Lồng ghép hiệu quả các chương trình, dự án ở Tương Dương

(Baonghean) - Từ việc lồng ghép các chương trình, dự án phát triển kinh tế như Chương trình 135, 30a, Dự án VIE028… đồng bào huyện Tương Dương có điều kiện tiếp cận với giống cây trồng, vật nuôi mới. Một trong những mô hình đó là 2 ha trồng ớt cay ở bản Na Tổng, xã Tam Thái được thực hiện trong năm 2014. Chị Cao Thị Thân ở bản Na Tổng cho biết: “Vùng đất này trước đây được xã quy hoạch trồng rau, tuy nhiên mùa hè nắng nóng trồng rau không hiệu quả. Theo chỉ đạo của Trạm Khuyến nông huyện chuyển sang trồng ớt cay xuân hè. Gia đình tôi gieo trồng 2 sào ớt cay từ tháng 4 đến tháng 7 đã cho thu hoạch. Nhiều hộ đạt thu nhập cao như hộ Lô Thắng, trồng 2 sào đạt 10,5 triệu đồng, hộ Thanh Ngân, trồng 2 sào đạt 11 triệu đồng…”. 
Chị Nguyễn Thị Bình - Trưởng Trạm Khuyến nông cho biết: Mô hình trồng ớt cay 2 ha có 14 hộ tham gia, vụ đầu tiên được mùa, được giá, bà con rất phấn khởi. Ngay từ đầu vụ, theo chỉ đạo của UBND huyện, Trạm Khuyến nông đã hỗ trợ nông dân giống, phân bón và tập huấn kỹ thuật chăm sóc. Thực tế, cây ớt cay khá dễ trồng, cán bộ trạm khuyến cáo bà con cần tập trung làm đất kỹ càng, tơi xốp, bón phân, tỉa nhánh theo quy trình sẽ cho hiệu quả cao. Để chủ động về đầu ra, trạm đã phối hợp với xã tìm doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm ớt cay cho bà con. Khó khăn đặt ra hiện nay là nguồn nước tưới chưa có, chủ yếu phải tưới bằng nguồn nước sinh hoạt, nên rất hạn chế. 
Mô hình trồng rau do Chương trình 30a hỗ trợ  ở xã Tam Quang (Tương Dương).
Mô hình trồng rau do Chương trình 30a hỗ trợ ở xã Tam Quang (Tương Dương).
Bên cạnh đó, mô hình nuôi vịt bầu của Dự án VIE028, với mục đích khôi phục, nhân rộng giống vịt bầu địa phương trên địa bàn huyện Tương Dương đã giúp các hộ nghèo tăng thêm thu nhập, tạo niềm tin trong sản xuất, chăn nuôi. Ông Bùi Kim Nhâm ở bản Canh, xã Nga My cho hay: “Trong năm 2013, gia đình tôi nuôi 50 con vịt bầu do Dự án VIE028 hỗ trợ giống và 10 kg thức ăn hỗn hợp. Quá trình nuôi được cán bộ Trạm Khuyến nông huyện hướng dẫn quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng, nên tỷ lệ sống cao. Gia cảnh tôi khó khăn, con đông, mỗi năm thiếu ăn từ 3-4 tháng, tuy nhiên, từ khi nuôi được vịt bầu, hàng ngày gia đình đều có thu nhập, từng bước vươn lên thoát nghèo”. 
Ông Lữ Khăm Phon - Phó Chủ tịch UBND xã Nga My cho biết thêm: Thấy được hiệu quả từ mô hình nuôi vịt bầu của ông Bùi Kim Nhâm, trong năm 2014, Dự án VIE028 tiếp tục hỗ trợ cho bản Canh (bản đặc biệt khó khăn, có tỷ lệ nghèo chiếm trên 80%) 1.000 con vịt bầu giống cho 20 hộ nuôi. Xã khuyến khích bà con ngoài việc bán vịt thịt, cần lựa chọn vịt để nuôi đẻ, lấy giống nhân rộng mô hình. Điều kiện nuôi vịt bầu ở Nga My rất thuận lợi, xã có trên 100 ha ruộng nước, bao bọc xung quanh là nhiều khe suối, trong đó có 2 khe lớn là khe Ngân và khe Kho. Vốn đầu tư cho nuôi vịt là không lớn lắm. Mặc dù xã chỉ mới nuôi vịt theo quy mô của dự án hỗ trợ, nhưng đã có nhiều thương lái tìm đến đặt hàng. 
Trong 2 năm (2013 - 2014), toàn huyện Tương Dương có trên 50 mô hình phát triển kinh tế lồng ghép với các chương trình, dự án phát huy hiệu quả. Các mô hình cây trồng, vật nuôi đều được xây dựng phù hợp với điều kiện của từng địa phương. Như mô hình trồng 2 ha rau sạch ở Bãi Xa (Tam Quang), mô hình nuôi gà địa phương 600 con/67 hộ ở xã Nga My do Chương trình 30a hỗ trợ, mô hình nuôi lợn đen ở Thạch Giám, mô hình trồng cà chua ở Thị trấn Hòa Bình… Ngoài ra, toàn huyện có 292 mô hình nông nghiệp các loại; trong đó có 147 mô hình chăn nuôi, 133 mô hình trồng trọt, 7 mô hình trồng rừng, 5 mô hình nông - lâm kết hợp đạt kết quả tốt, tạo thu nhập ổn định cho các hộ dân. Đó là những bước khởi tạo ấn tượng để huyện tiếp tục đẩy mạnh phong trào phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo bền vững.
Bài, ảnh: Văn Trường

tin mới

Độc đáo chợ phiên Nga My

Độc đáo chợ phiên Nga My

(Baonghean.vn) -Chợ phiên Nga My  (Tương Dương) là một điểm đến hấp dẫn đối với đông đảo du khách trong và ngoài vùng. Bởi đây không chỉ là nơi mua bán, trao đổi hàng hóa mà còn là nơi gặp gỡ, giao lưu văn hóa của đồng bào.

Những 'cây cao bóng cả' giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống ở miền Tây Nghệ An

Những 'cây cao bóng cả' giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống ở miền Tây Nghệ An

(Baonghean.vn) - Được ví như những người “truyền lửa” thắp sáng những giá trị bản sắc văn hoá các dân tộc thiểu số, hiện những người cao tuổi ở miền Tây xứ Nghệ vẫn ngày đêm trao truyền những giá trị văn hoá của dân tộc mình với mong ước bảo tồn, gìn giữ cho muôn đời sau.

Ông Lang Vi Tịnh kể chuyện xưa của dòng họ cho cháu gái của mình. Ảnh Thành Chung

Chuyện về một dòng họ nổi tiếng ở miền Tây Nghệ An

(Baonghean.vn) - Ở  miền núi tỉnh Nghệ An, dòng họ Lang Vi được xem là "danh gia vọng tộc" với 3 đời liền có thành viên giữ chức Tri phủ phủ Tương Dương. Sau Cách mạng Tháng Tám đến nay, dòng họ Lang Vi cũng đã và đang có nhiều đóng góp trong công cuộc xây dựng quê hương, đất nước.

Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương thăm cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Thông Thụ và hộ nghèo ở Quế Phong

Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương thăm cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Thông Thụ và hộ nghèo ở Quế Phong

(Baonghean.vn) - Chiều 30/7, trong chương trình công tác tại Nghệ An, Thượng tướng Trần Quang Phương - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội đã đến thăm, động viên cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Thông Thụ, huyện Quế Phong và hộ nghèo tại xã Thông Thụ, huyện Quế Phong.

Điểm tái định cư

Người dân vùng lũ Kỳ Sơn thấp thỏm chờ tái định cư

(Baonghean.vn) - Cơn lũ quét lịch sử vào tháng 10/2022 đã khiến hàng trăm hộ dân Kỳ Sơn bị mất nhà cửa. Sau gần 1 năm chờ đợi, người dân vùng lũ vẫn chưa có nơi ở mới, nhiều hộ buộc phải dựng nhà tạm để sống trong khi mùa mưa lũ lại sắp cận kề.

Lê rừng

Xã vùng cao Kỳ Sơn vào mùa thu hoạch lê rừng

(Baonghean.vn) - Những ngày này, nhiều hộ dân ở xã Tây Sơn (huyện Kỳ Sơn) đang vào mùa thu hái mắc coọc (lê rừng). Đây là một loại cây ăn quả đặc trưng của đồng bào người Mông nên rất được người mua ưa chuộng.

Lãnh đạo tỉnh Nghệ An dự Lễ khánh thành cầu dân sinh ở bản biên giới

Lãnh đạo tỉnh Nghệ An dự Lễ khánh thành cầu dân sinh ở bản biên giới

(Baonghean.vn) - Sáng 14/7, đồng chí Hoàng Nghĩa Hiếu - Phó Bí thư Tỉnh ủy tới dự Lễ khánh thành cầu dân sinh bản Phà Mựt và khởi công cầu dân sinh bản Nhôn Mai, xã Nhôn Mai, huyện Tương Dương. Đây là các công trình do lực lượng Bộ đội Biên phòng Nghệ An kêu gọi, xây dựng hỗ trợ người dân vùng biên.

Niềm vui của 35 hộ đồng bào Đan Lai ở Con Cuông

Niềm vui của 35 hộ đồng bào Đan Lai ở Con Cuông

(Baonghean.vn) - Giữa những ngày nắng gắt, 35 hộ đồng bào Đan Lai ở bản Bá Hạ, xã Thạch Ngàn, huyện Con Cuông bất ngờ đón niềm vui khi được nhận quà tặng từ đoàn công tác chính quyền các cấp và tấm lòng hảo tâm của Nhóm thiện nguyện Niềm tin.

Nghề 'bế' gừng thuê ở Na Ngoi

Nghề 'bế' gừng thuê ở Na Ngoi

(Baonghean.vn) - Gừng là một trong những loại cây trồng chủ lực ở Na Ngoi (Kỳ Sơn). Trong mùa thu hoạch gừng, lao động trên địa bàn chủ yếu đi làm ăn xa, nhiều hộ đồng bào Mông đã thuê người Thái, Khơ Mú ở các địa bàn lân cận để "bế" (thồ - PV) gừng từ nương rẫy, vận chuyển về bãi tập kết.

Hội Nguyên – điểm du lịch mới ở miền Tây Nghệ An

Hội Nguyên – điểm du lịch mới ở miền Tây Nghệ An

(Baonghean.vn) -  Được đưa vào khai thác từ năm 2022, điểm du lịch Hội Nguyên ở xã Yên Thắng, huyện Tương Dương có sức hút đối với nhiều người. Về đây, du khách được hòa mình vào sông nước, núi rừng và có được những giờ phút thư giãn, trải nghiệm thú vị.
Hơ-Mông (H’mông), Mông, Mèo: Đọc, viết sao cho đúng?

Hơ-Mông (H’mông), Mông, Mèo: Đọc, viết sao cho đúng?

(Baonghean.vn) -  Là tộc người đã định cư ở Việt Nam hơn 400 năm, với số dân gần 1,4 triệu người, đông thứ 8 trong các dân tộc ở Việt Nam, nhưng tộc danh của người Mông vẫn chưa được công chúng hiểu và đọc , viết cho đúng. Ở Việt Nam, người Mông thường được gọi là “Hơ-Mông” hoặc “Mèo” ; còn trên các văn bản viết, người ta có khi viết “H’mông”, HMông, có khi lại viết Mông, Mèo. Như vậy, đâu mới là cái tên đúng nhất về dân tộc này và vì sao lại có những cách gọi , đọc, viết khác nhau như vậy? Bài viết dưới đây của một người Mông giải thích rõ về điều này.
Mùa nước đổ dưới chân Puxailaileng

Mùa nước đổ dưới chân Puxailaileng

(Baonghean.vn) - Thời điểm này đang vào mùa nước đổ ở Puxailaileng. Bà con bước vào vụ sản xuất mới trên những thửa ruộng bậc thang. Cuộc sống, sinh hoạt và cảnh sắc dưới “nóc nhà” miền Tây xứ Nghệ hiện lên như tranh vẽ, làm xao xuyến bất cứ ai khi ghé thăm.
ff

'Trốn nắng' ở vùng sinh thái Con Cuông

(Baonghean.vn) - Dòng sông Giăng xanh mát, thác nước Khe Kèm như mát xa vào thân người tắm ở giữa vùng rừng Con Cuông (Nghệ An) là những điểm đến lý thú để du khách "trốn nắng" hiệu quả trong mùa Hè. Đến đây du khách còn được thưởng thức nhiều món ăn đặc sắc do đồng bào chế biến và hòa mình vào tiếng khèn, khắc luống cùng điệu múa sạp sôi động.
Động lực mới phát triển miền Tây

Động lực mới phát triển miền Tây Nghệ An

(Baonghean) - Động lực mới với chính quyền và người dân nơi miền Tây Nghệ An khi Quốc hội phê duyệt Nghị quyết về “Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030” và Chính phủ cũng đã ban hành nghị quyết triển khai thực hiện.
Món rêu đá ngày Tết

Hấp dẫn, thơm ngon món mọc rêu đáy sông gói lá chuối ngày Tết

(Baonghean) - Từ nhiều đời nay, rêu đá ở dưới đáy các sông, suối trên thượng nguồn sông Lam được người dân miền núi xứ Nghệ xem như một loại thực phẩm phục vụ đời sống hằng ngày. Đặc biệt đối với đồng bào người Thái, rêu đá còn được dùng để chế biến ra nhiều món ăn truyền thống, ngon và đặc sắc trong dịp lễ, Tết.
Người có uy tín vùng đồng bào DTTS.

Tuyên dương 200 người có uy tín tiêu biểu vùng đồng bào DTTS ở Nghệ An

(Baonghean.vn) - Những người có uy tín trong đồng bào các dân tộc thiểu số đã phát huy vai trò tích cực, có nhiều đóng góp cho công cuộc xây dựng hệ thống chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh, quốc phòng của tỉnh nói chung và các huyện miền núi nói riêng. Họ chính là cầu nối giữa Đảng, chính quyền với đồng bào các DTTS, nhân dân vùng miền núi.