Làn sóng tẩy chay đồ nhựa dùng một lần vì môi trường và sức khỏe

Nhiều quốc gia trên thế giới đã "tẩy chay" đồ nhựa dùng một lần vì lo ngại ô nhiễm môi trường và hiểm họa khôn lường tới sức khỏe con người.

Làn sóng tẩy chay các đồ nhựa dùng một lần khắp thế giới

 Vừa qua, Pháp vừa thông qua luật cấm tất cả cốc, chén, dao, muỗng... sử dụng một lần làm bằng nhựa. Đây được xem là quốc gia đầu tiên cấm sử dụng các loại dụng cụ đựng thức ăn tiện lợi này.

Bắt đầu từ năm 2020, Pháp sẽ chấm dứt sự phụ thuộc đối với các loại đồ nhựa chỉ dùng một lần là vứt vào thùng rác.

Mỗi năm, chỉ riêng nước Pháp đã thải ra 4,73 tỷ cốc nhựa và khoảng 17 tỷ túi nhựa từ những siêu thị và quán cà phê trên khắp đất nước.

Đạo luật cấm đồ nhựa sử dụng một lần nằm trong kế hoạch “Chuyển đổi năng lượng cho sự tăng trưởng xanh” của Pháp, dự kiến sẽ có hiệu lực vào năm 2020.
Đạo luật cấm đồ nhựa sử dụng một lần nằm trong kế hoạch “Chuyển đổi năng lượng cho sự tăng trưởng xanh” của Pháp, dự kiến sẽ có hiệu lực vào năm 2020.

Trước đó, nhiều nước trên thế giới cũng đã thông qua lệnh cấm sản xuất và sử dụng những chiếc cốc nhựa dùng một lần.

Bangladesh, quốc gia đầu tiên trên thế giới ban hành lệnh cấm sử dụng túi ni lông mua sắm vào năm 2002 sau khi hệ thống ống dẫn nước bị kẹt cứng do rác thải ni lông, khiến nước lũ không có lối thoát, gây ngập trầm trọng. Sau đó, nhiều quốc gia khác như Nam Phi, Kenya, Mexico, Rwanda, Anh và một số tiểu bang tại Mỹ công bố áp dụng quy định tương tự. Năm 1993, Đan Mạch áp dụng thuế sử dụng túi ni lông. Kết quả hiện nay, trung bình mỗi người Đan Mạch chỉ sử dụng khoảng 4 túi ni lông/năm. Nhờ vào việc đánh thuế tương tự tại Ireland vào năm 2002, lượng sử dụng loại túi ni lông đã giảm tới 90%.

Tuy không quyết liệt như Pháp, nhưng cách đây 13 năm, Đài Loan đã tiên phong mạnh tay thực hiện những biện pháp nhằm giảm thiểu số lượng sử dụng đồ nhựa dùng một lần cũng như chiến dịch làm sạch đường phố.

Theo đó, những sản phẩm như bát, túi, hộp, cốc… làm bằng nhựa dùng một lần không được phép mua bán, sử dụng tại các siêu thị, cửa hàng ăn uống.

Các cốc nhựa phục vụ đồ uống nóng từ lâu cũng bị nghi ngờ gây tác động tiêu cực đến sức khỏe. Nhiệt có thể giải phóng độc tố trong đồ nhựa gây rối loạn nội tiết.
Các cốc nhựa phục vụ đồ uống nóng từ lâu cũng bị nghi ngờ gây tác động tiêu cực đến sức khỏe. Nhiệt có thể giải phóng độc tố trong đồ nhựa gây rối loạn nội tiết.

Bên cạnh đó, lãnh thổ này cũng ban hành luật cấm vứt đồ nhựa dùng một lần ra môi trường. Khi đó, mức phạt tối đa với người vi phạm là 4.310 USD.

Chính quyền Đài Loan còn khuyến khích người dân nên mang túi mua hàng hay bát đĩa của mình mỗi khi đi ăn ở nhà hàng.

Nguy cơ ung thư từ đồ nhựa dùng một lần

Trong bối cảnh hiện nay, những hành động dứt khoát và quyết liệt của Pháp, Đài Loan.. là điều rất cần thiết và kịp thời vì giúp giảm nhẹ được những vấn đề về chất thải ra môi trường.

Tuy nhiên, không chỉ là vấn đề về môi trường, chúng ta sẽ phải bỏ ngay thói quen sử dụng đồ nhựa dùng một lần khi biết mức độ độc hại của chúng với sức khỏe người tiêu dùng.

Với tính năng nhẹ, bền, dễ sử dụng… đồ nhựa dùng một lần đã trở nên quen thuộc với người tiêu dùng. Những chế phẩm này rất được ưa chuộng tại những cửa hàng đồ uống, đồ ăn nhanh hay trong những buổi party, picnic dã ngoại.

Và chính vật dụng tiện lợi, hữu ích và tưởng chừng như vô hại này lại chứa nhiều nguy cơ tiềm ẩn tới sức khỏe.

Polystyrene (viết tắt và thường gọi là PS) là một loại nhựa khá rẻ tiền, có màu trắng, trọng lượng nhẹ, tính dẻo nên thường được sử dụng trong khâu đóng gói bao bì.
Polystyrene (viết tắt và thường gọi là PS) là một loại nhựa khá rẻ tiền, có màu trắng, trọng lượng nhẹ, tính dẻo nên thường được sử dụng trong khâu đóng gói bao bì.

Theo các nhà khoa học Mỹ và Canada, các loại cốc nhựa dùng một lần trên toàn thế giới đều được sản xuất từ loại nhựa gọi là Polystyrene hay chính là nhựa mang nhãn số 6.

Polystyrene (viết tắt và thường gọi là PS) là một loại nhựa khá rẻ tiền, có màu trắng, trọng lượng nhẹ, tính dẻo nên thường được sử dụng trong khâu đóng gói bao bì. 

Báo cáo nghiên cứu của Chương trình độc chất học quốc gia của Mỹ cho biết, chất Polystyrene khi gặp nhiệt độ thấp hoặc nhiệt độ cao có thể giải phóng ra chất Styrene vô cùng độc hại.

Styrene là một chất gây ung thư, có thể phá hủy DNA trong cơ thể người, gây dị tật thai nhi, rối loạn hệ thần kinh (mệt mỏi, căng thẳng, mất ngủ), ảnh hưởng đến nồng độ máu (lượng tiểu cầu thấp, gây đột quỵ),….

Đặc biệt, chất Styrene là rất dễ xâm nhập vào cơ thể. Và dù nhiễm độc với nồng độ nhỏ cũng có thể để lại hậu quả xấu đối với sức khỏe.

Ngoài ra, trong các sản phầm nhựa còn thường chứa một chất BPA được chứng minh có khả năng gây ung thư, tác động đến não làm chậm phát triển, gây viêm gan, rối loạn nội tiết và vô sinh.

Ký hiệu trên chai nhựa cần lưu ý:

Số 1: Nhựa PET (nhựa polyethylene terephthalate): Các chai nhựa có kí hiệu này chỉ nên sử dụng một lần. Nếu tái sử dụng nếu đựng nước nóng quá 70 độ C, không chỉ biến dạng mà còn phân giải ra các chất có hại cho sức khỏe.

Số 2: Nhựa HDPE - polyethylene có mật độ cao. Các chai nhựa này có khả năng chịu nhiệt tới 110 độ C, thường được dùng đựng thực phẩm, sữa tắm hoặc các vật có độ tinh khiết cao.

Tuy không thải ra chất độc nào nhưng khi được tái sử dụng chúng, loại nhựa này khó làm sạch, các chất còn sót lại rất dễ trở thành ổ vi khuẩn.

Số 3: Nhựa PVC. Chất này có thể giải phóng rất nhiều khi ở nhiệt độ cao nên thường có trong áo mưa, vật liệu xây dựng, hộp nhựa... Loại nhựa này cũng chỉ được phép sử dụng cho thực phẩm, đồ uống có nhiệt độ dưới 81 độ C.

Số 4: Nhựa LDPE - polyethylene mật độ thấp. LDPE khá phổ biến trong các hộp mì, túi đựng hàng, vỏ bánh kẹo...Chất này không thể làm nóng trong lò vi sóng vì sẽ giải phóng chất độc hại.

Số 5: Nhựa PP (nhựa polypropylene). PP thường có trên nắp hoặc đáy cốc cà phê, chai sữa thường, sữa chua hoặc chai nước trái cây. Chất này thường chịu được ở nhiệt độ 167 độ C nên có thể tái sử dụng, quay trong lò vi sóng.

Số 6: Nhựa PS (polystiren). PS thường có ở các cốc uống nước, hộp xốp đựng thức ăn chỉ sử dụng một lần, tức là không tái sử dụng. Khi sử dụng ở nhiệt độ cao, các chế phẩm này thường sản sinh ra chất Styrene cực độc.

Số 7: Nhựa PC. PC được sử dụng rất phổ biến, nhất là làm chai sữa, cốc dùng một lần. Sản phẩm chứa loại nhựa này có chứa BPA rất nguy hiểm, có thể phân giải ra chất gây ung thư.

Theo Tri thức trẻ

tin mới

Phát động

Phát động Chiến dịch truyền thông chăm sóc sức khoẻ sinh sản - kế hoạch hoá gia đình tại Kỳ Sơn

(Baonghean.vn) - Đây là hoạt động có vai trò hết sức quan trọng trong công tác Dân số và Phát triển. Việc làm tốt cung cấp dịch vụ sẽ giải quyết được các vấn đề cơ bản của công tác dân số, để thực hiện mô hình gia đình ít con; góp phần nâng cao chất lượng dân số.

Dân số

Giao lưu dân số 'Tình ca miền biên giới'

(Baonghean.vn) - Tối 12/3, tại huyện Kỳ Sơn, Ban chỉ đạo công tác Dân số và Phát triển tỉnh, Sở Y tế phối hợp với Ủy ban nhân dân huyện Kỳ Sơn tổ chức chương trình giao lưu truyền thông "Tình ca miền biên giới".

Bảo hiểm xã hội tỉnh Nghệ An: Hướng tới sự hài lòng của người tham gia, thụ hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế

Bảo hiểm xã hội tỉnh Nghệ An: Hướng tới sự hài lòng của người tham gia, thụ hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế

(Baonghean.vn) - Nhằm hướng tới sự hài lòng của người tham gia và thụ hưởng chính sách BHXH, BHYT, thời gian qua, BHXH tỉnh Nghệ An đã tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, trọng tâm là cải cách thủ tục hành chính gắn với ứng dụng công nghệ thông tin, tăng cường giao dịch điện tử.

Chuyện “ôm bom” của nữ Tiến sĩ Sản khoa trẻ nhất Việt Nam

Chuyện 'ôm bom' của nữ Tiến sĩ Sản khoa trẻ nhất Việt Nam

(Baonghean.vn) - Với lòng yêu nghề và khao khát cống hiến cho y học, nữ bác sĩ trẻ Phan Thị Huyền Thương – cựu học sinh chuyên Sinh, Trường THPT chuyên Phan Bội Châu đã mang đến niềm hạnh phúc vô bờ cho các sản phụ và lần lượt chinh phục những mốc son quan trọng trong sự nghiệp cứu người.

Những "người thân" mang tên điều dưỡng

Những điều dưỡng tận tuỵ tiếp sức cho bệnh nhân ở Bệnh viện Ung bướu Nghệ An

(Baonghean.vn) - Hiểu rõ nỗi đau thể chất lẫn tinh thần của bệnh nhân, những điều dưỡng Bệnh viện Ung bướu Nghệ An đã chăm sóc người bệnh như người thân ruột thịt của mình. Sự tận tuỵ, yêu thương đó chính là "liều thuốc" quan trọng góp phần cải thiện sức khoẻ người bệnh.