Liệu có xảy ra chiến tranh Ấn Độ-Pakistan

Căng thẳng giữa Ấn Độ và Pakistan khó có thể leo thang thành cuộc chiến quy mô lớn, bởi giữa New Delhi và Islamabad không hiện hữu những tranh chấp thuộc loại không tháo gỡ nổi, cân bằng chiến lược của các lực lượng vẫn được bảo tồn - đó là tuyên bố của nhiều chuyên gia, theo Sputnik.
Binh lính Pakistan (đồng phục đen) và lính biên phòng Ấn Độ trong buổi lễ chào cờ hằng ngày ở biên giới. Ảnh: Reuters
Binh lính Pakistan (đồng phục đen) và lính biên phòng Ấn Độ trong buổi lễ chào cờ hằng ngày ở biên giới. Ảnh: Reuters

Theo quan điểm của Đại tướng Yuri Baluyevsky - cựu Tổng tham mưu trưởng Lực lượng vũ trang LB Nga, tình hình bùng phát hiện tại ở khu vực tranh chấp Kashmir sẽ dẫn đến đụng độ cục bộ, nhưng, giống như trong những lần khủng hoảng trước đây, sẽ không trở thành xung đột quân sự quy mô tổng lực.  

"Xung đột đã bắt đầu không phải từ hôm qua mà cũng không phải hôm nay. Theo góc độ quân sự mà xét thì không bên nào phải xúc tiến hoạt động chiến sự tầm cỡ. Tôi nghĩ rằng các cuộc đụng độ địa phương sẽ tiếp diễn nhưng sẽ không có bất kỳ tăng cường đối đầu quân sự", ông Baluyevsky nhận xét.

Theo ý kiến của tướng Baluyevsky, hôm nay tình huống phức tạp này ít thu hút sự quan tâm của các lãnh đạo chính trị thế giới. "Tất cả mọi người đang nói về cuộc gặp lịch sử ở Hà Nội của Kim Jong-un và Trump, không mấy ai chú ý đến xích mích của hai nước sở hữu vũ khí hủy diệt hàng loạt", vị tướng Nga nói thêm. 

XungdotAn Do-Pakistan: Cap tap keu goi
Binh sĩ Ấn Độ xung quanh chiếc máy bay của nước này bị Pakistan bắn rơi ở khu vực quận Budgam.

Quan điểm này được sự tán đồng của ông Victor Murakhovsky, thành viên Hội đồng chuyên gia thuộc tổ hợp công nghiệp-quân sự LB Nga. Ông lưu ý rằng kịch bản cực đoan nhất về sự phát triển cuộc xung đột mà Ấn Độ và Pakistan có thể sẵn sàng thực hiện hôm nay chỉ ở mức đụng độ không quân ở những khu vực bầu trời lân cận.

"Tôi nghĩ rằng mọi thứ sẽ diễn ra như ở các giai đoạn bùng phát từng có trong quá khứ: trên tuyến giáp giới sẽ có đụng độ cục bộ, có thể sẽ chuyển sang giai đoạn các trận không chiến địa phương, nhưng hiện thời vẫn chưa thấy Ấn Độ và Pakistan tạo lập các nhóm tấn công địa phương dành cho xung đột toàn lực", chuyên gia nhấn mạnh.

Người đối thoại với hãng thông tấn lưu ý rằng món bảo lãnh để duy trì nguyên trạng quy chế trong cuộc xung đột Ấn Độ-Pakistan hôm nay là tỷ lệ xấp xỉ bằng nhau về cơ số nhóm quân và trình độ huấn luyện chiến đấu của họ. 

tin mới

Bản tin Quốc tế: Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga

Bản tin Quốc tế: Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga

(Baonghean.vn)- Bản tin hôm nay có những thông tin đáng chú ý sau: Giới chức Mỹ nghi ngờ khả năng chiến thắng của Ukraine sau khi nhận viện trợ; Cơ sở lọc dầu của Nga cháy do UAV Ukraine; Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga; Mỹ sẽ tiếp tục hoạt động ở Niger dù đã rút quân

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

(Baonghean.vn) - Hôm nay dự luật viện trợ cho Ukraine được đưa ra bỏ phiếu tại Thượng viện Mỹ, trước khi tổng thống ký thành luật. Liệu gói này có giúp Ukraine thay đổi tình thế hay không, khi nó đến Kiev “chậm trễ”?. Còn với Nga, việc này chỉ làm giàu cho tổ hợp công nghiệp quân sự của Mỹ.

Tổng thống Zelensky cho rằng Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga

Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga?

(Baonghean.vn) -Theo RIA Novosti, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 22/4 cho biết: "Chúng tôi sẽ chuẩn bị một tài liệu để giải quyết mọi vấn đề trong tầm nhìn của chúng tôi. Và chúng tôi sẽ tìm thời điểm thích hợp để chuyển nó cho đối phương và cùng thảo luận ở Thuỵ Sỹ".

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

(Baonghean.vn) - Chuyên gia quân sự Đức Nico Lange - một thành viên cấp cao tại Hội nghị An ninh Munich cho rằng, NATO đã đến lúc phải sửa chữa "sai lầm đắt giá" và thay đổi chiến lược ở Ukraine, NATO nên sử dụng hệ thống phòng không của mình bắn hạ tên lửa Nga ở sườn phía Đông của liên minh.

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

(Baonghean.vn) - Trong một thời gian dài, Nga đã chỉ tập trung vào quá trình phi quân sự hoá và phi phát xít hoá Ukraine. Tuy nhiên, các cuộc đối đầu ngày càng gia tăng ác liệt, và quy mô tàn phá đã cho thấy cách Nga tiếp cận với việc phi công nghiệp hoá Ukraine ngày càng rõ nét.