Liệu các nước khác có thể thay Nga cung cấp khí đốt cho Đức hay không?

Theo PV (vn.sputniknews.com)

Theo dõi Báo Nghệ An trên Google News
Ngành công nghiệp Đức sẽ không thể từ bỏ khí đốt của Nga trong tương lai gần, vì cả Qatar, Algeria và Hoa Kỳ đều không thể thay thế nguồn cung cấp từ Nga, Vladislav Belov - Phó Giám đốc Viện châu Âu thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga cho biết.

Bộ Kinh tế Đức trước đó cho biết hôm thứ Hai rằng, họ tiếp tục nghiên cứu sắc lệnh của Tổng thống Nga Vladimir Putin về việc thanh toán khí đốt bằng đồng rúp và đang tổ chức tham vấn chặt chẽ với các đối tác, nhưng Berlin vẫn tuân thủ lập trường rằng các khoản thanh toán sẽ được thực hiện bằng đồng euro và đô la phù hợp với hợp đồng.

Ảnh minh họa AP.
Ảnh minh họa AP.

"Đức phụ thuộc vào khí đốt, dầu mỏ và than đá của Nga... Nếu dầu mỏ và than đá của Nga ít nhiều có thể thay thế được từ các nguồn khác nhau, thì khí đốt vận chuyển qua đường ống khó có thể thay thế được... Cả Qatar, Algeria và Mỹ đều không đủ khả năng để bù đắp cho sự thiếu hụt (của ngành công nghiệp Đức)", - ông Belov cho biết trong cuộc thảo luận "Bán khí đốt bằng đồng rúp: một thực tế mới cho châu Âu?” diễn ra tại hãng truyền thông quốc tế Rossyia Segodnya.

Tình huống nghịch lý

Đồng thời, chuyên gia lưu ý tới tính chất nghịch lý của tình huống: Người Đức đang đòi Qatar, Mỹ tăng cung cấp khí đốt hóa lỏng, trong khi "chính sách xanh" lại nhằm tới việc từ chối khí đốt, còn các trạm tiếp nhận LNG được xây dựng cho thời hạn 50 năm.

Ông Belov tổng kết: “Và rất có thể sẽ xảy ra tình huống là các đối tác của châu Âu, không chỉ Nga, cũng lại sẽ đứng bên chiếc máng lợn cũ”.

Ông cũng giải thích rằng hiện tại phần lớn khí đốt của Nga ở Đức được các hộ gia đình tiếp nhận - đó là hệ thống sưởi, điện, bếp gas. Phần khí khác được ngành công nghiệp hóa chất tiêu thụ.

tin mới

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

(Baonghean.vn) - Hôm nay dự luật viện trợ cho Ukraine được đưa ra bỏ phiếu tại Thượng viện Mỹ, trước khi tổng thống ký thành luật. Liệu gói này có giúp Ukraine thay đổi tình thế hay không, khi nó đến Kiev “chậm trễ”?. Còn với Nga, việc này chỉ làm giàu cho tổ hợp công nghiệp quân sự của Mỹ.

Tổng thống Zelensky cho rằng Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga

Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga?

(Baonghean.vn) -Theo RIA Novosti, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 22/4 cho biết: "Chúng tôi sẽ chuẩn bị một tài liệu để giải quyết mọi vấn đề trong tầm nhìn của chúng tôi. Và chúng tôi sẽ tìm thời điểm thích hợp để chuyển nó cho đối phương và cùng thảo luận ở Thuỵ Sỹ".

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

(Baonghean.vn) - Chuyên gia quân sự Đức Nico Lange - một thành viên cấp cao tại Hội nghị An ninh Munich cho rằng, NATO đã đến lúc phải sửa chữa "sai lầm đắt giá" và thay đổi chiến lược ở Ukraine, NATO nên sử dụng hệ thống phòng không của mình bắn hạ tên lửa Nga ở sườn phía Đông của liên minh.

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

(Baonghean.vn) - Trong một thời gian dài, Nga đã chỉ tập trung vào quá trình phi quân sự hoá và phi phát xít hoá Ukraine. Tuy nhiên, các cuộc đối đầu ngày càng gia tăng ác liệt, và quy mô tàn phá đã cho thấy cách Nga tiếp cận với việc phi công nghiệp hoá Ukraine ngày càng rõ nét.