Lãnh đạo NATO thú nhận có liên lạc với tình báo Liên Xô

(Baonghean.vn) - Trong cuốn tự truyện mới xuất bản, Tổng thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), cựu Thủ tướng Na Uy Jens Stoltenberg, người nổi tiếng với lập trường chống Nga, đã công khai thừa nhận từng có liên hệ với cơ quan tình báo Liên Xô (KGB) với bí danh Steklov.

Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg thừa nhận từng có mối liên hệ với Cơ quan tình báo Liên Xô (KGB) (Nguồn: Reuters)
Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg thừa nhận từng có mối liên hệ với Cơ quan tình báo Liên Xô (KGB). Ảnh: Reuters.

Trong cuốn sách mới phát hành có tựa đề “My Story” - “Câu chuyện của tôi”, cựu Thủ tướng Na Uy Jens Stoltenberg đã giải thích làm thế nào ông đã duy trì liên lạc chặt chẽ với các nhân viên đại sứ quán Liên Xô tại Na Uy từ cuối những năm 1970.

Ông Stoltenberg tin rằng, Boris Kirillov, tùy viên văn hóa của Đại sứ quán Liên Xô ở Oslo, Na Uy là một thành viên của KGB, có nhiệm vụ tuyển dụng các quan chức tại Na Uy làm điệp viên hoặc để cung cấp các thông tin bí mật.

Từ đó, ông thường xuyên ăn bánh sandwich tôm và thảo luận các vấn đề chính trị với nhân viên tình báo Liên Xô này. Đáng chú ý, ông Stoltenberg mô tả Boris Kirillov như một “nhân vật có khả năng đối thoại, có hiểu biết và thú vị”.

Các cuộc tiếp xúc thường xuyên giữa ông Stoltenberg với ông Kirillov tiếp tục diễn ra cho đến năm 1990, khi ông nhận được cảnh báo từ Cơ quan An ninh quốc gia Na Uy.

Cựu Thủ tướng Stoltenberg cũng kể rằng, ông đã được giáo dục trong một môi trường rất tốt. Cha của ông là Thorvald Stoltenberg là một chính trị gia nổi bật thuộc Đảng Lao động, từng giữ cương vị đại sứ Na Uy, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và Bộ trưởng Bộ Ngoại giao. Mẹ ông là Karin Stoltenberg là một nhà di truyền học, sau này là thư ký nhà nước trong những năm 1980.

Theo ông Stoltenberg, không ai khác là cha của ông đã khuyên rằng, ông nên nói chuyện thẳng thắn với cơ quan KGB.

Mối liên lạc nguy hiểm này đã kết thúc vào năm 1990, khi Cơ quan An ninh quốc gia Na Uy yêu cầu ông Stoltenberg đối chất với nhân vật Boris Kirillov về hồ sơ KGB.

Khi đó, ông Stoltenberg được giao nhiệm vụ phải truyền tải và thông tin rằng, Na Uy “là một đất nước an toàn” và rằng ông Kirillov sẽ “được chăm sóc chu đáo”. Nhưng đó cũng là lần cuối cùng ông được nhìn thấy Kirillov.

Năm 1991, chính phủ Na Uy tuyên bố không chấp nhận ông Kirillov làm việc tại nước này.

Tuy nhiên, các mối liên kết với KGB chưa bao giờ có tác động nào đến sự nghiệp chính trị của ông Stoltenberg. Theo tờ Na Uy Post, ông Stoltenberg đã không làm gì sai và cũng chưa từng chia sẻ những thông tin mật quan trọng. Hơn nữa, đây cũng là chuyện bình thường khi KGB thường xuyên tiến hành liên lạc với các chính trị gia trẻ tuổi cũng như các nhà báo của các nước trong suốt thời kỳ Chiến tranh Lạnh.

Khang Duy

(Theo Sputnik)

tin mới

Mỹ đổ thêm dầu vào lửa bằng việc cung cấp tên lửa tầm xa cho Ukraine

Bản tin quốc tế: Mỹ đổ thêm dầu vào lửa bằng việc cung cấp tên lửa tầm xa cho Ukraine

(Baonghean.vn) - Mỹ tiếp tục đổ thêm dầu vào lửa bằng việc cung cấp tên lửa tầm xa cho Kiev, nhưng kết quả của chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine là kết luận đã được định trước: "Nga sẽ thắng" - Thư ký báo chí của Tổng thống Nga, ông Dmitry Peskov ngày 25/4 tuyên bố.

Ukraine có thể mất toàn bộ các 'thành trì' quan trọng trước khi nhận được 61 tỷ USD

Ukraine có thể mất toàn bộ các 'thành trì' quan trọng trước khi nhận được 61 tỷ USD

(Baonghean.vn) - Dù được Mỹ trang bị gói viện trợ trị giá 61 tỷ USD, Ukraine vẫn thiếu nhiều điều kiện tiên quyết để giành ưu thế, bao gồm cả đào tạo nhân lực và động lực chiến đấu. Nếu không huy động thêm binh lính, tích cực giành lại quyền kiểm soát lãnh thổ, Kiev có nguy cơ lãng phí viện trợ này.

Bản tin Quốc tế: Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga

Bản tin Quốc tế: Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga

(Baonghean.vn)- Bản tin hôm nay có những thông tin đáng chú ý sau: Giới chức Mỹ nghi ngờ khả năng chiến thắng của Ukraine sau khi nhận viện trợ; Cơ sở lọc dầu của Nga cháy do UAV Ukraine; Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga; Mỹ sẽ tiếp tục hoạt động ở Niger dù đã rút quân

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

(Baonghean.vn) - Hôm nay dự luật viện trợ cho Ukraine được đưa ra bỏ phiếu tại Thượng viện Mỹ, trước khi tổng thống ký thành luật. Liệu gói này có giúp Ukraine thay đổi tình thế hay không, khi nó đến Kiev “chậm trễ”?. Còn với Nga, việc này chỉ làm giàu cho tổ hợp công nghiệp quân sự của Mỹ.

Tổng thống Zelensky cho rằng Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga

Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga?

(Baonghean.vn) -Theo RIA Novosti, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 22/4 cho biết: "Chúng tôi sẽ chuẩn bị một tài liệu để giải quyết mọi vấn đề trong tầm nhìn của chúng tôi. Và chúng tôi sẽ tìm thời điểm thích hợp để chuyển nó cho đối phương và cùng thảo luận ở Thuỵ Sỹ".

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.