Lắng nghe tiếng nói người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số Nghệ An

Đã gần 10 năm từ khi được bầu là Người có uy tín bản Làng Bộng (xã Thành Sơn, huyện Anh Sơn), ông Ngân Văn Chính cũng là người đảm nhận vai trò Chi hội trưởng Chi hội Cựu chiến binh của bản. Sau khi tiến hành chủ trương sáp nhập thôn bản, bản Làng Bộng cùng thôn 8 và thôn 1 được thành lập có tên gọi là xóm Hùng Thành với hơn 70% là bà con đồng bào dân tộc Thái.
Sau khi sáp nhập, địa bàn rộng hơn gần như gấp 3, số hộ gia đình cần tuyên truyền, vận động lên tới hơn 250 hộ. Việc đi lại, họp hành, hòa giải, tuyên truyền thực hiện các chính sách dân tộc trên địa bàn cho bà con cũng vì thế mà cần thêm nhiều thời gian, công sức.
Trước những khó khăn nảy sinh từ thực tiễn cần giải quyết, điều mà ông Ngân Văn Chính băn khoăn đó chính là đội ngũ người có uy tín như ông do cơ quan, ban, ngành cụ thể nào trực tiếp quản lý để mình được hướng dẫn, đồng hành một cách cụ thể, sâu sát hơn.

Liên quan đến vấn đề đảm bảo chính sách, quyền lợi cho người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số, ông Lầu Xây Hờ ở xã Nậm Cắn, huyện Kỳ Sơn cho rằng, thời gian qua đội ngũ những người có uy tín trên địa bàn tỉnh đã được cấp ủy, chính quyền và các ban, ngành quan tâm hơn, sâu sát hơn.
Tuy nhiên, vẫn còn không ít tồn tại, hạn chế như: một số cấp ủy đảng, chính quyền chưa nhận thức đầy đủ tầm quan trọng của công tác phát huy vai trò người có uy tín nên chưa quan tâm chỉ đạo, phân công quản lý, vận động người có uy tín một cách hiệu quả. Công tác vận động người có uy tín còn chồng chéo, chưa phân công rõ quyền lợi và tránh nhiệm của người có uy tín, chưa chú trọng công tác bồi dưỡng, cung cấp thông tin cho đội ngũ người có uy tín trong công tác tuyên truyền, vận động cộng đồng…


Cùng chung ý kiến trên, đội ngũ những người có uy tín cũng đề cập đến nhiều khó khăn khi thiếu điện, thiếu nước phục vụ sinh hoạt và sản xuất. Ngoài ra, một thực trạng đáng buồn còn tồn tại khi người dân miền núi gần rừng nhưng không được hưởng lợi từ rừng. Đặc biệt, nhiều gia đình ông sống cạnh khu rừng thuộc khu bảo tồn hoặc rừng phòng hộ nhưng vẫn thiếu đất sản xuất, thiếu sinh kế ổn định, cuộc sống gia đình luôn khó khăn.

Trước những phản ánh trên, đại diện Ban Dân tộc tỉnh, Ban Dân tộc HĐND tỉnh và Thường trực MTTQ tỉnh cũng đã có những giải đáp cụ thể. Theo đó, vùng dân tộc thiểu số và miền núi của tỉnh tuy đã được quan tâm đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu như mong muốn.
Khắc phục tình trạng này, những năm tiếp theo tỉnh sẽ tập trung nguồn lực, lồng ghép tốt các chương trình, phát huy sức mạnh và đóng góp của người dân trên địa bàn để xây dựng thêm công trình hạ tầng thiết yếu; tranh thủ huy động vốn từ các chương trình mục tiêu đầu tư giảm nghèo của Trung ương; ưu tiên bố trí đầu tư cho những địa bàn có tỷ lệ hộ nghèo cao, điều kiện khó khăn.
Từ khóa:
TIN TỨC MỚI NHẤT Xây dựng Đảng

Cán bộ, đảng viên gương mẫu, đi đầu trên quê Bác

'Tự soi' những vấn đề tồn tại và đề ra 6 nhóm giải pháp 'tự sửa' ở thị xã Thái Hòa

Huyện Yên Thành báo công với Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Nhà Lưu niệm Bác Hồ ở xã Vĩnh Thành

Tháng Năm về với Động Tranh

Lắng đọng 'Hành trình Thanh niên làm theo lời Bác năm 2022'

Nam Đàn đẩy mạnh học tập và làm theo Bác

Người đứng đầu tiếp xúc, đối thoại với Nhân dân - Bài 2: Không để phát sinh ‘điểm nóng’
