Làm gì để khắc phục tình trạng sản xuất vụ Đông chậm tiến độ?

(Baonghean)- Không chỉ bị chậm thời vụ so với mọi năm do thu hoạch lúa vụ hè thu muộn, mà sản xuất vụ đông năm nay còn gặp nhiều khó khăn do mưa lụt liên tục. Hiện tại, các địa phương đang tập trung khắc phục, cố gắng đảm bảo kế hoạch đề ra.

Nông dân Diễn Thành (Diễn Châu) chăm sóc rau màu sau mưa. ảnh: Quang An
Nông dân Diễn Thành (Diễn Châu) chăm sóc rau màu sau mưa. ảnh: Quang An

Nếu như mọi năm, từ trước ngày 5/9, nông dân Diễn Châu đã xuống giống sản xuất vụ đông thì năm nay, đến tận ngày 20/9 vụ hè thu mới gặt xong. Đến trước đợt mưa ngày 13- 15/10, Diễn Châu mới gieo trồng được 3.700 ha/KH 4.900 ha. Lịch thời vụ đã bị chậm, khó khăn lại chồng chất khó khăn khi cây vụ đông vừa trồng xuống lại liên tiếp gặp mưa lụt.

Trước mưa lụt, ngô trên đất màu đã có 5- 6 lá, ngô trên đất hai lúa làm muộn hơn mới đang gieo trồng hoặc có từ 2- 3 lá. Mưa lớn đã làm 1.350/3.720 ha rau, hoa màu đã gieo trồng bị ảnh hưởng nặng nề, trong đó 753 ha coi như mất trắng, thiệt hại trên 70%, tập trung ở những diện tích rau màu và ngô trên đất lúa, ở các vùng đất trũng. Đến thời điểm hiện tại, 3/4 diện tích nước đã cơ bản rút nhưng cây trồng vẫn đang bị héo úa. Diễn Châu đang tập trung khơi thông cống rãnh, hệ thống mương nội đồng để nhanh chóng rút nước.

Trưởng phòng Nông nghiệp huyện - ông Lê Thế Hiếu cho biết: Trên những diện tích ngô còn có khả năng khôi phục, huyện khuyến cáo bà con lấy bùn đắp lên những cây ngô bị nghiêng ngả để cây đứng vững và phát triển, tiến hành bón phân chuồng hoai mục, đợi sau khi cây ngô không còn héo chết nữa thì bón phân NPK, phun kích thích qua lá. Những diện tích thiệt hại nặng, coi như mất trắng thì tập trung gieo trồng lại với các giống ngô ngắn ngày như MX2, MX4, MX6 hoặc những giống ngô có sinh khối lớn để làm thức ăn gia súc, tuy nhiên, thời vụ gieo trồng phải kết thúc trước ngày 30/10.

Nông dân xã Hưng Đông (thành phố Vinh) ra đồng làm lại rau màu sau mưa lũ. Ảnh: Châu lan
Nông dân xã Hưng Đông (thành phố Vinh) ra đồng làm lại rau màu sau mưa lũ. Ảnh: Châu lan

Riêng những diện tích đã bị mất có thể chuyển qua sản xuất các loại bầu bí, dưa chuột, đậu cove, rau cải các loại có thời gian sinh trưởng chỉ từ 1 - 2 tháng là có thể thu hoạch được, tận dụng nguồn phân bón cho ngô trước đó vẫn còn nằm trên ruộng.

“Chúng tôi chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ gieo trồng trên những diện tích đất lúa để đảm bảo thời vụ sản xuất vụ xuân, còn trên đất màu hiện chưa khép kín diện tích tiến hành trồng rải vụ để tránh tình trạng rau thu hoạch tập trung, ế thừa, được mùa mất giá. Vụ đông năm nay, diện tích ngô của Diễn Châu vẫn được giữ nguyên là 3.300 ha nhưng trong đó, ngô trồng lấy thân lá bán cho các trang trại bò sữa đã chiếm 1.200 ha, tăng gấp đôi so với vụ đông năm ngoái”- ông Lê Thế Hiếu chia sẻ.

Sau đợt mưa kéo dài trong tháng 9 gây những thiệt hại nặng nề, sang tháng 10, khi đồng đất bắt đầu ráo nước thì trên địa bàn Nghi Lộc lại có mưa to, lũ lớn. Toàn bộ diện tích cây vụ đông được trồng từ cuối tháng 8, đầu tháng 9 đã được khắc phục trong cuối tháng 9 lại tiếp tục bị thiệt hại. Đặc biệt trong đó phải kể đến 437 ha lạc đông, được gieo trỉa từ tháng 8 dương lịch đã bắt đầu phân cành. Riêng cây ngô, chỉ giữ được khoảng 500 ha diện tích ngô vùng đồi, đất bán sơn địa cao nên nước rút nhanh, còn laị gần 1.000 ha ngô trên đất màu, đất cát bị hư hỏng nặng, hầu hết thiệt hại trên 70%.

Trước tình hình đó, bên cạnh tập trung khơi thông, rút nước trên đồng, Nghi Lộc cũng tập trung chỉ đạo thực hiện các biện pháp cần thiết để có thể đảm bảo kế hoạch gieo trồng cây vụ đông năm nay. Ông Nguyễn Xuân Quang - Trưởng phòng Nông nghiệp huyện cho biết: Chúng tôi chỉ đạo các xã hướng dẫn bà con nắng lên là tập trung chăm bón lại. Ở vùng ngô bán sơn địa hầu như không bị ảnh hưởng thì tiến hành vun xới, bón phân đạm, NPK để ngô phát triển, trổ cờ, phun râu và làm bông. Gần 1.000 ha còn lại bị thiệt hại nặng nề, thì phân loại khắc phục. Với ngô đã có 1- 2 lá thì tập trung dặm tỉa để đảm bảo mật độ, ngô lớn hơn tiến hành chăm sóc để lấy thân lá, còn những nơi đã thiệt hại quá nặng nề sẽ phá đi chuyển sang trồng các loại rau màu. Đồng thời, chỉ đạo bà con tập trung trồng rau màu ngắn ngày để tăng thu nhập tại các xã vùng màu như Nghi Long, Nghi Thuận, Nghi Hoa, Nghi Khánh…  

Đến trước đợt mưa lớn do áp thấp nhiệt đới ngày 13 - 15/10, sản xuất vụ đông của tỉnh ta mới đạt trên 50% kế hoạch. Là vụ đông có thời vụ muộn hơn những năm trước, vào vụ hơn một tháng lại tiếp tục gặp mưa liên tục, cây trồng đã phải hứng chịu hai lần ngập úng. Theo báo cáo sơ bộ ban đầu của UBND các huyện, thành, thị, đợt mưa lớn kéo dài từ ngày 13 - 15/10  đã làm thiệt hại 9.582 ha các loại cây trồng, trong đó diện tích lúa bị ngập úng là 2.359 ha; ngô trên 4.574 ha; lạc 537 ha; rau các loại gần 2.037 ha… Đến nay, toàn tỉnh mới gieo trồng được trên 14.706 ha ngô trên tổng kế hoạch là 27.000 ha (đạt 54,47%); cây lạc đã gieo trồng được 1.587 ha/ KH 1.300 ha; Rau các loại đã gieo trồng được 6.313 ha/KH 12.000 ha (đạt 52,6 %). Có thể thấy, tiến độ sản xuất đã bị chậm, kế hoạch sản xuất đến thời điểm này đạt rất thấp. 

Theo ông Nguyễn Văn Lập - Phó Giám đốc Sở NN&PTNT: Hiện tại, các loại cây vụ đông ưa ấm, đặc biệt là cây ngô đã cơ bản hết thời vụ, ngô trên đất hai lúa không thể làm được nữa nếu không sẽ ảnh hưởng đến gieo cấy lúa vụ xuân, diện tích ngô vụ đông năm nay sẽ không đạt kế hoạch. Để đảm bảo hiệu quả sản xuất vụ đông năm nay, trước mắt, khi thời tiết đã tạnh ráo và theo dự báo cũng như quy luật bình thường, sau tiết Sương giáng 20/10 trời sẽ ít mưa, các địa phương và người dân cần tập trung thực hiện các giải pháp cần thiết theo đúng khuyến cáo của ngành Nông nghiệp. 

Bên cạnh tập trung tiêu thoát nước, phải đẩy mạnh chăm sóc, khôi phục những diện tích cây vụ đông như ngô, lạc, rau màu để đảm bảo có năng suất. Với diện tích ngô sau lụt, tiến hành dựng lại, xới xáo và chăm sóc theo hướng dẫn của cán bộ khuyến nông. Diện tích lạc chủ yếu được phủ nilon, sau khi nước rút chỉ có cách dùng phân bón qua lá để phun. Đồng thời, tiếp tục tập trung mở rộng diện tích ngô, trên cả đất màu và đất lúa cao đã bị thiệt hại, sử dụng các giống ngô nếp ngắn ngày lấy bắp tươi hoặc tiếp tục làm việc với các trang trại chăn nuôi để trồng ngô cây làm thức ăn cho gia súc.

Người dân Yên Thành ra đồng sản xuất ngô đông. ảnh: Phú Hương
Người dân Yên Thành ra đồng sản xuất ngô đông. ảnh: Phú Hương

Trên những diện tích đất màu bãi ở các huyện Anh Sơn, Đô Lương, Tân Kỳ, Nam Đàn... đến thời điểm này vẫn chưa gieo, thời vụ kéo dài đến 30/10, các địa phương cần căn cứ vào tình hình mưa lũ để bố trí tổ chức gieo trồng. Đồng thời, tập trung khép kín diện tích các loại cây rau màu và cây ưa lạnh như khoai tây. Vì đây là những cây trồng có giá trị kinh tế cao trong khi khung thời vụ rất rộng. Những diện tích rau bị thiệt hại, nếu còn cứu vãn được thì tập trung chăm sóc, nếu không sẽ tiến hành tận thu để gieo lứa khác.

Phú Hương

tin mới

Các mẫu xe đời mới hầu hết sử dụng nhiên liệu diesel đạt tiêu chuẩn Euro 5. Ảnh: Văn Trường

Người dùng ô tô ở Nghệ An vất vả tìm dầu diesel đạt chuẩn khí thải Euro 5

(Baonghean.vn) -Theo quy định của Chính phủ, từ ngày 1/1/2022, các mẫu xe ô tô mới bán ra tại thị trường Việt Nam đều phải đạt chuẩn khí thải Euro 5. Tuy nhiên tại địa bàn Nghệ An, số lượng cửa hàng bán xăng, dầu đạt chuẩn Euro 5 hiện vẫn còn rất hạn chế, khiến người tiêu dùng gặp nhiều khó khăn.

Nghệ An sẽ có khoảng 4.200 ha lúa thiếu nước trong sản xuất vụ hè thu - mùa

Nghệ An sẽ có khoảng 4.200 ha lúa thiếu nước trong sản xuất vụ hè thu - mùa

(Baonghean.vn) - Theo tính toán dựa trên dự báo thời tiết và nguồn nước hiện tại, vụ hè thu - mùa 2024, Nghệ An có trên 4.200 ha lúa có nguy cơ hạn hán, thiếu nước tưới. Chủ động giải pháp chống hạn là nội dung ngành Nông nghiệp và các địa phương cần tập trung thực hiện ngay từ đầu vụ sản xuất.

Đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển hạ tầng thuỷ lợi

Đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển hạ tầng thuỷ lợi

(Baonghean.vn) - Ngành Nông nghiệp và PTNT đã nỗ lực thu hút các nguồn vốn đầu tư vào hệ thống thuỷ lợi, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, đáp ứng yêu cầu phát triển nông nghiệp hiện đại, thích ứng biến đổi khí hậu, chủ động phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai.

Mực nháy

Du khách chen chân mua đặc sản mực nháy tại phố biển Cửa Lò

(Baonghean.vn) - Mực nháy là đặc sản nức tiếng tại phố biển Cửa Lò mà bất cứ du khách nào khi trở về cũng đều muốn thưởng thức. Vào mỗi đêm, ánh đèn của tiểu thương hoà lẫn vào ánh đèn đô thị khiến khu chợ mực nháy sáng bừng, tiếng nói cười râm ran cả một vùng...

Xuân Hoàng

Du lịch Tân Kỳ cần cú hích từ giao thông

(Baonghean.vn) - Huyện Tân Kỳ có tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng và sinh thái, danh lam thắng cảnh. Tuy nhiên, hiện nay một số tuyến đường giao thông chính trên địa bàn xuống cấp, hoặc có điểm du lịch như cây sanh nghìn tuổi ở xã Giai Xuân chưa được đầu tư làm đường nên dần bị lãng quên.

Hạt sở ở Nghĩa Lộc, Nghĩa Đàn đạt chất lượng cao. Ảnh: Văn Trường

Người dân Nghĩa Đàn mở lối thoát nghèo từ cây sở

(Baonghean.vn) -Những năm gần đây, người dân một số xã ở huyện Nghĩa Đàn tích cực khôi phục, mở rộng diện tích, nâng cao giá trị cho cây sở. Hướng đi này mang lại hiệu quả cao, mở lối thoát nghèo cho người dân các xã miền núi đất đai cằn cỗi. 

Giá vàng

Vàng tăng giảm trái chiều; Tỷ giá USD đi lên

(Baonghean.vn) - Vàng trong nước tăng giá mạnh, ngược lại trên thế giới đột ngột giảm sốc; Tỷ giá USD "phăm phăm" đi lên; Thị trường dầu thô thế giới vượt mốc 92 USD/thùng, là những thông tin thị trường được cập nhật trong sáng 13/4. 

Chia sẻ kiến thức khởi nghiệp 4.0 cho học sinh phổ thông Nghệ An

Chia sẻ kiến thức khởi nghiệp 4.0 cho học sinh phổ thông Nghệ An

(Baonghean.vn) - Hội thảo “Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông” là một hoạt động trong khuôn khổ chuỗi các hoạt động triển khai đề án 1665 của Thủ tướng Chính phủ. Qua đó, tạo động lực, thúc đẩy tinh thần, khát vọng và chia sẻ cảm hứng khởi nghiệp cho học sinh, sinh viên.