông. Bên cạnh cảnh đẹp thiên nhiên, Môn Sơn còn níu chân du khách bởi bản sắc văn hóa độc đáo của người dân nơi đây.

Tháng Tư về trên sắc hoa cúc biển Cửa Lò

Tháng Tư về trên sắc hoa cúc biển Cửa Lò

(Baonghean.vn) - Cứ mỗi độ tháng 4 về, những bông cúc biển lại tỏa sắc rực rỡ. Vẻ đẹp riêng của loại hoa được xem là biểu tượng du lịch Cửa Lò khiến cho các thiếu nữ không thể bỏ lỡ với mong muốn lưu lại những tấm hình làm kỷ niệm.

Khai mạc lớp bồi dưỡng văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam

Khai mạc lớp bồi dưỡng văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam

(Baonghean.vn) - Ngày 15/4, tại thành phố Hạ Long, Hội đồng Lý luận phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương phối hợp với tỉnh Quảng Ninh khai mạc lớp bồi dưỡng “Văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam: Vai trò của sáng tạo, lý luận, phê bình và quảng bá”.

Bệnh tan máu bẩm sinh

Sàng lọc, phòng ngừa bệnh tan máu bẩm sinh

(Baonghean.vn) - Bệnh tan máu bẩm sinh (Thalassemia) là bệnh di truyền và ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe của người bệnh và cả chất lượng dân số. Tại Nghệ An, dù đã được tuyên truyền thường xuyên nhưng số người mắc bệnh vẫn còn khá cao, nhất là ở các huyện miền núi.

[Infographics] Những điểm nhấn Lễ hội du lịch Cửa Lò 2024

[Infographics] Những điểm nhấn Lễ hội du lịch Cửa Lò 2024

(Baonghean.vn) - Năm 2024, lễ hội du lịch Cửa Lò hướng đến quảng bá các giá trị văn hóa, vẻ đẹp của vùng đất và con người Cửa Lò đến du khách trong nước và quốc tế. Theo đó, Cửa Lò sẽ tổ chức chuỗi hoạt động thiết thực tạo điểm nhấn chào mừng kỷ niệm 30 năm thành lập Thị xã Cửa Lò.