Lão làng tình báo và sứ mệnh chính trị dở dang

(Baonghean) - Sứ mệnh chính trị dở dang của Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Michael Flynn đã trở thành đề tài nóng trên chính trường nước này những ngày qua. Đêm 13/2 (theo giờ Mỹ), tướng về hưu Flynn đã chính thức nộp đơn xin từ chức liên quan đến những cuộc liên hệ với Đại sứ Nga tại Mỹ sau 3 tuần tại nhiệm, đánh dấu nhiệm kỳ ngắn nhất của một Cố vấn An ninh Quốc gia trong lịch sử nước Mỹ.

» Linh mục Nguyễn Đình Thục kích động giáo dân
 

Lão làng tình báo

Sau khi tốt nghiệp Đại học Rhode Island cùng tấm bằng khoa học quản lý, năm 1981, tướng Michael Flynn bắt đầu trở thành một sĩ quan trong lĩnh vực tình báo quân sự. Từ đó đến nay, ông được biết đến là một chuyên gia tình báo bộc trực và sắc sảo trong giới quân đội Mỹ.

Không dừng lại với tấm bằng đại học, tiểu sử lưu trong Cục Tình báo Quốc phòng Mỹ còn cho thấy, tướng Flynn sở hữu 3 tấm bằng cao học, gồm: thạc sĩ viễn thông, thạc sĩ khoa học và nghệ thuật quân sự, thạc sĩ an ninh quốc gia và nghiên cứu chiến lược của các trường đại học khác nhau.

Tướng về hưu Michael Flynn và nhiệm kỳ Cố vấn An ninh Quốc gia ngắn nhất trong lịch sử nước Mỹ. Ảnh: Getty
Tướng về hưu Michael Flynn và nhiệm kỳ Cố vấn An ninh Quốc gia ngắn nhất trong lịch sử nước Mỹ. Ảnh: Getty

Về sự nghiệp, tướng Flynn đã trải qua nhiều vị trí khác nhau trong ngành tình báo quân sự như: Giám đốc Tình báo cho Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ, Trưởng Tình báo của lực lượng trợ giúp an ninh quốc tế do Mỹ đứng đầu ở Afghanistan. Từ năm 2012-2014, tướng Flynn giữ chức Giám đốc Cơ quan Tình báo Quốc phòng Mỹ cho đến khi nghỉ hưu.

Theo tướng Flynn, dù giữ chức vụ cao nhưng ông lại có nhiều bất đồng trong quan điểm với cựu Tổng thống Barack Obama, đặc biệt về cách tiếp cận trong cuộc chiến chống khủng bố. Bởi vậy sau khi từ chức, ông Flynn thường xuyên chỉ trích gay gắt chính quyền của ông Obama và Lầu Năm Góc liên quan đến các chính sách và cách tiếp cận trong các vấn đề quốc tế, đặc biệt là cuộc chiến chống IS. Với việc ủng hộ công khai cho tân Tổng thống, nhất là việc thách thức truyền thống “phi chính trị” của quân đội Mỹ tại đại hội tháng 7 của đảng Cộng hòa hồi năm ngoái, Tướng Flynn đã “lọt vào mắt xanh” của ông Trump.

Nhân vật gây tranh cãi

Theo các chuyên gia, tướng Flynn vốn được ông Trump bổ nhiệm là Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ nhờ sự ủng hộ nhiệt thành trong suốt quá trình ông Trump tranh cử Tổng thống. Cùng quan điểm với ông Trump, tướng Flynn cũng nhấn mạnh phải quyết liệt hơn nữa với mối đe dọa IS.

Không chỉ vậy, ông Flynn còn là người ủng hộ quan hệ gần gũi với Nga và thường xuyên kêu gọi Chính phủ Mỹ thời ông Barack Obama cần hợp tác chặt chẽ hơn nữa với Nga. Tưởng rằng những mâu thuẫn về quan điểm với chính quyền cũ đã khép lại và Tướng Flynn sẽ có một giai đoạn “thuận buồm xuôi gió” dưới thời ông Trump - người cùng chí hướng. Thế nhưng, mọi chuyện lại không như dự định!

Tướng Michael Flynn từng tham gia nhiều cuộc diễn thuyết trong chiến dịch tranh cử của Tổng thống Donald Trump hồi năm ngoái. Ảnh: AP
Tướng Michael Flynn từng tham gia nhiều cuộc diễn thuyết trong chiến dịch tranh cử của Tổng thống Donald Trump hồi năm ngoái. Ảnh: AP

Thực tế chỉ trong 3 tuần giữ vị trí Cố vấn An ninh Quốc gia, các trợ lý và cố vấn hàng đầu của Tổng thống đã dần mất lòng tin với ông Flynn. Ngay cả Phó Tổng thống Mike Pence cũng bất bình với việc ông Flynn không nói sự thật về các cuộc liên lạc với phía Nga.

Trước đó hồi cuối tháng 1 vừa qua, Bộ Tư pháp Mỹ cũng từng cảnh báo Nhà Trắng rằng, việc ông Flynn được chỉ định làm Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ có thể “có vấn đề” do có sự khác biệt giữa những thông tin mà ông Flynn công bố với công chúng Mỹ và những gì giới tình báo biết về các cuộc điện đàm của ông với phía Nga. Mới đây, báo chí cũng thông tin rằng, Tổng thống Trump đã biết về sự việc từ nhiều tuần trước nhưng vẫn “bỏ qua” cho tướng Flynn và giữ ông tại vị. 

Trước những tranh cãi quá ồn ào, các nguồn tin từ Nhà Trắng cho hay, Tổng thống Trump đã có một tuần khó khăn để có thể đưa ra quyết định về vụ việc của tướng Flynn. Cuối cùng, ông Trump được cho là đã buộc phải đưa ra quyết định dù không hề mong muốn. Nhà Trắng cũng thừa nhận, chính Tổng thống đã yêu cầu Cố vấn An ninh Quốc gia Michael Flynn từ chức. 

Sứ mệnh chính trị  dở dang

Không quá khó hiểu cho sự chần chừ khó khăn của Tổng thống Donald Trump trong việc xử lý vụ việc của tướng Michael Flynn. Bởi trong suốt chiến dịch tranh cử, ông Flynn đã cố vấn cho Tổng thống Trump về hàng loạt vấn đề như an ninh, quốc phòng. Nếu vẫn là Cố vấn an ninh, tướng Flynn sẽ là người đứng đầu mối liên lạc chủ chốt của ông Trump với Bộ Ngoại giao, Lầu Năm Góc và một loạt cơ quan tình báo tại Mỹ. Nghị sĩ Devin Nunes, Chủ tịch Ủy ban Tình báo Hạ viện từng nhận định: “Ông Flynn là người có được sự tin tưởng của Tổng thống Trump, có uy tín với quân đội, với cộng đồng tình báo và Nghị viện. Ông ấy đảm đương cương vị rất nghiêm túc”.

Sự tương đồng về quan điểm cộng với tính thẳng thắn đã có thể khiến tướng Flynn trở thành một đồng minh trung thành và thực sự hữu ích cho ông Trump. Thế nhưng, ông Trump đã nhận ra rằng sẽ không thể cho qua vấn đề tướng Flynn tiếp xúc với phía Nga.

Theo giới phân tích, diễn biến này đang cho thấy, ông Trump đang thực sự cảm nhận được sức ép của vị trí Tổng thống và rằng, điều hành một quốc gia không hề giống như quản lý một doanh nghiệp tư nhân. Không chỉ vậy, việc tướng Flynn từ chức chỉ sau 3 tuần được cho là đang làm rõ nét cuộc khủng hoảng toàn diện đang diễn ra tại Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ (NSC) nói riêng cũng như bộ máy hoạt động trong chính quyền Mỹ nói chung. 

Khang Duy

tin mới

NATO – Nga: Cuộc chiến không khoan nhượng ở Ukraine

NATO – Nga: Cuộc chiến không khoan nhượng ở Ukraine

(Baonghean.vn) - Ngoại trưởng Ba Lan mới đây cho biết, việc binh lính NATO ở Ukraine là “điều bí mật mà ai cũng biết”. Tuy nhiên, NATO đang gặp nhiều khó khăn trong việc giúp Ukraine trụ vững trước đòn tiến công của Nga. NATO ngày càng cảm nhận rõ hơn về mối đe dọa trực tiếp.

Báo Mỹ: Ukraine không có vũ khí để chống 'bom thần kỳ' của Nga

Báo Mỹ: Ukraine không có vũ khí để chống 'bom thần kỳ' của Nga

(Baonghean.vn) - Theo Forbes, bom lượn KAB đã trở thành "vũ khí thần kỳ" thực sự của Nga. Trong khi đó, Lực lượng vũ trang Ukraine phàn nàn rằng, họ không có biện pháp nào đối phó. Có thể máy bay chiến đấu F-16 sẽ hỗ trợ Kiev, nhưng phải chờ đợi cho đến khi chúng xuất hiện đủ số lượng.

Chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine trở thành cuộc chiến Nga - phương Tây

Chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine trở thành cuộc chiến Nga - phương Tây

(Baonghean.vn) - “Chúng ta đang ở trong tình trạng chiến tranh” - lời khẳng định này của thư ký báo chí Tổng thống Nga, Dmitry Peskov gần như được hiểu là một sự thay đổi cơ bản trong cách tiếp cận của Điện Kremlin, không phải chỉ đánh giá xung đột ở Ukraine, mà cả tình hình ở Nga nói chung.

Quân đội Pháp có thực sự hành quân đến Ukraine?

Quân đội Pháp có thực sự hành quân đến Ukraine?

(Baonghean.vn) - Trong bối cảnh xung đột hiện nay, nếu 2.000 binh lính Pháp được cử đến Ukraine, sẽ chỉ như “một giọt nước trong đại dương”. Hơn nữa, nếu thực sự phương Tây nỗ lực muốn xoay chuyển tình hình, thì họ liệu có tuyên bố công khai và tích cực về việc gửi quân tới Ukraine như vậy?

Tướng Cương: IS có thể là 'công cụ' gây ra vụ khủng bố đẫm máu ở Nga

Tướng Cương: IS có thể là 'công cụ' gây ra vụ khủng bố đẫm máu ở Nga

(Baonghean.vn) - Vụ khủng bố đẫm máu tại nhà hát Crocus City Hall vùng ngoại ô Moskva tối 22/3 trở thành tâm điểm của dư luận thế giới. Liên quan vụ việc, PGS.TS. Thiếu tướng Lê Văn Cương – nguyên Viện trưởng Viện chiến lược Bộ Công an nêu quan điểm trong cuộc trả lời phỏng vấn Báo Nghệ An.

Bản tin quốc tế: Tất cả nghi phạm thực hiện vụ khủng bố ở ngoại ô Moskva đều là người nước ngoài

Bản tin quốc tế: Tất cả nghi phạm thực hiện vụ khủng bố ở ngoại ô Moskva đều là người nước ngoài

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế hôm nay có những thông tin sau: Tất cả nghi phạm thực hiện vụ khủng bố ở Nga đều là người nước ngoài; Ukraine tập kích loạt tên lửa vào Crimea; Mỹ thông qua dự luật 1,2 nghìn tỷ USD ngăn chính phủ đóng cửa; Tổng Thư ký LHQ kêu gọi ngừng bắn tại Gaza.

Cựu cố vấn Lầu Năm Góc cho rằng tình báo phương Tây có thể liên quan đến vụ tấn công khủng bố ở Nga

Cựu cố vấn Lầu Năm Góc cho rằng tình báo phương Tây có thể liên quan đến vụ tấn công khủng bố ở Nga

(Baonghean.vn) - Cựu cố vấn Lầu Năm Góc, Đại tá đã nghỉ hưu Douglas McGregor cho rằng, các cơ quan tình báo phương Tây - CIA và MI6, có thể liên quan đến vụ tấn công khủng bố tại khu phức hợp Crocus ở ngoại ô Moskva, và những kẻ tấn công liên quan đến các phần tử chiến đấu ở phía Ukraine.

Mỹ và Nga thức tỉnh châu Âu về quốc phòng

Mỹ và Nga thức tỉnh châu Âu về quốc phòng

(Baonghean.vn) - Châu Âu như được thức tỉnh, sau một thời gian lơ là đầu tư phát triển quốc phòng, và bị phụ thuộc sâu sắc vào Mỹ. EU cố gắng chuẩn bị cho một tương lai, trong đó Tổng thống Putin, và rất có thể là ông Donald Trump sẽ đóng vai trò quan trọng.