Lặng thầm nghề quản trang

(Baonghean.vn) - Làm quản trang tại nghĩa trang liệt sĩ là một nghề khá đặc biệt - một nghề nghiệp không đơn thuần chỉ là công việc để mưu sinh, mà họ còn làm với tất cả sự trân trọng, lòng tri ân với những người đã hy sinh vì độc lập, tự do cho Tổ quốc.

Chúng tôi đến thăm Nghĩa trang liệt sỹ Quốc tế Việt - Lào tại huyện Anh Sơn vào một sáng trung tuần tháng 7, các phần mộ nơi đây được lau dọn sạch sẽ, mùi nhang trầm thoảng nhẹ trong gió tạo cảm giác an lành, linh thiêng cho người đến thăm viếng. Nhìn những hàng cây được cắt tỉa gọn gàng, các ngôi mộ được chăm sóc sạch sẽ, mới cảm nhận được giá trị từ công việc lặng thầm của những người quản trang. Một ngày của họ dường như chẳng mấy khi ngơi tay. Người quét nhóm những chiếc lá vừa rụng xuống, người tỉ mẩn gỡ những khóm cỏ vừa bám vào mộ, người sửa sang lại bát hương, tất cả đều làm việc giữa cái nắng dần về trưa bỏng rát.

Nghĩa trang Quốc tế Việt - Lào là nơi yên nghỉ của gần 11.000 anh hùng liệt sỹ là bộ đội, chuyên gia và quân tình nguyện Việt Nam, đã hy sinh vì nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc và tình hữu nghị quốc tế giữa hai nước Việt - Lào
Nghĩa trang Quốc tế Việt - Lào là nơi yên nghỉ của gần 11.000 anh hùng liệt sỹ đã hy sinh vì nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc và tình hữu nghị quốc tế giữa hai nước Việt - Lào. Ảnh: Thái Hiền 

Thấy chúng tôi, anh Nguyễn Sỹ Sáu dừng tay nghỉ giải lao và chia sẻ: Gắn bó ở đây đến nay đã hơn 15 năm, anh đã quen thuộc từng lối mộ, nắm rõ từng vị trí, số hiệu của từng phần mộ. Khác với các nghĩa trang khác, Nghĩa trang Liệt sĩ quốc tế Việt Lào là nơi an nghỉ của những liệt sỹ quân tình nguyện Việt Nam đã hi sinh trên chiến trường nước bạn Lào. "Do vậy, mỗi chúng tôi khi làm việc ở đây đều cảm thấy bồi hồi xúc động. Hàng ngày được chăm lo, bảo vệ từng phần mộ cho các liệt sỹ và đón tiếp các đoàn, thân nhân các gia đình liệt sỹ đến thăm viếng nghĩa trang là niềm vui của mình. Với những ngôi mộ chưa biết tên, không người thân thăm viếng thì chúng tôi xem các anh như người thân, chăm sóc một cách chu đáo".

Nghĩa trang liệt sỹ quốc tế Việt - Lào nằm ở trung tâm huyện Anh Sơn, quy tập hơn 11 nghìn phần mộ hài cốt của liệt sỹ, quân tình nguyện Việt Nam và các chuyên gia hy sinh trong chiến trường ở nước bạn Lào. Trong số đó, có khoảng 3.500 phần mộ có tên tuổi, quê quán, số còn lại người thì chưa biết tên, địa chỉ. Ảnh tư liệu
Nghĩa trang liệt sỹ quốc tế Việt - Lào nằm ở trung tâm huyện Anh Sơn, quy tập hơn 11 nghìn phần mộ hài cốt của liệt sỹ, quân tình nguyện Việt Nam và các chuyên gia hy sinh trong chiến trường ở nước bạn Lào. Trong số đó, có khoảng 3.500 phần mộ có tên tuổi, quê quán, số còn lại người thì chưa biết tên, địa chỉ. Ảnh tư liệu
Cùng với anh Sáu, chị Nguyễn Thị Thu Hiền đã có 19 năm gắn bó với nghề quản trang, chị luôn miệt mài trong công việc, dù trời nắng chói chang hay mưa dầm lạnh lẽo, vẫn lặng lẽ chăm nom từng phần mộ và quét dọn khuôn viên nghĩa trang.
Dẫn chúng tôi đi vào thắp hương các phần mộ liệt sĩ trên con đường lát bê tông sạch đẹp, hai bên là những cây xanh đang tỏa bóng mát được cắt tỉa gọn gàng, chị Hiền trải lòng: Tốt nghiệp chuyên ngành Du lịch, đúng lúc Ban quản lý Nghĩa trang Liệt sỹ quốc tế Việt Lào tuyển nhân viên, tôi nộp hồ sơ và trúng tuyển. Từng ấy năm, tôi luôn tự hào vì cái nghề mình đã chọn. Công việc bình thường nhưng cho mình những khoảng lặng bình yên. Mỗi ngày được cầm chổi quét lá, cầm kéo tỉa cây, tự tay dọn cỏ bên những khu mộ.., ai chưa quen tưởng là nhàm chán, nhưng vào việc rồi, lại thấy có tình cảm với từng phần việc mình làm.
Chị Hiền tâm sự: Những ngày đầu mới vào làm cũng thấy sợ chứ, sợ nhất là phải đi tuần, kiểm tra các khu mộ trong đêm nhưng lâu dần thành quen và cảm thấy rất gần gũi, thân thuộc. Tôi nghĩ rằng, động lực để cán bộ nhân viên ở đây vượt qua những khó khăn, vất vả trong công việc có lẽ ngoài trách nhiệm thì đó là sự biết ơn, tri ân của hậu thế với lớp lớp cha anh đã ngã xuống vì độc lập tự do của Tổ quốc.
Với những người làm nghề quản trang ở nghĩa trang liệt sỹ Việt Lào tại huyện Anh Sơn, đây không chỉ là trách nhiệm mà là niềm vui, là một cách tri ân với những anh hùng liệt sỹ hy sinh vì Tổ quốc. Ảnh: Thái Hiền
Với những người làm nghề quản trang ở nghĩa trang liệt sỹ Việt Lào
tại huyện Anh Sơn, đây không chỉ là trách nhiệm mà là niềm vui, là một cách tri ân
với những anh hùng liệt sỹ hy sinh vì Tổ quốc. Ảnh: Thái Hiền

Bà Lê Thị Dung ở thôn 2, xã Diễn Hải, huyện Diễn Châu đến Nghĩa trang Liệt sĩ quốc tế Việt Lào thắp hương cho bố mình là liệt sỹ Nguyễn Châu Giang, hy sinh ngày 4/11/1967 tại chiến trường Lào chia sẻ: “Gia đình tôi mỗi năm chỉ lên thắp hương, dọn dẹp được 1 đến 2 lần, thường là vào dịp Tết Nguyên đán và dịp 27/7, thời gian còn lại đều gửi gắm cho các quản trang ở đây. Mỗi lần lên đây thấy phần mộ của bố mình luôn được chăm sóc tốt, sạch sẽ, gọn gàng, bản thân tôi là người thân liệt sĩ cũng thấy ấm lòng”.

Theo chia sẻ của những người làm quản trang ở nghĩa trang liệt sĩ quốc tế Việt Lào, làm công việc này tuy không quá nặng nhọc nhưng đòi hỏi sự cần mẫn và có cái tâm. Phải là những người yêu nghề, tự hào với công việc quản trang như anh Sáu, chị Hiền mới có thể gắn bó lâu dài được. Đối với họ, đây không chỉ là công việc, mà còn là một nghĩa cử, trách nhiệm của mình với những người đã hy sinh cho hòa bình Tổ quốc. Hằng ngày, công việc của họ là hướng dẫn thân nhân liệt sĩ thăm viếng, thắp hương các phần mộ, cắt tỉa cây cảnh, quét dọn, làm cỏ, thu gom rác làm sạch đẹp khuôn viên nghĩa trang và chăm lo mộ phần các liệt sĩ...

Hướng dẫn các gia đình thân nhân liệt sỹ đến thắp hương ở Nghĩa trang liệt sỹ quốc tế Việt Lào. Ảnh: Thái Hiền
Hướng dẫn các gia đình thân nhân liệt sỹ đến thắp hương ở Nghĩa trang liệt sỹ quốc tế Việt Lào. Ảnh: Thái Hiền 

Do đặc thù công việc khiến thời gian của họ làm việc ở ngoài trời nhiều hơn trong nhà.  Thời tiết thuận lợi thì còn đỡ, mùa nắng nóng hay mưa rét thì khổ không nói hết. Mùa nào lá ấy, chỉ cần quên quét một buổi, lá đã đổ kín cả lối đi. Rồi khi có đoàn thăm viếng, cán bộ, nhân viên quản trang vừa làm lễ, vừa hướng dẫn các đoàn thực hiện các nghi thức cũng như tham quan cũng rất vất vả. Dẫu vậy, nhiều đoàn khách đến thăm viếng nghĩa trang vẫn luôn dành cho đội ngũ quản trang nơi đây lời ngợi khen về sự tận tụy, nhiệt tâm.

Các anh, các chị quản trang đang quét dọn, tu sửa các phần mộ tại Nghĩa trang liệt sỹ Quốc tế Việt - Lào. Ảnh Thái Hiền
Các anh, các chị quản trang đang quét dọn, tu sửa các phần mộ tại Nghĩa trang liệt sỹ Quốc tế Việt - Lào. Ảnh Thái Hiền

Ông Nguyễn Văn Ngọc - Trưởng ban quản lý Nghĩa trang liệt sỹ Quốc tế Việt - Lào cho biết: Nghĩa trang được xây dựng trên diện tích gần 7 ha, thuộc tổ dân phố 2, thị trấn Anh Sơn; là nơi yên nghỉ của gần 11.000 anh hùng liệt sỹ là bộ đội, chuyên gia và quân tình nguyện Việt Nam, quê quán từ 47 tỉnh, thành trong cả nước đã hy sinh vì nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc và tình hữu nghị quốc tế giữa hai nước Việt - Lào thủy chung son sắt. Toàn thể kiến trúc nghĩa trang được xây dựng nghiêm trang, tạo cảm giác linh thiêng, thành kính, với 19 khu ô mộ. Trong đó có hơn 3.500 ngôi mộ xác định được danh tính, và gần 7.000 ngôi mộ liệt sỹ chưa biết tên.

Hiện nay, ban quản trang ở đây có 7 người, tất cả mọi người ở đều xác định làm việc bằng cái tâm. Ngày bình thường, mỗi ca trực chỉ bố trí hai người; riêng lễ tết phải trực tất cả quân số mới đảm bảo yêu cầu công việc. Gắn đời mình với nghiệp quản trang, những người làm quản trang ở đây luôn tận tâm, hết lòng giữ cho nơi an nghỉ của các liệt sỹ sạch đẹp, ấm cúng, góp phần bồi đắp đạo lý “uống nước nhớ nguồn” cho các thế hệ hôm nay và mai sau.

Công việc quản trang khác hẳn với những công việc khác, không nặng nhọc nhưng phải làm việc bằng cả cái tâm và lòng tôn kính. Ảnh: Thái Hiền
Công việc quản trang khác hẳn với những công việc khác, không nặng nhọc nhưng phải làm việc bằng cả cái tâm và lòng tôn kính. Ảnh: Thái Hiền

Gặp họ, được trò chuyện với họ, chúng tôi càng hiểu thêm về những đóng góp lặng thầm của những con người rất đỗi mộc mạc, chân thành ấy. Mỗi năm khi đến ngày Thương binh Liệt sĩ 27/7, những người quản trang lại tất bật hơn cho công việc chăm sóc mộ phần, tiếp đón thân nhân, người dân đến thăm viếng nghĩa trang, tri ân những anh hùng liệt sĩ, nhưng tất cả đều thấy ấm lòng, hạnh phúc vì công việc mình làm.

tin mới

Đường hoa trên dốc Kẻ Lè ở Quỳ Châu

Đường hoa trên dốc Kẻ Lè ở Quỳ Châu

(Baonghean.vn) - Quốc Lộ 48A như dải lụa mềm vắt qua thị trấn Tân Lạc, huyện miền núi Quỳ Châu có hai con dốc khá nổi tiếng là Kẻ Lè và Bù Bài. Để tạo mỹ quan cho cửa ngõ thị trấn Tân Lạc, huyện Quỳ Châu từ đầu năm nay đã tổ chức thành công đường hoa trên dốc Kẻ Lè.

Có hẹn với Môn Sơn - Lục Dạ

Có hẹn với Môn Sơn - Lục Dạ

(Baonghean.vn) - Lễ hội Môn Sơn - Lục Dạ là một trong những lễ hội độc đáo và mang đậm bản sắc văn hóa của người dân tộc Thái ở huyện Con Cuông. Bên cạnh cảnh đẹp thiên nhiên, Môn Sơn còn níu chân du khách bởi bản sắc văn hóa độc đáo của người dân nơi đây.

Tháng Tư về trên sắc hoa cúc biển Cửa Lò

Tháng Tư về trên sắc hoa cúc biển Cửa Lò

(Baonghean.vn) - Cứ mỗi độ tháng 4 về, những bông cúc biển lại tỏa sắc rực rỡ. Vẻ đẹp riêng của loại hoa được xem là biểu tượng du lịch Cửa Lò khiến cho các thiếu nữ không thể bỏ lỡ với mong muốn lưu lại những tấm hình làm kỷ niệm.

Khai mạc lớp bồi dưỡng văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam

Khai mạc lớp bồi dưỡng văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam

(Baonghean.vn) - Ngày 15/4, tại thành phố Hạ Long, Hội đồng Lý luận phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương phối hợp với tỉnh Quảng Ninh khai mạc lớp bồi dưỡng “Văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam: Vai trò của sáng tạo, lý luận, phê bình và quảng bá”.

Bệnh tan máu bẩm sinh

Sàng lọc, phòng ngừa bệnh tan máu bẩm sinh

(Baonghean.vn) - Bệnh tan máu bẩm sinh (Thalassemia) là bệnh di truyền và ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe của người bệnh và cả chất lượng dân số. Tại Nghệ An, dù đã được tuyên truyền thường xuyên nhưng số người mắc bệnh vẫn còn khá cao, nhất là ở các huyện miền núi.

[Infographics] Những điểm nhấn Lễ hội du lịch Cửa Lò 2024

[Infographics] Những điểm nhấn Lễ hội du lịch Cửa Lò 2024

(Baonghean.vn) - Năm 2024, lễ hội du lịch Cửa Lò hướng đến quảng bá các giá trị văn hóa, vẻ đẹp của vùng đất và con người Cửa Lò đến du khách trong nước và quốc tế. Theo đó, Cửa Lò sẽ tổ chức chuỗi hoạt động thiết thực tạo điểm nhấn chào mừng kỷ niệm 30 năm thành lập Thị xã Cửa Lò.