Liệu Trung Quốc có muốn 'mạnh tay' với Triều Tiên?

Việc Triều Tiên liên tục phóng tên lửa và đỉnh điểm là vụ thử hạt nhân lần thứ 6 vừa qua thể hiện tiềm lực hạt nhân của Triều Tiên 'không thể làm ngơ'.

Mỗi lần phóng tên lửa, mỗi lần thử hạt nhân, Triều Tiên đều bị trừng phạt. Tuy nhiên, dường như sự trừng phạt đó đều không mang lại hiệu quả. Vậy nguồn cơn của việc này là do đâu?

lieu trung quoc co muon manh tay voi trieu tien hinh 1
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình chủ trì Hội nghị thượng đỉnh BRICS trong bối cảnh Triều Tiên tuyên bố thử thành công bom nhiệt hạch. Ảnh: Reuters

Khúc mắc dầu lửa

Tổng thống Hàn Quốc  Moon Jae-in trong một phát biểu phản đối Triều Tiên thử hạt nhân vào ngày 3/9 vừa qua cũng đã đưa ra chìa khóa cho vấn đề Triều Tiên, trong đó có việc thực hiện nghiêm túc lệnh cấm vận số 2371 của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc cấm toàn diện việc nhập khẩu than, sắt đối với Triều Tiên.
Nhưng có một khe hở trong lệnh trừng phạt là không có biện pháp “ngừng cung cấp dầu lửa” của Trung Quốc đối với Triều Tiên.

Hiện tại cả Mỹ-Hàn-Nhật đều hợp tác làm sao đó để Trung Quốc đồng ý với việc dừng cung cấp dầu lửa đối với Triều Tiên trong lệnh trừng phạt tiếp theo của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đối với Triều Tiên.

Và một biện pháp nữa là dùng biện pháp quân sự đối với Triều Tiên.

Trong khi đó, tờ Money Today của Hàn Quốc mới đây cho biết để đối phó với việc cấm nhập dầu lửa của cộng đồng quốc tế đã lên kế hoạch dự trữ khoảng 1.000.000 tấn dầu từ tháng 4/2017. Lượng dầu này là lượng dầu chiếm 2/3 từ một nửa lượng dầu nhập khẩu trong năm 2017 của Triều Tiên. Hàng năm, Triều Tiên nhập khoảng 1,5-2 triệu tấn dầu, trong đó 90% nhập từ Trung Quốc.

Triều Tiên còn đưa ra qui định hạn chế lượng xăng tiêu thụ cho các xe công trong chính phủ. Phần xăng thiếu cho các xe công đó sẽ được cân đối từ nguồn xăng của các doanh nghiệp tư nhân. Như vậy, Triều Tiên coi dầu lửa như “máu”.

Giới chuyên gia nhận định, Triều Tiên sẽ tiếp tục phóng tên lửa và thử hạt nhân, do đó nước này có khả năng sẽ nhanh chóng gấp rút tích trữ dầu lửa để lường trước khả năng cấm nhập dầu lửa do lệnh trừng phạt đối với nước này.

Trung Quốc có muốn “mạnh tay”?

Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị ngày 30/8 vừa qua cho rằng “cần đưa ra đối sách cần thiết” bao gồm cả Nghị quyết trừng phạt mới đối với Triều Tiên. Trung Quốc cũng không thể tán thành hành vi vi phạm Nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, làm phương hại đến thể chế cấm phổ biến vũ khí hạt nhân trên toàn thế giới.

Nhưng ông Vương cũng cho rằng việc chỉ đưa ra những lệnh cấm vận là “vô ích”, hay yêu cầu của Mỹ và Nhật đưa ra là cấm cung cấp dầu lửa cho Triều Tiên cũng chưa thực sự rõ ràng, minh bạch.

Nhưng ông cũng nhấn mạnh rằng các biện pháp trừng phạt phải dựa trên Nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc. Còn những biện pháp trừng phạt mang tính độc lập riêng rẽ, dựa trên những quyền tư pháp mang tính nội bộ quốc gia là không phù hợp với Luật pháp quốc tế. Theo đó, Ngoại trưởng Vương cũng đã chỉ trích Mỹ tăng cường chế tài đối với các Công ty hoạt động trong lĩnh vực than đá của Trung Quốc có hợp tác với Triều Tiên.

Sở dĩ Trung Quốc phản đối mạnh việc này là do Trung Quốc là nước hiện đang chiếm tới 90% giao dịch thương mại mới Triều Tiên. Và Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Mỹ, tướng Joseph F. Dunford, nhân chuyến thăm Trung Quốc vào trung tuần tháng 8 vừa qua đã không ngần ngại nói rằng, trong trường hợp có hành động quân sự thì không biết điều gì sẽ xảy ra và Mỹ có khả năng không thể không có hành động mang tính quân sự. Điều này có làm Trung Quốc ngừng xuất khẩu dầu cho Triều Tiên?

Tờ báo mạng  Net User của Hàn Quốc cũng đưa ra kêu gọi Trung Quốc ngừng cung cấp dầu lửa cho Triều Tiên và nếu Trung Quốc không đưa ra biện pháp này thì việc trừng phạt Triều Tiên khó thực hiện được.

Tờ báo này cũng đưa ra lời phê phán Trung Quốc “trong vấn đề trừng phạt Triều Tiên, Trung Quốc chỉ là “nói suông”./.

Theo VOV

tin mới

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

(Baonghean.vn) - Hôm nay dự luật viện trợ cho Ukraine được đưa ra bỏ phiếu tại Thượng viện Mỹ, trước khi tổng thống ký thành luật. Liệu gói này có giúp Ukraine thay đổi tình thế hay không, khi nó đến Kiev “chậm trễ”?. Còn với Nga, việc này chỉ làm giàu cho tổ hợp công nghiệp quân sự của Mỹ.

Tổng thống Zelensky cho rằng Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga

Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga?

(Baonghean.vn) -Theo RIA Novosti, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 22/4 cho biết: "Chúng tôi sẽ chuẩn bị một tài liệu để giải quyết mọi vấn đề trong tầm nhìn của chúng tôi. Và chúng tôi sẽ tìm thời điểm thích hợp để chuyển nó cho đối phương và cùng thảo luận ở Thuỵ Sỹ".

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

(Baonghean.vn) - Chuyên gia quân sự Đức Nico Lange - một thành viên cấp cao tại Hội nghị An ninh Munich cho rằng, NATO đã đến lúc phải sửa chữa "sai lầm đắt giá" và thay đổi chiến lược ở Ukraine, NATO nên sử dụng hệ thống phòng không của mình bắn hạ tên lửa Nga ở sườn phía Đông của liên minh.

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

(Baonghean.vn) - Trong một thời gian dài, Nga đã chỉ tập trung vào quá trình phi quân sự hoá và phi phát xít hoá Ukraine. Tuy nhiên, các cuộc đối đầu ngày càng gia tăng ác liệt, và quy mô tàn phá đã cho thấy cách Nga tiếp cận với việc phi công nghiệp hoá Ukraine ngày càng rõ nét.

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Nước Pháp, bất chấp những tuyên bố hung hăng của Tổng thống Emmanuel Macron, không có đủ tiềm lực để tham gia vào cuộc chiến khốc liệt ở Ukraina; thậm chí nước này có thể chỉ có đủ đạn dược trong 2-3 ngày, theo Cyril de Lattre - chuyên gia hàng không, cựu phi công Pháp nói với Sputnik.