Làm nông nghiệp hữu cơ chi phí thấp từ loài cây phát triển không cần đất

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

(Baonghean.vn) -Cả thế giới, trong đó có Việt Nam đã và đang đẩy mạnh sử dụng các loại phân hữu cơ để sản xuất nông nghiệp sạch, giúp đất đai ngày càng màu mỡ, ít sâu bệnh, nông sản an toàn. Với cây bèo hoa dâu nuôi thả trên ruộng lúa, nếu khôi phục thì có thể làm phân bón hữu cơ cho cây trồng.

Lợi ích lớn của bèo hoa dâu

Các nhà khoa học nông nghiệp trên thế giới và Việt Nam đang rất kỳ vọng về tương lai của cây bèo hoa dâu trong sản xuất nông nghiệp hữu cơ hiện nay.

Cây bèo hoa dâu sống trong tự nhiên, có rất nhiều ở các ao, hồ, đầm, ruộng… ở Việt Nam. Cách đây hơn 30 năm, nhà nông nước ta chưa có nhiều các loại phân hoá học để sử dụng như bây giờ. Vì vậy, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có chủ trương nuôi thả bèo hoa dâu trong các ao, hồ, ruộng lúa để làm phân bón cho cây trồng và thức ăn xanh cho chăn nuôi.

Tại Nghệ An, từ những năm 1985 về trước, phong trào nuôi thả bèo hoa dâu trên ruộng lúa được phát triển mạnh, trở thành phong trào thi đua ở tất cả các hợp tác xã nông nghiệp, các tổ chức đoàn thể, nhất là thanh niên, phụ nữ.

bèo.jpeg
Bèo hoa dâu. Ảnh: Internet

Sau này, khi chủ trương hoá học hoá nông nghiệp, việc sử dụng các loại phân bón hoá học trở thành phổ biến cho mãi đến ngày nay. Qua thời gian, việc sử dụng các loại phân bón hoá học bộc lộ nhiều hậu quả bất lợi, như: đất đai ngày càng bị thoái hoá, cằn cỗi, bạc màu; tạo điều kiện cho sâu bệnh phát triển mạnh, gây ô nhiễm môi trường nước, đất, không khí; đặc biệt là nguy cơ tạo nên nông sản thiếu an toàn cho sức khoẻ con người… Do đó, xu hướng chuyển sang sản xuất nông nghiệp hữu cơ để bảo vệ tài nguyên đất, giảm ô nhiễm môi trường, tạo ra sản phẩm sạch cho người tiêu dùng là điều tất yếu.

Để góp phần thúc đẩy sản xuất nông nghiệp hữu cơ, cây bèo hoa dâu đã và đang được các nhà khoa học cả trên thế giới và Việt Nam khuyến khích sử dụng làm phân bón cho sản xuất nông nghiệp hiện nay.

Cây bèo hoa dâu sống nổi trên mặt nước và có khả năng cộng sinh với loài tảo lục (vi khuẩn lam) cố định nitơ (đạm tự nhiên) Anabaena Azollae. Các chất dinh dưỡng có trong cây bèo hoa dâu tính theo lượng chất khô: Protein 25 – 35%, axit amin 10%, chất khoáng 10 – 15%, giàu omega 3, omega 6, vitamin A, beta carotene, vitamin B12 và các chất canxi (Ca), đồng (Cu), sắt (Fe), manhê (Mg, lân (P) và Kali (K).
Đặc biệt, bèo hoa dâu là loài thực vật phát triển rất nhanh, có thể tăng gấp đôi sinh khối chỉ trong vòng 2 – 3 ngày, nếu được chăm sóc tốt. Vì vậy, việc nuôi thả, sử dụng bèo hoa dâu làm phân bón hữu cơ sinh học phục vụ sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi lợn, gà rất tốt, rất hiệu quả.

Hiện tại, ở thị trấn Minh Lương, huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang có ông Lê Quốc Việt canh tác 2,5 ha lúa hoàn không sử dụng phân hoá học, không mất tiền mua thuốc bảo vệ thực vật.

Ông Lê Quốc Việt chỉ đi vớt bèo hoa dâu về nhân giống rồi thả vào ruộng lúa cho chúng tự sinh sản đến mức phủ kín cả mặt nước trong ruộng. Khi bèo già sẽ tự chết chìm, phân huỷ thành phân hữu cơ làm nguồn dinh dưỡng rất tốt cho lúa phát triển, năng suất đạt từ 65 – 70 tạ/ha. Sản lượng lúa của gia đình sau khi thu hoạch về được Công ty Lê Gia thu mua hết để chế biến gạo hữu cơ bán ra thị trường.

Theo Giáo sư, TS Mai Văn Bộ - nguyên Viện trưởng Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam cho rằng: Xu thế sản xuất nông nghiệp bây giờ phải có phân hữu cơ. Đã nhiều năm nay, nông dân bón nhiều phân hoá học bởi chúng cho hiệu quả trước mắt, tiện sử dụng, cộng thêm tình trạng thiếu lao động nên giảm mạnh sử dụng phân hữu cơ, thậm chí không dùng. Vì vậy, đất bị thoái hoá cả về hữu cơ lẫn dinh dưỡng. Hiện nay Nhà nước cũng như Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quay trở lại khuyến cáo nông dân sử dụng phân hữu cơ.

Bèo dược liệ =.jpeg
Sản xuất bèo hoa dâu làm dược liệu ở Thái Bình. Ảnh: Internet

3 hướng sử dụng bèo hoa dâu hiệu quả

Việc sử dụng bèo hoa dâu hiện nay ở một số nước trên thế giới và nước ta có 3 hướng. Thứ nhất, như ở một số nước, nhất là ở Ấn Độ, họ nuôi bèo hoa dâu kiểu công nghệ trong bể xây hay bể đất được lót bằng vải địa sinh học. Toàn bộ sản phẩm bèo hoa dâu được vớt ra, sấy khô làm thức ăn cho gia cầm, chăn nuôi thuỷ sản, chăn nuôi lợn rất tốt, bởi nguồn thức ăn xanh này giàu Protein. Thứ hai, làm nguyên liệu đầu vào cho ngành dược chiết xuất ra chế phẩm Phylamin. Thứ ba, làm phân bón hữu cơ chất lượng cao.

Sử dụng bèo hoa dâu làm phân bón hiện nay có thể bằng cách: nuôi thả bèo tại ruộng lúa như thông thường trước đây bà con nông dân đã làm. Khi nào bèo phủ kín mặt ruộng thì tiến hành vơ bèo lại, vùi xuống đất quanh gốc lúa để bèo thối làm phân bón cho cây lúa. Nếu không có đủ nhân lực đi vùi bèo thì khi cây bèo già, nó tự chết chìm xuống ruộng làm phân bón cũng tốt.

Phương pháp thứ hai, nuôi và thâm canh cây bèo trong các ao hồ, đầm đìa, mương máng… để cây bèo sinh sản nhanh, cứ 2 – 3 ngày vớt lên ủ thành phân bón cho tất cả các loại cây trồng. Sử dụng bèo hoa dâu làm phân bón là một biện pháp, một hướng phát triển nền nông nghiệp sạch, bởi đó là nguồn phân xanh sinh học rất tốt cho cây trồng, làm tốt đất canh tác, làm sạch môi trường, cho sản phẩm sạch…

Vấn đề băn khoăn, e ngại nhất khi nuôi thả bèo hoa dâu là sâu ăn lá. Kinh nghiệm từ xưa bà con nông dân ở các huyện Yên Thành, Diễn Châu, Quỳnh Lưu… là những địa phương có phong trào nuôi bèo hoa dâu thả trên ruộng lúa để làm phân bón cho vụ lúa xuân, cho thấy: Khi bèo chớm bị sâu và trước khi thả bèo ra ruộng lúa, phải trải qua công đoạn ủ bèo. Phương pháp ủ bèo rất đơn giản, người ta dồn tất cả bèo vào một góc ruộng, chất thành đống, sau đó dùng bùn trát kín lại, khoảng 1 ngày sau tất cả những con sâu gây hại cây bèo chết hết vì thiếu không khí để thở và khi ấy thả lại bèo ra ruộng. Bằng cách làm này không cần sử dụng thuốc trừ sâu để phun.

Còn việc chăm sóc, nuôi dưỡng bèo hoa dâu để cây bèo phát triển nhanh không khó lắm. Nuôi bèo chỉ cần có phân lân và tro bếp rắc lên trên mặt bèo, khoảng 8 – 10 ngày 1 lần. Làm được như vậy, rễ bèo sẽ phát triển nhanh, lá trên cánh bèo xanh, khả năng tổng hợp đạm trong khí trời (Nitơ – N2) càng mạnh. Những cây bèo như vậy sẽ là nguồn phân bón vừa cung cấp chất xanh hữu cơ, vừa cung cấp một nguồn đạm lớn do cây bèo tổng hợp được làm phân bón cho cây lúa rất tốt.

tin mới

Bà con xã Tăng Thành, Yên Thành khẩn trương thu hoạch lúa xuân tránh giông lốc. Ảnh: Văn Trường

Nông dân Yên Thành chạy đua thu hoạch lúa xuân tránh giông lốc

(Baonghean.vn) - Theo tin từ Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn, ngày và đêm 1/5, khu vực Nghệ An có khả năng xảy ra giông lốc. Với phương châm “xanh nhà hơn già đồng”, nông dân huyện Yên Thành đang tích cực chạy đua thu hoạch lúa nhằm tránh giông lốc giảm thiểu thiệt hại.

Cháy rừng ban đêm ở xã Nam Thái, Nam Đàn. Ảnh: PV

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Đệ trực tiếp chỉ đạo dập lửa rừng ở Nam Đàn

(Baonghean.vn) - Ngày 30/4, tại 2 huyện Thanh Chương, Nam Đàn đã xảy ra cháy rừng. Nhận được thông tin đồng chí Nguyễn Văn Đệ - Phó chủ tịch UBND tỉnh, đồng chí Phùng Thành Vinh - Giám đốc Sở nông nghiệp và PTNT, lãnh đạo Chi cục kiểm lâm đã trực tiếp đến hiện trường chỉ đạo dập lửa.

Phát triển tài sản trí tuệ: Hiệu quả lâu dài và lan tỏa

Phát triển tài sản trí tuệ: Hiệu quả lâu dài và lan tỏa

(Baonghean.vn) - Tài sản trí tuệ là một loại tài sản được pháp luật bảo hộ thông qua quyền sở hữu trí tuệ. Những năm gần đây, tài sản trí tuệ ngày càng được chú trọng quan tâm, chú trọng, trở thành chìa khóa để các sản phẩm địa phương bay cao, vươn xa và được bảo hộ trên toàn thế giới.

Tại xã Diễn Đoài, huyện Diễn Châu từ ngày 1/4 đến nay UBND xã đã lập chốt ngay tại cửa rừng ở xóm Xuân Sơn, nhằm kiểm soát người ra vào rừng. Điểm chốt này luôn có lực lượng dân quân tự vệ, công an xã, cán bộ lâm nghiệp túc trực 24/24h. Ảnh: Văn Trường

Nghệ An: Căng mình canh trực lửa rừng những ngày nắng rát

(Baonghean.vn) - Những ngày vừa qua Nghệ An nắng nóng cao độ, có những nơi nhiệt độ lên tới 41°C đến 43°C, nguy cơ cháy rừng rất cao. Lực lượng kiểm lâm đang phối hợp với chính quyền các địa phương, lập chốt kiểm soát người vào rừng, canh gác lửa nhằm giảm thiểu nguy cơ cháy rừng.