Lễ khai giảng của các nước có gì đặc biệt?

(Baonghean.vn) - Trên thế giới có nước tổ chức khai giảng như ngày hội đến trường rầm rộ trên toàn lãnh thổ, nhưng cũng có nước lại thực hiện các nghi thức đơn giản, nhanh gọn.

1. Nga

Ngày 1/9 được chọn là ngày khai giảng ở các trường học tại Nga. Học sinh ăn mặc đẹp, mang hoa tới trường để tặng giáo viên. Ngoài những nghi lễ khai giảng còn có các chương trình múa rồi, nghệ thuật giải trí... Đặc biệt, thay vì tiếng trống khai trường thì trường học Nga lại kết thúc bằng tiếng chuông đầu tiên báo hiệu năm học mới bắt đầu.
Ngày 1/9 được chọn là ngày khai giảng ở các trường học tại Nga. Học sinh ăn mặc đẹp, mang hoa tới trường để tặng giáo viên. Ngoài những nghi lễ khai giảng còn có các chương trình múa rồi, nghệ thuật giải trí... Đặc biệt, thay vì tiếng trống khai trường thì trường học Nga lại kết thúc bằng tiếng chuông đầu tiên báo hiệu năm học mới bắt đầu.

 2. Nhật Bản

Buổi lễ khai giảng đơn giản, trang trọng ở Nhật Bản thường chỉ tổ chức giành cho học sinh đầu cấp và diễn ra vào đầu tháng 4 hàng năm. Theo đó, buổi lễ chỉ diễn ra trong vòng 30 phút với bài phát biểu ngắn gọn, và chỉ có thầy hiệu trưởng nhắn nhủ tới học sinh 3 điều giản dị nhưng vô cùng ý nghĩa đó là:
Buổi lễ khai giảng đơn giản, trang trọng ở Nhật Bản thường chỉ tổ chức dành cho học sinh đầu cấp và diễn ra vào đầu tháng 4 hàng năm. Theo đó, buổi lễ chỉ diễn ra trong vòng 30 phút với bài phát biểu ngắn gọn, và chỉ có thầy hiệu trưởng nhắn nhủ tới học sinh 3 điều giản dị nhưng vô cùng ý nghĩa đó là: 1. Chú ý sự an toàn giao thông cho cá nhân. Bởi vì ở Nhật các học sinh đều tự đi bộ đến trường. 2. Luôn giữ sự lễ phép và tôn trọng với dân cư xung quanh trường.3. Biết đặt ra mục tiêu của năm học và ước mơ cho cá nhân mình.

3. Hàn Quốc

Ở Hàn Quốc, lễ khai giảng thường được tổ chức vào tuần đầu tiên của tháng 3, với mong muốn mùa xuân sẽ mang đến nhiều khởi đầu tốt đẹp cho các em học sinh. Vào ngày lễ này, các học sinh tham gia một buổi lễ gặp mặt toàn trường, được các thầy cô giáo tặng hoa và nói những lời chúc mừng. Một số nơi còn cho học sinh chuẩn bị những quả bóng bay có gắn điều ước, kết thúc buổi lễ học sinh sẽ thả bóng lên trời với nguyện vọng ước mơ của mình sẽ bay cao.
Ở Hàn Quốc, lễ khai giảng thường được tổ chức vào tuần đầu tiên của tháng 3, với mong muốn mùa xuân sẽ mang đến nhiều khởi đầu tốt đẹp cho các em học sinh. Vào ngày lễ này, các học sinh tham gia một buổi lễ gặp mặt toàn trường, được các thầy cô giáo tặng hoa và nói những lời chúc mừng. Một số nơi còn cho học sinh chuẩn bị những quả bóng bay có gắn điều ước, kết thúc buổi lễ học sinh sẽ thả bóng lên trời với nguyện vọng ước mơ của mình sẽ bay cao.

 4. Mỹ

Ở Mỹ, ngày bắt đầu đi học chính thức là 9/9, với từng trường có thể xê dịch 1 vài ngày cho phù hợp. Vào ngày này, học sinh đến nhận lớp, làm quen với bạn bè mới, giới thiệu về bản thân mình. Lễ khai giảng ở Mỹ khá thoải mái, không đặt nặng tính nghi lễ như các nước khác.
Ở Mỹ, ngày bắt đầu đi học chính thức là 9/9, với từng trường có thể xê dịch 1 vài ngày cho phù hợp. Vào ngày này, học sinh đến nhận lớp, làm quen với bạn bè mới, giới thiệu về bản thân mình. Lễ khai giảng ở Mỹ khá thoải mái, không đặt nặng tính nghi lễ như các nước khác. Nhà trường sẽ thông báo ngày chính thức tổ chức bắt đầu năm học mới, tất cả học sinh và thầy cô tập trung lại cùng nhau rồi vui chơi giải trí và làm một vài buổi lễ tuyên thệ để tăng tính quyết tâm trong lòng học sinh.

 5. Brazil

Cũng giống như nhiều nước ở Nam bán cầu, Brazil có năm học kéo dài từ cuối tháng 1 đến giữa tháng 12. Tất cả học sinh đều phải mặc đồng phục trong toàn năm học, bắt đầu từ ngày khai giảng. Những môn học được giảng dạy chính ở Brazil gồm toán, địa lý, lịch sử, khoa học, giáo dục thể chất và tiếng Bồ Đào Nha. Mỗi lớp học ở đất nước này thường có 30 học sinh.
Cũng giống như nhiều nước ở Nam bán cầu, Brazil có năm học kéo dài từ cuối tháng 1 đến giữa tháng 12. Tất cả học sinh đều phải mặc đồng phục trong toàn năm học, bắt đầu từ ngày khai giảng. Những môn học được giảng dạy chính ở Brazil gồm toán, địa lý, lịch sử, khoa học, giáo dục thể chất và tiếng Bồ Đào Nha. Mỗi lớp học ở đất nước này thường có 30 học sinh.

 6. Thổ Nhĩ Kỳ

Ngày khai giảng năm học mới ở Thổ Nhĩ Kỳ được ấn định vào ngày thứ 2 giữa tháng 9. Trong ngày lễ này học sinh sẽ mang đồng phục mới mà tặng hoa các thầy cô mình. Có lẽ bất kỳ học sinh Thổ Nhĩ Kỳ cũng đều thích thú với ngày khởi động năm học mới này bởi sẽ không có bất cứ bài tập nào cả.
Ngày khai giảng năm học mới ở Thổ Nhĩ Kỳ được ấn định vào ngày thứ 2 giữa tháng 9. Trong ngày lễ này học sinh sẽ mang đồng phục mới mà tặng hoa các thầy cô mình. Có lẽ bất kỳ học sinh Thổ Nhĩ Kỳ cũng đều thích thú với ngày khởi động năm học mới này bởi sẽ không có bất cứ bài tập nào cả.

 7. Trung Quốc

Học sinh Trung Quốc khai giảng vào ngày đầu tiên của tháng 9. Vào ngày này, các em thường tập trung ở sân trường, được các thầy cô giáo tặng một cuốn từ điển, lấy sách giáo khoa rồi trở về lớp học.  Các học sinh sau đó trở về lớp, trò chuyện với cô giáo, làm quen lại với các bạn và tự giới thiệu về bản thân mình.
Học sinh Trung Quốc khai giảng vào ngày đầu tiên của tháng 9. Vào ngày này, các em thường tập trung ở sân trường, được các thầy cô giáo tặng một cuốn từ điển, lấy sách giáo khoa rồi trở về lớp học. Các học sinh sau đó trở về lớp, trò chuyện với cô giáo, làm quen lại với các bạn và tự giới thiệu về bản thân mình.

 8. Ba Lan

Ở Ba Lan các trường tổ chức lễ khai giảng khá đơn giản, lễ bế giảng quy mô hơn (tổ chức theo khối với từng khung giờ khác nhau). Lễ chính thức được tổ chức vào ngày 1/9, và được diễn ra ngay tại lớp học, giáo viên thăm hỏi 1 lượt rồi phổ biến một số việc cần thiết... Đây cũng là cơ hội cho phụ huynh gặp gỡ giáo viên chủ nhiệm, đặc biệt tất cả đều bắt tay, ôm hôn tình cảm, tham hỏi như những người thân.
Ở Ba Lan các trường tổ chức lễ khai giảng khá đơn giản, lễ bế giảng quy mô hơn (tổ chức theo khối với từng khung giờ khác nhau). Lễ chính thức được tổ chức vào ngày 1/9, và được diễn ra ngay tại lớp học, giáo viên thăm hỏi 1 lượt rồi phổ biến một số việc cần thiết... Đây cũng là cơ hội cho phụ huynh gặp gỡ giáo viên chủ nhiệm, đặc biệt tất cả đều bắt tay, ôm hôn tình cảm, tham hỏi như những người thân.

 9. Australia

Đến giờ khai giảng, học sinh sẽ được giáo viên chủ nhiệm dẫn xuống tập trung dưới sân trường, Ban giám hiệu nhà trường sẽ nói chuyện, chúc mừng và chào đón những học sinh mới.   Nhà trường luôn giành những dãy ghế ngồi cho phụ huynh nào muốn tham dự cùng các con. Sau đó cả trường cùng đồng thanh hát quốc ca rồi lớp nào trở về lớp ấy bắt đầu cho năm học mới.  Điều đặc biệt trong lễ khai giảng tại các trường ở đây là không có văn nghệ, cũng không có những lời phát biểu rườm rà, cũng không có đánh trống khai giảng năm học mới như ở Việt Nam, buổi lễ diễn ra vẻn vẹn chưa đầy 10 phút và học sinh thì vô cùng thích thú.
Ở Australia, đến giờ khai giảng, học sinh sẽ được giáo viên chủ nhiệm dẫn xuống tập trung dưới sân trường, Ban giám hiệu nhà trường sẽ nói chuyện, chúc mừng và chào đón những học sinh mới. Nhà trường luôn dành những dãy ghế ngồi cho phụ huynh nào muốn tham dự cùng các con. Sau đó cả trường cùng đồng thanh hát quốc ca rồi lớp nào trở về lớp ấy bắt đầu cho năm học mới. Điều đặc biệt trong lễ khai giảng tại các trường ở đây là không có văn nghệ, cũng không có những lời phát biểu rườm rà, cũng không có đánh trống khai giảng năm học mới như ở Việt Nam, buổi lễ diễn ra vẻn vẹn chưa đầy 10 phút và học sinh thì vô cùng thích thú.

 10. CHLB Đức

ở Đức. Không chỉ có bố mẹ cùng đến trường với bé mà còn có thể mời một số người bạn thân thiết đi cùng. Khi đến trường, mọi người chào hỏi râm ran. Các học sinh lớp 2 của trường đứng dọc lối vào chào đón, vẫy tay học sinh lớp 1.  Sau đó thầy giáo đọc danh sách gọi tên từng em học sinh lớp 1 vào hội trường. Khi các em đã vào bên trong sẽ được phụ huynh tặng kẹo, còn các học sinh lớp trên đến bắt tay học sinh lớp 1. Sau đó, các em học sinh lớn hơn sẽ hát các ca khúc chào mừng năm học mới và bài phát biểu ngắn gọn của thầy hiệu trưởng.
Ở Đức. vào ngày khai giảng năm học mới, không chỉ có bố mẹ cùng đến trường với bé mà còn có thể mời một số người bạn thân thiết đi cùng. Các học sinh lớp 2 của trường đứng dọc lối vào chào đón, vẫy tay học sinh lớp 1. Sau đó thầy giáo đọc danh sách gọi tên từng em học sinh lớp 1 vào hội trường. Khi các em đã vào bên trong sẽ được phụ huynh tặng kẹo, còn các học sinh lớp trên đến bắt tay học sinh lớp 1. Sau đó, các em học sinh lớn hơn sẽ hát các ca khúc chào mừng năm học mới và bài phát biểu ngắn gọn của thầy hiệu trưởng.

11.Phần Lan

Năm học mới ở nước này bắt đầu khoảng đầu tháng 8, không có ngày khai giảng cố định. Học sinh lớp 1 được bố mẹ đưa đến trường. Các trường thông báo lịch khai giảng cho từng học sinh và phụ huynh. Học sinh, giáo viên tham gia các hoạt động ca hát, thể dục thể thao trước khi bắt đầu buổi học đầu tiên. Nhìn chung buổi lễ khai giảng diễn ra nhẹ nhàng, đơn giản.
Năm học mới ở nước này bắt đầu khoảng đầu tháng 8, không có ngày khai giảng cố định. Học sinh lớp 1 được bố mẹ đưa đến trường. Các trường thông báo lịch khai giảng cho từng học sinh và phụ huynh. Học sinh, giáo viên tham gia các hoạt động ca hát, thể dục thể thao trước khi bắt đầu buổi học đầu tiên. Nhìn chung buổi lễ khai giảng diễn ra nhẹ nhàng, đơn giản.

 12. Anh

Năm học mới ở Anh bắt đầu vào tuần đầu tiên của tháng 9. Nhưng ngày khai trường không đặc sắc bằng lễ bế giảng năm học. Hầu hết các học sinh không quá chú trọng vào buổi lễ khai giảng năm học mới.
Năm học mới ở Anh bắt đầu vào tuần đầu tiên của tháng 9. Nhưng ngày khai trường không đặc sắc bằng lễ bế giảng năm học. Hầu hết các học sinh không quá chú trọng vào buổi lễ khai giảng năm học mới.

 Thái Bình

(Tổng hợp)

tin mới

 Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực nếu Tel Aviv đáp trả

Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực giữa Iran - Israel nếu Tel Aviv đáp trả vụ tấn công 13/4

(Baonghean.vn) - Bình luận về khả năng có một cuộc chiến tổng lực và toàn diện giữa Iran - Israel sau sự kiện 13/4, PGS.TS. Thiếu tướng Lê Văn Cương - nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược Bộ Công an cho rằng, cuộc chiến sẽ bùng lên nếu Israel có các hành động đáp trả vào các căn cứ của Iran.

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

(Baonghean.vn) - Lần đầu tiên kể từ năm 1945, Đức đưa vài nghìn binh lính tiến sát tới biên giới Nga. Bộ trưởng Quốc phòng Đức gọi những gì đang diễn ra là “một ngày tuyệt vời đối với Quân đội Đức”. Lữ đoàn Đức này đi đâu, và sẽ gây ra mối đe dọa nghiêm trọng nào đối với lợi ích của Nga?

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

(Baonghean.vn) - Cựu Giám đốc Tổng cục An ninh Đối ngoại Pháp Alain Jouillet cho biết, nếu Nga và Ukraine không thể đạt được thỏa thuận trong những tháng tới, do áp lực từ các thế lực bên ngoài, thì một thỏa thuận ngừng bắn sẽ đạt được sau khi ông Donald Trump trở lại nắm quyền.

Cựu chuyên gia Lầu Năm Góc: Phương Tây 'đánh mất' sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao cho Tổng thống Zelensky

Cựu chuyên gia Lầu Năm Góc: Phương Tây 'đánh mất' sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao cho Tổng thống Zelensky

(Baonghean.vn) - Cựu chuyên gia phân tích của Lầu Năm Góc, Trung úy Không quân Mỹ đã nghỉ hưu Karen Kwiatkowski cho rằng, phương Tây đã đánh mất sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao phó cho Tổng thống Volodymyr Zelensky trong cuộc bầu cử tổng thống 5 năm trước đó.