Lê Duy Ứng: Người họa sĩ dùng máu từ đôi mắt bị thương vẽ chân dung Bác Hồ

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(Baonghean.vn) - Vẽ chân dung Bác lúc tưởng như mình sắp hy sinh, Lê Duy Ứng đã vượt qua tất cả một cách kì diệu, để rồi giờ đây ông trở thành một họa sĩ đặc biệt: người họa sĩ hỏng mắt vẽ và tạc tượng Bác Hồ nhiều nhất.

Sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo ở miền Trung, họa sĩ Lê Duy Ứng (SN 1947) nhập ngũ khi đang là sinh viên đại học. “Tôi đi theo lời kêu gọi của Bác Hồ”, Lê Duy Ứng kể lại. Không may cho ông, trong một cuộc chiến ác liệt tại cửa ngõ Sài Gòn, ông bị thương nặng và mất đi đôi mắt của mình. Nhưng cũng thật may mắn cho ông, trong khoảnh khắc vô cùng bấp bênh để níu giữ sự sống, hình ảnh Bác Hồ hiện ra thật rõ nét, sáng ngời, như một niềm hy vọng để ông tiếp tục sống.

Họa sĩ Lê Duy Ứng bên bức tượng Bác Hồ do chính tay ông chạm khắc. Ảnh: Trịnh Phú Sơn

Họa sĩ Lê Duy Ứng bên bức tượng Bác Hồ do chính tay ông chạm khắc. Ảnh: Trịnh Phú Sơn

Vẽ chân dung Bác Hồ bằng máu

Trước đây, Diệp Minh Châu từng chích máu trên chính cánh tay mình để vẽ bức tranh mà theo họa sĩ là “một tác phẩm sáng tạo trong những phút say sưa nhất” của đời ông. Đó là bức tranh vẽ Bác Hồ với ba em nhỏ đại diện cho đồng bào ba miền Bắc, Trung, Nam, như muốn truyền tải về tinh thần đoàn kết dân tộc, kính dâng lên Đảng và Bác.

Sau này, vào năm 1975, trong những ngày cuối cùng của chiến dịch giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, họa sĩ Lê Duy Ứng lại vẽ một bức tranh bằng máu, lần này là máu từ đôi mắt bị thương của chính ông. Một bức tranh vẽ Bác Hồ, trên đó đề dòng chữ: “Ánh sáng niềm tin! Con nguyện dâng Người tuổi thanh xuân. 28/4/1975”. Đây là một sự trùng hợp khá lạ lùng, khi Diệp Minh Châu - người thầy dạy vẽ của Lê Duy Ứng, đã vẽ bức tranh bằng máu về Bác khi họa sĩ 28 tuổi đời. Và hơn 30 năm sau, chính Lê Duy Ứng đã vẽ bức tranh này cũng vào năm ông 28 tuổi.

Bức tranh được thực hiện ngay trong trận chiến khốc liệt tại cửa ngõ Sài Gòn, trong những giây phút tỉnh táo cuối cùng trước khi Lê Duy Ứng ngất đi vì vết thương quá nặng. Hai lần tắt thở sau đó, thậm chí đã bị đưa vào nhà xác, nhưng không biết vì lẽ gì trái tim ông lại hồi phục. Trong túi áo ngực của mình, bức tranh vẽ bằng máu đó đã được ông cất giữ. Với ông, đó giống như một lá bùa may mắn. Ít ra thì trong giây phút sinh tử của đời mình, Lê Duy Ứng đã vin vào niềm tin ấy, lý tưởng ấy để có thể vượt qua tất cả.

Bức tranh vẽ Bác Hồ bằng chính máu mắt của hoạ sĩ Lê Duy Ứng.

Bức tranh vẽ Bác Hồ bằng chính máu mắt của hoạ sĩ Lê Duy Ứng.

Kể lại giây phút đó, Lê Duy Ứng vẫn bùi ngùi xúc động như ngày nào. Ông nói, rạng sáng hôm đó đạn súng chống tăng đã khiến ông bị thương nặng, ngất đi. Khi tỉnh dậy, tiếng chát chúa của bom đạn khiến ông nhận ra xung quanh mình, các đồng đội vẫn đang chiến đấu với kẻ thù, nhưng ông không thể nhìn thấy gì và hốc mắt nhức buốt vào tận óc. Cảm nhận được dòng máu đang chảy trên khóe mắt, ông lấy giấy trong cặp vẽ bên cạnh, chấm máu trên mắt mình để thực hiện bức chân dung Bác Hồ trên nền cờ Đảng và cờ Tổ quốc.

Lúc này, giữa vô vàn những hình ảnh thân quen lướt qua trong tâm trí, hình ảnh Bác Hồ bỗng hiện ra rõ nét nhất. Thậm chí, khi bom đạn kẻ thù vừa cướp đi nguồn sáng của đôi mắt Lê Duy Ứng, thì chính ánh sáng từ hình tượng vị lãnh tụ kính yêu đã giúp người họa sĩ tìm đường. Chính nó, ánh sáng bất diệt ấy, đã khiến bàn tay của Lê Duy Ứng tìm đến từng nét vẽ, từng mảng màu. Màu máu. Màu của dòng máu chảy trong chính cơ thể ông. Màu của dòng máu mà kẻ thù vừa tước khỏi đôi mắt ông. Cũng là màu của lá cờ Tổ quốc, màu của lý tưởng, niềm tin và chiến thắng huy hoàng.

Chỉ ít ngày sau đó, cuộc đấu tranh giải phóng đất nước đã toàn thắng, Bắc Nam sum họp một nhà. Lê Duy Ứng được đưa vào chữa trị trong các bệnh viện quân y ở miền Nam và miền Bắc. Đã có những giai đoạn đôi mắt của ông sáng trở lại, nhưng rồi sau hai lần cấy ghép mắt, cơ hội nhìn thấy của ông cũng khép lại. Tuy nhiên, dù mắt có nhìn được hay không, ông vẫn miệt mài vẽ tranh.

Bác Hồ với thiếu nhi. Tranh màu nước của hoạ sĩ Lê Duy Ứng

Bác Hồ với thiếu nhi. Tranh màu nước của hoạ sĩ Lê Duy Ứng

Đề tài quen thuộc của Lê Duy Ứng vẫn là Bác Hồ và chiến tranh cách mạng. “Tôi không nhớ nổi mình từng vẽ bao nhiêu bức tranh về Bác, có lẽ là hàng nghìn bức”, người họa sĩ chia sẻ.

“Nhiều bức đã được tôi tặng cho Bảo tàng Hồ Chí Minh và nhiều đơn vị khác. Tôi cũng tặng nhiều người dẫu không thân quen, như các em học sinh ở các trường học nơi tôi đến nói chuyện, một số người ra thăm lăng Bác và muốn có một chân dung vẽ Bác… Cũng vui là có những người trong số đó sau này gặp lại, họ đều đã trở thành những người có chỗ đứng trong xã hội, họ gợi nhắc về kỉ niệm được tôi tặng tranh với rất nhiều xúc động”.

Tiếp tục vẽ bằng trí nhớ và lòng tôn kính Bác Hồ

Họa sĩ Lê Duy Ứng kể lại rằng, ông có nhiều dịp đến thăm quê Bác và lần nào cũng bồi hồi xúc động. Sau mỗi dịp đó, khi về ông lại vẽ cảnh nhà Bác. Đáng nhớ nhất là lần ông đến thắp hương trên mộ bà Hoàng Thị Loan. “Hôm đó là vào giữa trưa, khoảng năm 2013, khi mắt tôi đã kém đi, phải chống gậy và có người dìu. Tôi thắp hương trên mộ, bỗng dưng lửa cháy bùng bùng trên bát hương. Một nhân viên của khu di tích mỉm cười nói rằng có lẽ bà Hoàng Thị Loan về chứng giám cho tấm lòng thành của một người tàn tật như tôi. Lúc đó tôi rất xúc động”, hoạ sĩ Lê Duy Ứng tâm sự.

Những năm gần đây, các trường học và nhiều đơn vị khác thường xuyên mời họa sĩ Lê Duy Ứng đến nói chuyện về chiến tranh, về việc vẽ Bác Hồ. Ông rất nhiệt tình, cởi mở với những lời đề nghị đó, bởi đây chính là cơ hội để ông chuyển tải những suy nghĩ, tình cảm của mình đối với Bác Hồ đến thế hệ trẻ, hun đúc lòng tin yêu của họ với Bác, với Đảng; cũng là dịp để ông ôn lại kỉ niệm, tưởng nhớ các đồng đội của mình.

Ông cho rằng mình may mắn hơn nhiều người vì vẫn còn sống. Đồng đội của ông nhiều người nằm lại trên chiến trường, nhiều người trở về bị chấn động tâm lý, mang những vết thương nhức buốt hơn ông, có những người bị chất độc màu da cam và di chứng để lại cho các thế hệ sau… Thương xót và tri ân họ, Lê Duy Ứng từng viết những câu thơ nhân dịp được phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân: “Biết bao đồng đội hy sinh/ Để vun thành tích cho mình hôm nay”.

Họa sĩ Lê Duy Ứng. Ảnh: Trịnh Phú Sơn

Họa sĩ Lê Duy Ứng. Ảnh: Trịnh Phú Sơn

Ông vẫn dành nhiều thời gian cho việc vẽ và làm tượng. Đôi mắt giờ đây chỉ còn lờ mờ cảm nhận ánh sáng ban ngày và bóng tối ban đêm, nhưng Lê Duy Ứng vẫn tiếp tục vẽ Bác Hồ thông qua trí nhớ, bằng tất cả lòng kính yêu trọn vẹn dành cho Bác.

“Cũng may còn nhờ được nhiều vào bàn tay trái, tôi lấy nó làm cữ”, ông nói, “bàn tay trái này giúp tôi áng chừng các tỉ lệ trên bức tranh và bức tượng. Còn màu thì cũng phải nhờ đến sự giúp đỡ của những người xung quanh, họ sẽ sắp xếp màu theo thứ tự đặt ngay bên cạnh, đôi lúc họ đưa màu khi tôi yêu cầu”.

Như ông từng tâm sự, nguồn sáng tỏa ra từ vị lãnh tụ kính yêu đã soi tỏ lòng ông. Nhờ vào nguồn sáng đó, Lê Duy Ứng chưa bao giờ thôi hy vọng. Ông vẫn tiếp tục công việc của mình, bên cạnh người vợ yêu dấu, người đã không quản khó khăn gian khổ để đến với ông ngay cả khi ông trở về từ chiến trường với cơ thể không lành lặn, tỉ lệ thương tật lên tới 91%.

Ông vẫn tiếp tục vẽ Bác, tạc tượng Bác như một nguồn cảm hứng bất tận. Và mỗi khi trở trời, vết thương nhức nhối trong hốc mắt, Lê Duy Ứng vẫn cảm thấy mình quá may mắn khi có một lý tưởng để theo đuổi, một lòng tin để hướng về.

Trong thâm tâm, ông vẫn luôn mong ngóng đến ngày được quay lại Nam Đàn thăm căn nhà xưa của Bác. Mặc dù đôi mắt không còn nhìn thấy gì, ông vẫn muốn đến đó, đặt bàn chân lên mảnh đất thiêng, cảm nhận ngọn gió bỏng rát xứ Nghệ mà ăm ắp ân tình. Để rồi trở về, ông sẽ lại vẽ những bức tranh, tạc những bức tượng mới và thấy rằng dù nhiều năm đã trôi qua, niềm tin ấy vẫn luôn luôn tròn vẹn, bức tranh bằng máu ấy vẫn luôn luôn ở trong tâm tưởng ông bởi nó đã được vẽ bằng tất cả sức mạnh của tình yêu và lòng tin, thứ đã mang đến cho cuộc đời ông những trải nghiệm thật lạ lùng nhưng cũng thật kì diệu.

Hoạ sĩ Lê Duy Ứng đã sáng tác hàng ngàn bức tranh, tượng; tổ chức 44 cuộc triển lãm nghệ thuật; giành được 9 giải thưởng mỹ thuật trong và ngoài nước. Ông đã được tặng thưởng 3 Huân chương Chiến công giải phóng hạng Nhất, Nhì, Ba, 1 Huân chương kháng chiến chống Mỹ cứu nước hạng Ba, 3 Huân chương Chiến sĩ vẻ vang, Huy chương Quân kỳ quyết thắng và nhiều phần thưởng cao quý khác; được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu Anh hùng LLVTND ngày 30/10/2013.

tin mới

Lao động may Nghệ An

Đẩy mạnh các giải pháp nâng cao tay nghề cho người lao động, đáp ứng nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp

(Baonghean.vn) - Năm 2023, công tác giải quyết việc làm của Nghệ An tiếp tục vượt chỉ tiêu kế hoạch khá cao. Tuy nhiên, việc kết nối cung - cầu về lao động - việc làm giữa doanh nghiệp và người lao động chưa chặt chẽ; mặt bằng trình độ tay nghề người lao động còn thấp...

Những trải nghiệm thú vị ở Cửa Lò lúc rạng đông

Những trải nghiệm thú vị ở Cửa Lò lúc rạng đông

(Baonghean.vn) - Mua hải sản tươi sống ngay khi thuyền vừa cập bến, ghé tay đẩy thuyền cùng ngư dân, dõi mắt nhìn ngư dân nhanh tay gỡ những con cá, con ghẹ trên mắt lưới; thưởng thức món cá nướng thơm lừng ngay bên bếp than nơi bến cá… là những trải nghiệm thú vị của du khách khi đến với Cửa Lò.

Tạo động lực để người trẻ dấn thân và cống hiến

Tạo động lực để người trẻ dấn thân và cống hiến

(Baonghean.vn) - Nhân kỷ niệm 93 năm ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (26/3/1931 - 26/3/2024), Báo Nghệ An có cuộc trò chuyện với đồng chí Lê Văn Lương - Ủy viên Ban Thường vụ Trung ương Đoàn, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Bí thư Tỉnh đoàn Nghệ An.

'Phép màu' ở Bệnh viện Ung bướu Nghệ An

'Phép màu' ở Bệnh viện Ung bướu Nghệ An

(Baonghean.vn) - “Trước đây, để tìm đến và hỗ trợ cho những hoàn cảnh khó khăn, chúng tôi thường phải về tận các địa phương, nhất là vùng sâu vùng xa. Nhưng bây giờ, chúng tôi chỉ cần đến Bệnh viện Ung bướu Nghệ An, ở đó luôn có những bệnh nhân khổ nhất, những con người cần hỗ trợ nhất”.

Độc đáo hội thi quăng chài ở miền Tây Nghệ An

Độc đáo hội thi quăng chài ở miền Tây Nghệ An

(Baonghean.vn) - Ngày 24/3, tại xã Châu Kim (Quế Phong) đã diễn ra Hội thi quăng chài lần thứ nhất năm 2024. Đây là hoạt động nhằm duy trì và phát triển nghề chài của địa phương cũng như góp phần làm phong phú thêm các hoạt động trong Lễ hội Đền Chín Gian năm 2024.

Tháng 3 yêu thương nơi biên giới Na Ngoi

Tháng 3 yêu thương nơi biên giới Na Ngoi

(Baonghean.vn) -  Xây dựng đường giao thông, tổ chức bữa cơm yêu thương, tặng quà cho học sinh khó khăn… là những hoạt động của đoàn viên thanh niên xã Na Ngoi và các lực lượng vũ trang đóng quân trên địa bàn, góp phần xây dựng hình ảnh đẹp về màu áo xanh tình nguyện nơi biên cương Tổ quốc.

Nghệ An tham dự Hội nghị 'Gặp gỡ Indonesia 2024'

Nghệ An tham dự Hội nghị 'Gặp gỡ Indonesia 2024'

(Baonghean.vn) - Ngày 22/3, tại thành phố Nha Trang, Bộ Ngoại giao phối hợp với Đại sứ quán Indonesia tại Việt Nam và Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa tổ chức Hội nghị "Gặp gỡ Indonesia năm 2024". Hội nghị là hoạt động hướng tới kỷ niệm 70 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Indonesia.

Vui hội đền Chín Gian

Vui hội đền Chín Gian

(Baonghean.vn) - Đền Chín Gian tọa lạc trên đỉnh Pú Chò Nhàng thuộc bản Khoẳng, xã Châu Kim, huyện Quế Phong, được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng Di tích cấp Quốc gia.

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh thăm, động viên Đội Quy tập mộ liệt sĩ tại tỉnh Xiêng Khoảng

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh thăm, động viên Đội Quy tập mộ liệt sĩ tại tỉnh Xiêng Khoảng

(Baonghean.vn) - Sáng 21/3, đồng chí Lê Hồng Vinh - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh và lãnh đạo một số sở, ngành đã đến thăm, động viên cán bộ, nhân viên Đội Quy tập mộ liệt sĩ Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh tại tỉnh Xiêng Khoảng, nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào.