Làm giàu từ cây keo

(Baonghean) - Bằng đôi tay cần cù và sáng tạo trong lao động, cựu chiến binh Lê Văn Ba, xã Thanh Mỹ (Thanh Chương) đã làm nên cơ nghiệp trên chính mảnh đất quê hương. Giờ đây, ông có một khu rừng hơn 20 ha và 4 vườn ươm keo giống, mỗi năm thu về hàng trăm triệu đồng.
Sau 20 năm làm nhiệm vụ tại nước bạn Lào, đến năm 1989, ông rời quân ngũ trở về địa phương. Lúc đó, cuộc sống của gia đình rơi vào nghèo đói, thiếu thốn đủ bề. Vợ chồng ông chật vật nuôi 6 đứa con. Vì vậy, ông quyết chí làm ăn để vươn lên thoát nghèo. Đầu tiên, ông cải tạo đất để trồng rừng, chăn nuôi trâu, bò. Vợ chồng ông kiên trì cày cuốc, phát cỏ dại trên từng ha đất để dần hình thành nên những cánh rừng keo, bạch đàn, rồi ngút ngàn ngô, sắn xanh mướt. Đến năm 2004, ông đã cải tạo và trồng được 20 ha đất rừng. Nhưng lần lượt các cây đều cằn cỗi, năng suất giảm sút vì nắng nóng, hạn hán. Ngược theo dòng nước, ông trèo lên đỉnh núi rồi ngăn dòng, đắp đập để dẫn nước về rừng keo, bạch đàn. Có nước, cả cánh rừng như hồi sinh trở lại, tốt tươi, trù phú. Không chỉ trồng keo, bạch đàn, ông còn trồng thêm chè công nghiệp, măng điền trúc. “Hồi đó, vợ chồng tui làm quần quật không biết mệt. Sau nhiều năm vất vả, thành quả cũng đến với gia đình khi các cây cho thu hoạch. Mỗi năm gia đình thu về hơn một trăm triệu đồng.
Thế nhưng, giá keo ngày càng giảm, chè thì bệnh liên tiếp, nên kinh tế của gia đình ngày càng kém đi. Năm 2009, nhân chuyến đi tìm mộ cho anh trai trong Bình Định, ông gặp lại bạn chiến đấu ngày xưa. Được bạn giới thiệu về mô hình vườn ươm keo, ông chợt nghĩ, lâu nay, người dân quê mình phải mua keo giống tận ngoài Phú Thọ, Lạng Sơn, giá vừa đắt, chất lượng keo lại không cao. Tại sao mình không mở một vườn ươm keo tại địa phương để cung cấp giống cho bà con. Sau khi bàn với vợ, ông đưa 3 con vào Bình Định để học tập kiến thức ươm keo. Năm 2010, khi về địa phương, ông thuê máy, san ủi mặt bằng, bắt đầu hiện thực ý tưởng. Thế nhưng, năm đầu vườn ươm keo làm đã khiến ông nhận “quả đắng”. “Do chưa có kinh nghiệm, cộng với thời tiết, khí hậu khắc nghiệt, sâu bệnh, nên chất lượng keo không được cao. Bao nhiêu vốn liếng của gia đình đều tiêu tán hết. Nhưng tôi không nản chí, vì không phải ai cũng thành công ngay từ bước đầu tiên. Tôi khăn gói ra Hà Nội, tìm gặp các chuyên gia trồng trọt để tìm hiểu cụ thể sâu bệnh và cách phòng trừ. Nhờ được chỉ dẫn nhiệt tình, nên sau khi tôi về ứng dụng thì hiệu quả thấy rõ. Hơn 3 năm nay, keo không còn bị nấm bệnh nữa mà phát triển tốt”, ông Ba chia sẻ.
Ông Lê Văn Ba chăm sóc keo giống.
Ông Lê Văn Ba chăm sóc keo giống.
Hiện nay, gia đình ông Ba có 4 vườn ươm keo giống với tổng diện tích 0,5 ha. Mỗi năm, vườn ươm của gia đình cung cấp cho thị trường hơn 60 vạn keo giống. Ông còn được UBND huyện Thanh Chương ký hợp đồng cung cấp giống keo, chè với số lượng 60 vạn cành. Nguồn thu từ trồng rừng, ươm keo giống, chè... mỗi năm gia đình ông Ba thu về khoảng 400 triệu đồng. Không chỉ phát triển kinh tế gia đình, ông Ba còn tận tình hướng dẫn, giúp đỡ cho nhiều gia đình trong xã cách làm ăn. Nhờ đó, trên địa bàn xã Thanh Mỹ hiện đã có nhiều cơ sở ươm keo giống có chất lượng cao, tránh phụ thuộc vào nguồn keo giống phải nhập từ các tỉnh khác. Hiện 5 người con trai trong gia đình theo cha làm nghề ươm keo giống và tất cả đều có cuộc sống đầy đủ. 
Cách làm ăn của ông Ba đang mở ra một hướng đi mới cho vùng đất Thanh Mỹ nói riêng và Thanh Chương nói chung trong việc phát triển kinh tế rừng. Nhờ những thành công của mình và đóng góp cho địa phương, nên nhiều lần ông Ba đã được Chủ tịch UBND huyện Thanh Chương tặng giấy khen, xứng đáng là người cựu chiến binh tiêu biểu trên mặt trận xóa đói, giảm nghèo, làm giàu chính đáng.
Nguyên Hưng

tin mới

Khoai mài, chuối sáp miền Nam 'bén duyên' trên đất Anh Sơn

Khoai mài, chuối sáp miền Nam 'bén duyên' trên đất Anh Sơn

(Baonghean.vn) - Từ sự năng động của lãnh đạo UBND, Hội Phụ nữ xã Thành Sơn (Anh Sơn) xây dựng mô hình chuyển đổi cây trồng, đưa giống cây củ mài và chuối sáp từ miền Nam về trồng tại xã Thành Sơn. Qua 1 năm thử nghiệm, mô hình mang lại thu nhập cao, người dân phấn khởi tiếp tục sản xuất.

Các mẫu xe đời mới hầu hết sử dụng nhiên liệu diesel đạt tiêu chuẩn Euro 5. Ảnh: Văn Trường

Người dùng ô tô ở Nghệ An vất vả tìm dầu diesel đạt chuẩn khí thải Euro 5

(Baonghean.vn) -Theo quy định của Chính phủ, từ ngày 1/1/2022, các mẫu xe ô tô mới bán ra tại thị trường Việt Nam đều phải đạt chuẩn khí thải Euro 5. Tuy nhiên tại địa bàn Nghệ An, số lượng cửa hàng bán xăng, dầu đạt chuẩn Euro 5 hiện vẫn còn rất hạn chế, khiến người tiêu dùng gặp nhiều khó khăn.

Nghệ An sẽ có khoảng 4.200 ha lúa thiếu nước trong sản xuất vụ hè thu - mùa

Nghệ An sẽ có khoảng 4.200 ha lúa thiếu nước trong sản xuất vụ hè thu - mùa

(Baonghean.vn) - Theo tính toán dựa trên dự báo thời tiết và nguồn nước hiện tại, vụ hè thu - mùa 2024, Nghệ An có trên 4.200 ha lúa có nguy cơ hạn hán, thiếu nước tưới. Chủ động giải pháp chống hạn là nội dung ngành Nông nghiệp và các địa phương cần tập trung thực hiện ngay từ đầu vụ sản xuất.

Đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển hạ tầng thuỷ lợi

Đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển hạ tầng thuỷ lợi

(Baonghean.vn) - Ngành Nông nghiệp và PTNT đã nỗ lực thu hút các nguồn vốn đầu tư vào hệ thống thuỷ lợi, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, đáp ứng yêu cầu phát triển nông nghiệp hiện đại, thích ứng biến đổi khí hậu, chủ động phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai.

Mực nháy

Du khách chen chân mua đặc sản mực nháy tại phố biển Cửa Lò

(Baonghean.vn) - Mực nháy là đặc sản nức tiếng tại phố biển Cửa Lò mà bất cứ du khách nào khi trở về cũng đều muốn thưởng thức. Vào mỗi đêm, ánh đèn của tiểu thương hoà lẫn vào ánh đèn đô thị khiến khu chợ mực nháy sáng bừng, tiếng nói cười râm ran cả một vùng...

Xuân Hoàng

Du lịch Tân Kỳ cần cú hích từ giao thông

(Baonghean.vn) - Huyện Tân Kỳ có tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng và sinh thái, danh lam thắng cảnh. Tuy nhiên, hiện nay một số tuyến đường giao thông chính trên địa bàn xuống cấp, hoặc có điểm du lịch như cây sanh nghìn tuổi ở xã Giai Xuân chưa được đầu tư làm đường nên dần bị lãng quên.