Lắng nghe tiếng nói người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số Nghệ An

(Baonghean.vn) - Với sự tham gia của gần 80 người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Nghệ An, Tọa đàm "Mặt trận lắng nghe tiếng nói người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số" đã ghi nhận nhiều ý kiến, tâm tư, nguyện vọng và kiến nghị quan trọng nhằm góp phần thay đổi diện mạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi của tỉnh.
Sáng 26/8, UB MTTQ tỉnh tổ chức Tọa đàm “Mặt trận lắng nghe người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số năm 2020”. đồng chí Lê Văn Ngọc - Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban MTTQ tỉnh chủ trì Hội nghị.
Sáng 26/8, Ủy ban MTTQ tỉnh tổ chức Tọa đàm “Mặt trận lắng nghe người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số năm 2020” dưới sự chủ trì của đồng chí Lê Văn Ngọc - Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban MTTQ tỉnh. Dự buổi Tọa đàm có đại diện  Ban Dân tộc tỉnh, Ban Dân tộc HĐND tỉnh và Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh và gần 80 người có uy tín đến từ địa bàn dân tộc thiểu số, miền núi tỉnh. Ảnh: Thanh Quỳnh
Đảm bảo chính sách, quyền lợi cho người có uy tín

Đã gần 10 năm từ khi được bầu là Người có uy tín bản Làng Bộng (xã Thành Sơn, huyện Anh Sơn), ông Ngân Văn Chính cũng là người đảm nhận vai trò Chi hội trưởng Chi hội Cựu chiến binh của bản. Sau khi tiến hành chủ trương sáp nhập thôn bản, bản Làng Bộng cùng thôn 8 và thôn 1 được thành lập có tên gọi là xóm Hùng Thành với hơn 70% là bà con đồng bào dân tộc Thái.

Sau khi sáp nhập, địa bàn rộng hơn gần như gấp 3, số hộ gia đình cần tuyên truyền, vận động lên tới hơn 250 hộ. Việc đi lại, họp hành, hòa giải, tuyên truyền thực hiện các chính sách dân tộc trên địa bàn cho bà con cũng vì thế mà cần thêm nhiều thời gian, công sức.  

Trước những khó khăn nảy sinh từ thực tiễn cần giải quyết, điều mà ông Ngân Văn Chính băn khoăn đó chính là đội ngũ người có uy tín như ông do cơ quan, ban, ngành cụ thể nào trực tiếp quản lý để mình được hướng dẫn, đồng hành một cách cụ thể, sâu sát hơn.

Ảnh: Thanh Quỳnh
Ông Ngân Văn Chính là người có uy tín tại Làng Bộng, xã Thành Sơn, huyện Anh Sơn bày tỏ băn khoăn liên quan đến những tiêu chí, chế độ chính sách và cơ quan quản lý người có uy tín trong quá trình hoạt động. Ảnh: Thanh Quỳnh

Liên quan đến vấn đề đảm bảo chính sách, quyền lợi cho người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số, ông Lầu Xây Hờ ở xã Nậm Cắn, huyện Kỳ Sơn cho rằng, thời gian qua đội ngũ những người có uy tín trên địa bàn tỉnh đã được cấp ủy, chính quyền và các ban, ngành quan tâm hơn, sâu sát hơn.

Tuy nhiên, vẫn còn không ít tồn tại, hạn chế như: một số cấp ủy đảng, chính quyền chưa nhận thức đầy đủ tầm quan trọng của công tác phát huy vai trò người có uy tín nên chưa quan tâm chỉ đạo, phân công quản lý, vận động người có uy tín một cách hiệu quả. Công tác vận động người có uy tín còn chồng chéo, chưa phân công rõ quyền lợi và tránh nhiệm của người có uy tín, chưa chú trọng công tác bồi dưỡng, cung cấp thông tin cho đội ngũ người có uy tín trong công tác tuyên truyền, vận động cộng đồng…

Từ các trăn trở trên, nhiều đại biểu đề xuất đến việc tăng cường bồi dưỡng và phát huy vai trò, ảnh hưởng của người có uy tín trong cộng đồng dân tộc thiểu số theo các tiêu chí, tiêu chuẩn, năng lực sở trường một cách cụ thể, rõ ràng hơn. Đồng thời cần phân định cấp độ quản lý, mức độ, phạm vi ảnh hưởng của người có uy tín để có cơ chế phát huy vai trò của họ một cách phù hợp, hiệu quả.
Đồng chí Lê Văn Ngọc - Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban MTTQ tỉnh trực tiếp giải thích các nhóm nội dung liên quan đến kiến nghị, phản ánh của những người có uy tín tại buổi Tọa đàm. Ảnh: Thanh Quỳnh
Đồng chí Lê Văn Ngọc - Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban MTTQ tỉnh trực tiếp giải thích các nhóm nội dung liên quan đến kiến nghị, phản ánh của những người có uy tín tại buổi Tọa đàm. Ảnh: Thanh Quỳnh
Liên quan đến những vấn đề trên, đồng chí Lê Văn Ngọc - Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban MTTQ tỉnh cho biết, theo Quyết định số 12/2018/QĐ-TTg ngày 6/3/2018 của Thủ tướng Chính phủ về tiêu chí lựa chọn, công nhận người có uy tín và chính sách đối với người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số thì những người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số do địa phương quản lý. Tuy nhiên, cụ thể là cấp xã, huyện hay ban, ngành nào trực tiếp phụ trách thì chưa có quy định cụ thể.
Trước mắt, đội ngũ người có uy tín trên địa bàn tỉnh ta có các cơ quan phụ trách, gồm Mặt trận Tổ quốc tỉnh, Ban Dân tộc tỉnh và Biên phòng tỉnh. Cùng với đó, các cấp ủy, chính quyền cũng là "chỗ dựa" vững chắc để đảm bảo quyền lợi, nghĩa vụ của đội ngũ những người có uy tín. 
Đối với chế độ, chính sách đối với người có uy tín cũng đã được quy định rõ trong Quyết định trên của Thủ tướng Chính phủ, đây là căn cứ quan trọng để các đại biểu nắm được quyền lợi và trách nhiệm của mình.
Ảnh: Thanh Quỳnh
Có gần 20 lượt ý kiến tập trung vào nhiều vấn đề dân sinh đến từ  đội ngũ những người có uy tín nêu ra tại buổi tọa đàm. Ảnh: Thanh Quỳnh
Quan tâm nhiều vấn đề dân sinh
Tại buổi tọa đàm, vấn đề được nhiều đại biểu quan tâm đó là hệ thống cơ sở hạ tầng tại địa bàn miền núi còn nhiều bất cập.  Ông Lô Văn Hiền, bản Vều, xã Phúc Sơn phản ánh, thời gian qua, bà con trong bản đã mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, xây dựng vùng trồng chè tập trung hàng hóa. Đồng thời, nơi đây cũng là điểm du lịch hấp dẫn đối với du khách khắp mọi miền khi đến Anh Sơn. Tuy nhiên, các tuyến đường trọng yếu của bản đang xuống cấp trầm trọng. Điều này gây ảnh hưởng không nhỏ đến việc phát triển du lịch địa phương cũng như vận chuyển nông sản đi tiêu thụ trong mùa thu hoạch. 

Cùng chung ý kiến trên, đội ngũ những người có uy tín cũng đề cập đến nhiều khó khăn khi thiếu điện, thiếu nước phục vụ sinh hoạt và sản xuất. Ngoài ra, một thực trạng đáng buồn còn tồn tại khi người dân miền núi gần rừng nhưng không được hưởng lợi từ rừng. Đặc biệt, nhiều gia đình ông sống cạnh khu rừng thuộc khu bảo tồn hoặc rừng phòng hộ nhưng vẫn thiếu đất sản xuất, thiếu sinh kế ổn định, cuộc sống gia đình luôn khó khăn.

Ảnh minh họa Đào Thọ
Hệ thống điện, đường, trường, trạm thiếu và yếu là những vấn đề được nhiều già làng, người có uy tín phản ánh. Ảnh minh họa Đào Thọ

Trước những phản ánh trên, đại diện Ban Dân tộc tỉnh, Ban Dân tộc HĐND tỉnh và Thường trực MTTQ tỉnh cũng đã có những giải đáp cụ thể. Theo đó, vùng dân tộc thiểu số và miền núi của tỉnh tuy đã được quan tâm đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu như mong muốn.
Khắc phục tình trạng này, những năm tiếp theo tỉnh sẽ tập trung nguồn lực, lồng ghép tốt các chương trình, phát huy sức mạnh và đóng góp của người dân trên địa bàn để xây dựng thêm công trình hạ tầng thiết yếu; tranh thủ huy động vốn từ các chương trình mục tiêu đầu tư giảm nghèo của Trung ương; ưu tiên bố trí đầu tư cho những địa bàn có tỷ lệ hộ nghèo cao, điều kiện khó khăn. 

Thời gian tới, các già làng, người có uy tín cần tiếp tục phát huy vai trò, trách nhiệm để tuyên truyền, vận động bà con hưởng ứng chủ trương của Đảng, Nhà nước và địa phương về giảm nghèo, với hy vọng đời sống đồng bào có sự phát triển; diện mạo nông thôn miền núi khởi sắc.

tin mới

Hoàn thành cao nhất kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, tạo đà thắng lợi cho cả giai đoạn 2021 - 2025 (*)

Hoàn thành cao nhất kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, tạo đà thắng lợi cho cả giai đoạn 2021 - 2025 (*)

(Baonghean.vn) - Báo Nghệ An trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu của đồng chí Thái Thanh Quý - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh bế mạc Kỳ họp thứ 19, HĐND tỉnh khóa XVIII sáng 22/4.

9 thí sinh lọt vào vòng thi chung kết Bí thư chi bộ giỏi năm 2024 của Đảng ủy Khối Các cơ quan tỉnh Nghệ An

9 thí sinh lọt vào vòng thi chung kết Bí thư chi bộ giỏi năm 2024 của Đảng ủy Khối Các cơ quan tỉnh Nghệ An

(Baonghean.vn) - Sau vòng sơ khảo, với 2 phần thi Tự giới thiệu và Thi xử lý tình huống của 47 thí sinh thuộc 32 tổ chức cơ sở đảng trực thuộc Đảng bộ Khối Các cơ quan tỉnh, Ban Tổ chức lựa chọn 9 thí sinh tiếp tục vào vòng chung kết Hội thi Bí thư chi bộ giỏi.

Danh mục vị trí việc làm công chức trong cơ quan Đảng và tổ chức chính trị - xã hội từ Trung ương đến cấp huyện

Danh mục vị trí việc làm công chức trong cơ quan Đảng và tổ chức chính trị - xã hội từ Trung ương đến cấp huyện

(Baonghean.vn) - Để tăng cường công tác quản lý biên chế của hệ thống chính trị theo Quy định số 70-QĐ/TW của Bộ Chính trị, Ban Tổ chức Trung ương đã ban hành Quyết định số 2555-QĐ/TW về danh mục vị trí việc làm của các ban Đảng, tổ chức chính trị - xã hội từ Trung ương đến cấp huyện.

Công trình tượng đài V.I.Lê-nin tại TP. Vinh: Thêm sắt son tình hữu nghị truyền thống

Công trình tượng đài V.I.Lê-nin tại TP. Vinh: Thêm sắt son tình hữu nghị truyền thống

(Baonghean.vn) - Việc chính quyền tỉnh U-li-a-nốp tặng tỉnh Nghệ An bức tượng của V.I. Lê-nin chính là nhằm góp phần thắt chặt mối quan hệ hợp tác tốt đẹp giữa hai tỉnh, củng cố quan hệ hữu nghị truyền thống, đối tác chiến lược toàn diện giữa hai nước Việt Nam và Liên bang Nga.

Nghệ An phấn đấu hoàn thành Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, xã trong tháng 6/2024

Nghệ An phấn đấu hoàn thành Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, xã trong tháng 6/2024

(Baonghean.vn) - Theo kế hoạch của Trung ương, đến trước ngày 31/10/2024, các tỉnh, thành phố phải gửi phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện và cấp xã đến Bộ Nội vụ. Hiện các cấp, ngành trong tỉnh đang tập trung chỉ đạo thực hiện, đảm bảo đúng tiến độ và yêu cầu đề ra

Lãnh đạo huyện Quỳnh Lưu nói gì về việc đặt tên xã sau sáp nhập?

Lãnh đạo huyện Quỳnh Lưu nói gì về việc đặt tên xã sau sáp nhập?

(Baonghean.vn) - Trước vấn đề dư luận đang rất quan tâm việc đặt tên xã sau sáp nhập ở huyện Quỳnh Lưu, Báo Nghệ An đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Xuân Dinh - Phó Chủ tịch UBND huyện Quỳnh Lưu, Phó trưởng Ban chỉ đạo sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã huyện Quỳnh Lưu về nội dung liên quan.

Nghệ An bổ nhiệm 4 phó giám đốc sở

Nghệ An bổ nhiệm 4 phó giám đốc sở

(Baonghean.vn) - Sáng 10/4, UBND tỉnh Nghệ An tổ chức lễ công bố các quyết định bổ nhiệm cán bộ. Theo đó, 4 đồng chí được bổ nhiệm giữ cương vị Phó Giám đốc các sở: Lao động, Thương binh & Xã hội; Văn hoá & Thể thao; Tài nguyên & Môi trường; Du lịch.

Chuyển đổi số, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở thị xã Thái Hòa

Chuyển đổi số, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở thị xã Thái Hòa

(Baonghean.vn) - Phần lớn các thông tin về thủ tục hành chính được mã hoá QR và công khai tại bộ phận Một cửa các cấp trên địa bàn thị xã Thái Hòa. Kết quả đó góp phần giải quyết nhanh các thủ tục hành chính cho người dân và doanh nghiệp, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.

Nghệ An thực hiện nghiêm kết luận kiểm tra, giám sát, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiến nghị của Kiểm toán nhà nước

Nghệ An thực hiện nghiêm kết luận kiểm tra, giám sát, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiến nghị của Kiểm toán nhà nước

(Baonghean.vn) - Ban Thường vụ Tỉnh ủy Nghệ An vừa ban hành Chỉ thị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với việc thực hiện kết luận kiểm tra, giám sát, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiến nghị của Kiểm toán nhà nước.

 Học tập và làm theo Bác, huyện Anh Sơn đề cao tính nêu gương của cán bộ, đảng viên

Học tập và làm theo Bác, huyện Anh Sơn đề cao tính nêu gương của cán bộ, đảng viên

(Baonghean.vn) - Triển khai thực hiện Kết luận số 01 của Bộ Chính trị về học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, các cấp ủy Đảng ở huyện Anh Sơn tiếp tục quán triệt tinh thần nêu gương của cán bộ, đảng viên trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao.

Trao Huy hiệu 65 năm tuổi Đảng cho đảng viên ở huyện biên giới Kỳ Sơn

Trao Huy hiệu 65 năm tuổi Đảng cho đảng viên ở huyện biên giới Kỳ Sơn

(Baonghean.vn) - Ngày 5/4, Đảng ủy xã Hữu Kiệm (Kỳ Sơn) tổ chức Lễ trao tặng Huy hiệu Đảng cho 2 đảng viên 50 năm và 65 năm tuổi Đảng. Dự lễ có đồng chí Vi Hòe - Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện cùng đại diện lãnh đạo các Ban Đảng, đoàn thể của huyện.