Lỗi đáng trách khi cho con ăn sữa chua

Tác dụng và tầm quan trong của sữa chua trong việc hỗ trợ tiêu hóa, bổ sung canxi cho trẻ thì ai cũng biết.

Vậy nhưng cho con ăn thế nào, lượng ăn ra sao thì lại không phải bà mẹ nào cũng rõ. Món ăn tưởng chừng đơn giản và quen thuộc nhưng nếu không biết cách, mẹ có thể sẽ làm mất hoàn toàn giá trị dinh dưỡng của sữa chua. Xin điểm danh 6 quan niệm sai lầm của mẹ khi cho con ăn sữa chua

Sữa chua hộp và sữa chua nước là như nhau

Hiện nay trên thị trường, ngoài những loại sữa chua lên men từ sữa nguyên chất được đóng hộp dạng dẻo còn có rất nhiều những loại sữa chua dạng nước được gọi với cái tên thông dụng là “sữa uống lên men”. Sữa chua dạng nước có thành phần chủ yếu là sữa bò hoặc bột sữa, đường, axit chua, axit chanh hoặc axit táo, hương liệu, chất bảo quản…  Nhiều phụ huynh tin rằng sữa chua và sữa chua dạng nước đều tốt cho sức khỏe của trẻ.

Tuy nhiên, trên thực tế, giá trị dinh dưỡng của 2 loại sữa chua này hoàn toàn khác biệt. Dinh dưỡng trong sữa chua dạng nước chỉ bằng 1/3 so với sữa chua nguyên chất, do đó, không thể dùng thay thế cho nhau.

Sữa chua càng đặc càng tốt

Hầu hết các bà mẹ tin rằng sữa chua đặc hơn thì tốt hơn. Nhưng trên thực tế sữa chua cô đặc thường được bổ sung với các chất như phân lân tinh bột hydroxypropyl, pectin, gelatin đó không tốt cho sức khỏe của trẻ. Trừ những hộp sữa chua mẹ tự làm cho con thì khái niệm sữa chua càng đặc càng tốt là sai lầm.

Trừ sữa chua tự làm, sữa chua đóng hộp càng đặc chưa chắc đã càng  tốt cho trẻ (ảnh minh họa)
Trừ sữa chua tự làm, sữa chua đóng hộp càng đặc chưa chắc đã càng tốt cho trẻ                                                               (ảnh minh họa)

Sữa chua có thể cho con ăn thoải mái mà không vấn đề gì

Nhiều phụ huynh tin rằng, sữa chua là ‘thần dược’ cho hệ tiêu hóa nên ‘thả cửa’ cho trẻ ăn bất kể khi nào chúng muốn. Sự thật, đây là quan niệm hoàn toàn sai lầm. Nếu cho trẻ ăn quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến sự bài tiết của các dung môi trong dạ dày, làm giảm sự thèm ăn và lạnh bụng. Trẻ bị tiêu chảy cũng nên “kiêng” sữa chua cho đến khi bụng được ổn định.

Lượng sữa chua/ ngày hợp lý theo độ tuổi của trẻ là:

- Trẻ nhỏ dưới 1 tuổi ăn từ 50 – 100ml

- Trẻ 2 – 3 tuổi: 100 – 200ml

- Từ 3 tuổi trở lên: 200 – 300ml

Lưu ý: Nếu trẻ ăn nhiều sữa chua thì giảm bớt sữa nước.

Hâm nóng sữa chua trước khi cho con ăn

Vì lý do sợ con ăn sữa chua lạnh sẽ viêm họng, một số bà mẹ có thói quen hâm nóng sữa chua bằng lò vi sóng hoặc khi lấy sữa chua ra khỏi tủ lạnh thì ngay lập tức nhúng vào nước sôi để ngâm.

Sự thật, các sóng viba trong lò vi sóng sẽ tiêu diệt các vi khuẩn lợi tiêu hóa và chất đạm có trong sữa chua. Nước ngâm quá nóng cũng làm ảnh hưởng đến các vi khuẩn này.

Cách tốt nhất là mẹ nên lấy sữa chua ra khỏi tủ lạnh trước khi cho trẻ ăn khoảng 45 phút hoặc có thể ngâm vào nước ấm theo công thức 2 sôi 1 lạnh và đảo để sữa chua được nguội đều trước khi xúc cho bé ăn.

Sữa chua cũng làm từ sữa bò tươi, tại sao trẻ dưới 1 tuổi ăn được sữa chua nhưng sữa bò thì không?

Câu hỏi này là băn khoăn lớn của rất nhiều chị em. Lý do là vì sữa bò tươi không có đủ dinh dưỡng cần thiết mà sữa mẹ và / hoặc sữa công thức cung cấp. Do đó, các chuyên gia không muốn mẹ thay thế sữa mẹ hay sữa công thức bằng sữa bò tươi quá sớm. Mặt khác, sữa chua cũng như pho mát, phải trải qua một quá trình nuôi cấy phân hủy các protein sữa mới được thành phẩm. Điều này làm cho sữa chua dễ tiêu hóa hơn và ít có khả năng gây dị ứng.

Sữa chua có thể kết hợp với tất cả các loại thực phẩm

Sữa chua không thể thoải mái trộn với mọi loại thức ăn (ảnh minh họa)
Sữa chua không thể thoải mái trộn với mọi loại thức ăn (ảnh minh họa)

Sữa chua được kết hợp với một số loại thực phẩm khác sẽ mang lại hương vị tốt hơn. Tuy nhiên, bạn không nên kết hợp sữa chua với một số kháng sinh như chloramphenicol, erythromycin, họ có thể giết chết hoặc tiêu diệt vi khuẩn lactobacillus trong sữa chua. Các loại thực phẩm chế biến như xúc xích, thịt hun khói, thực phẩm đông lạnh chế biến từ thịt mẹ cũng không nên cho bé ăn với sữa chua vì chúng có thể gây táo bón, đau dạ dày, thậm chí tử vong. Đổi lại sữa chua rất phù hợp với các loại thực phẩm tinh bột cho bữa ăn sáng như gạo, mì, bánh bao, bánh mì...Mẹ cũng có thể thử trộn sữa chua với:

- Táo; đào; chuối, khoai lang, bơ, bí đỏ

Nên ăn sữa chua trước bữa ăn

Một số bà mẹ quan niệm rằng cho ăn sữa chua trước bữa ăn sẽ giúp bé ăn được nhiều hơn và tiêu hóa tốt hơn. Nhưng điều này sẽ làm sữa chua bị mất tác dụng vì khuẩn lactic trong sữa bị dịch vị tiêu diệt.

Thời điểm tốt nhất để cho trẻ ăn sữa chua là sau bữa chính, sau khi uống thuốc… khoảng 2 tiếng. Lúc này khuẩn trong sữa chua sẽ có môi trường phù hợp nhất, góp phần tiêu hóa thức ăn, hấp thụ dinh dưỡng hiệu quả.

Trước khi đi ngủ cũng là lúc thích hợp vì ăn sữa chua lúc này không chỉ giúp trẻ được đảm bảo dinh dưỡng mà còn hỗ trợ tiêu hóa và đem lại giấc ngủ ngon.

Theo Khám phá

tin mới

Bệnh viện ĐKTP Vinh ‘hồi sinh’ bàn chân nguy cơ hoại tử cho cụ bà 88 tuổi

Bệnh viện Đa khoa TP Vinh ‘hồi sinh’ bàn chân nguy cơ hoại tử cho cụ bà 88 tuổi

(Baonghean.vn) - Cụ bà 88 tuổi (Thanh Chương) bị hoại tử đầu ngón chân phải, cùng với bệnh lý nền phức tạp, đã đi điều trị tại bệnh viện tuyến trên một thời gian nhưng không đỡ. Vừa qua, bà may mắn được các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa TP. Vinh phẫu thuật thành công, giữ lại đôi bàn chân lành lặn.

Giải pháp ‘vàng’ phát hiện ung thư đường tiêu hóa

Giải pháp ‘vàng’ phát hiện ung thư đường tiêu hóa

(Baonghean.vn) - Hiện nay, các bệnh lý tiêu hóa ngày càng phổ biến vì những thói quen ăn uống, sinh hoạt không hợp lý và căng thẳng tâm lý gây nên. Phương pháp nội soi dạ dày và đại tràng thường được bác sĩ chỉ định để chẩn đoán các bệnh lý này. Vậy có nên nội soi dạ dày và đại tràng cùng lúc?

Loãng xương

Chế độ ăn cho người bệnh loãng xương

Chế độ ăn đúng giúp phòng ngừa và điều trị bệnh loãng xương hiệu quả. Do đó, việc đảm bảo dinh dưỡng đối với những người mắc bệnh cơ xương khớp nói chung và người mắc bệnh loãng xương nói riêng là rất quan trọng.