Lễ đón bằng di tích cấp tỉnh Mộ và Đền thờ Phan Sỹ Tuấn

(Baonghean.vn) - Ngày 21/11, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Tràng Sơn, huyện Đô Lương (Nghệ An) cùng con cháu dòng họ Phan Sỹ vinh dự đón bằng công nhận di tích cấp tỉnh Mộ và Đền thờ Phan Sỹ Tuấn.

Phan Sỹ Tuấn còn gọi là Phan Nguyễn Tuấn, sinh vào khoảng những năm 50, 60 của thế kỷ XVIII. Ông là đời thứ 5 của dòng họ Phan Sỹ tại xã Tràng Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An. 

Đồng chí Hồ Mậu Thanh - Giám đốc Sở Văn hóa – Thể thao trao Bằng công nhận di tích cấp tỉnh Mộ và Đền thờ Phan Sỹ Tuấn. Ảnh: Bích Hậu
Đồng chí Hồ Mậu Thanh - Giám đốc Sở Văn hóa & Thể thao trao Bằng công nhận di tích cấp tỉnh Mộ và Đền thờ Phan Sỹ Tuấn. Ảnh: Bích Hậu

Sinh ra trong một gia đình nghèo, từ nhỏ ông được cha mẹ cho học hành lại sẵn có tư chất sáng dạ, thông minh hơn người. Năm Quý Mão (1783) niên hiệu Cảnh Hưng thứ 44, Phan Sỹ Tuấn đậu Giải nguyên Hương Cống, được triều đình cử tuyển vào làm Giám sinh Trường Quốc Tử Giám ở Thăng Long sau được phong làm chức Giảng dụ trong cung, đến năm  Ất Tỵ (1785) niên hiệu Cảnh Hưng thứ 46, Phan Sỹ Tuấn được triều đình phong tước Thượng Khanh.

Cuối thời Cảnh Hưng, Chính quyền phong kiến Đàng Ngoài và Đàng Trong đều mục nát, các cuộc khởi nghĩa nông dân nổ ra ở nhiều nơi, tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa của ba anh em nhà Tây Sơn ở Đàng Trong đã lật đổ chính quyền Chúa Nguyễn. Đầu năm 1786, Nguyễn Huệ kéo quân ra Bắc giương cao ngọn cờ “phù Lê diệt Trịnh”, lật đổ chúa Trịnh, tôn phù Lê Chiêu Thống lên ngôi, đất nước lâm vào cảnh triều đình suy yếu, các phe phái của các dư đảng nổi lên khắp nơi.

Trong bối cảnh rối ren đó, ông Phan Sỹ Tuấn xin phép triều đình về quê mở trường dạy học. Ngày 15 tháng 10 năm Bính Ngọ (1786) niên hiệu Cảnh Hưng thứ 47, trên đường hành lý về quê ông bị đội quân ngụy đảng Thiên lý phường do tên Chưởng Thước cầm đầu sát hại.

Hay tin ông bị sát hại, nhân dân trong vùng thương tiếc đã tổ chức lễ tang cho ông và an táng thi hài ông tại xứ Mồ Hùng thuộc xã Tràng Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An bây giờ.

Rước Bằng công nhận di tích cấp tỉnh Mộ và Đền thờ Phan Sỹ Tuấn về đền. Ảnh: Bích Hậu
Rước Bằng công nhận di tích cấp tỉnh Mộ và Đền thờ Phan Sỹ Tuấn về đền. Ảnh: Bích Hậu

Từ đó đến nay, nhân dân Tràng Thịnh, xã Tràng Sơn và các vùng lân cận đã tôn ông làm Bản cảnh Thành Hoàng, thường xuyên phụng thờ chiêm bái. Đền thờ ông trở thành địa chỉ tâm linh, hướng nhân dân trong vùng truyền thống cố kết cộng đồng, lòng yêu quê hương đất nước và đạo nghĩa tốt đẹp trong cuộc sống.

Tri ân công trạng của ông, ngày 27/8/2018, Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An đã có Quyết định số 3805/QĐ-UBND công nhận Mộ và Đền thờ ông Phan Sỹ Tuấn ở xã Tràng Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An là Di tích cấp tỉnh.

Đây là một trong 191 di tích của huyện Đô Lương đã được phân cấp quản lý, trong đó có 30 di tích đã được xếp hạng với 9 di tích cấp Quốc gia và 21 di tích cấp tỉnh./.

tin mới

Cửa Lò

Trong 3 ngày tổ chức lễ hội, Cửa Lò đón trên 65.000 lượt khách, doanh thu trên 70 tỷ đồng

(Baonghean.vn) - Sau ngày khai hội, khách du lịch gần, xa liên tục đổ về biển Cửa Lò để tham quan, nghỉ dưỡng, hứa hẹn năm 2024, Cửa Lò đạt mục tiêu đón 4,15 triệu lượt khách; khách lưu trú đạt 1,45 triệu lượt; doanh thu dịch vụ du lịch đạt 4.200 tỷ đồng, tăng 18% so với năm 2023. 

3 năm, các câu lạc bộ ví, giặm ở Thanh Chương vẫn mỏi mòn đợi chờ hỗ trợ

3 năm, các câu lạc bộ ví, giặm ở Thanh Chương vẫn mỏi mòn đợi chờ hỗ trợ

(Baonghean.vn) - Từ năm 2021, Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành Nghị quyết số 29/2021/NQ–HĐND tỉnh quy định chính sách hỗ trợ đối với nghệ nhân, CLB trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể. Tuy nhiên, đến nay, một số CLB trên địa bàn huyện Thanh Chương vẫn chưa được thụ hưởng chính sách này.

BNI vùng Thanh Nghệ Tĩnh kỷ niệm 10 năm thành lập

BNI vùng Thanh Nghệ Tĩnh kỷ niệm 10 năm thành lập

(Baonghean.vn) - Cùng với việc tạo ra hàng trăm nghìn cơ hội kinh doanh và trị giá doanh số giao dịch, kinh doanh lên tới hàng nghìn tỷ đồng, BNI vùng Thanh Nghệ Tĩnh còn tích cực tham gia nhiều hoạt động thiện nguyện, an sinh xã hội trên địa bàn.

Ca sỹ Đinh Hiền Anh ra mắt bộ đôi album Lời ca đất nước và Dòng chảy miền thương nhớ

Ca sỹ Đinh Hiền Anh ra mắt bộ đôi album Lời ca đất nước và Dòng chảy miền thương nhớ

(Baonghean.vn) - Chiều 20/4, tại TP Vinh, ca sỹ Đinh Hiền Anh tổ chức buổi họp báo ra mắt 2 CD phòng thu Lời ca đất nước và Dòng chảy miền thương nhớ. Bộ đôi CD ca ngợi vẻ đẹp quê hương, đất nước sau chiến tranh, hướng tới kỷ niệm 49 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4).

[Infographics] Chiến thắng Điện Biên Phủ - Cột mốc vàng của lịch sử dân tộc Việt Nam

[Infographics] Chiến thắng Điện Biên Phủ - Cột mốc vàng của lịch sử dân tộc Việt Nam

(Baonghean.vn) - Cách đây 70 năm, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, trên cánh đồng Mường Thanh, quân và dân ta đã lập nên một trong những chiến công hiển hách, vang dội nhất trong lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc - Chiến thắng Điện Biên Phủ.

Khai mạc triển lãm 'Ngô Quyền - Anh hùng dân tộc kiệt xuất'

Khai mạc triển lãm 'Ngô Quyền - Anh hùng dân tộc kiệt xuất'

Thiết thực chào mừng kỷ niệm 1085 năm Ngô Quyền xưng Vương và định đô tại Cổ Loa (939 - 2024), sáng 19/4, tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội), Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội đã khai mạc triển lãm, chuyên đề “Ngô Quyền - Anh hùng dân tộc kiệt xuất”.

Đường hoa trên dốc Kẻ Lè ở Quỳ Châu

Đường hoa trên dốc Kẻ Lè ở Quỳ Châu

(Baonghean.vn) - Quốc Lộ 48A như dải lụa mềm vắt qua thị trấn Tân Lạc, huyện miền núi Quỳ Châu có hai con dốc khá nổi tiếng là Kẻ Lè và Bù Bài. Để tạo mỹ quan cho cửa ngõ thị trấn Tân Lạc, huyện Quỳ Châu từ đầu năm nay đã tổ chức thành công đường hoa trên dốc Kẻ Lè.