Lớp 'con nhà giàu' trong trường học

Từ nhu cầu của phụ huynh để cho con học trong môi trường "khác biệt" và sự chấp nhận của nhà trường, các lớp học "con nhà giàu" tồn tại ngay trong trường công.

Lớp “VIP” xuất hiện trong trường công lập không phải là chuyện bây giờ mới có, đã có nhiều năm nay. Cho dù dư luận, các chuyên gia giáo dục có nhiều ý kiến phản đối không nên tồn tại lớp “VIP” này nhưng thực tế ngày càng nhiều lớp học như vậy xuất hiện trong trường học với nhiều mức độ khác nhau.

Tại TP. HCM, nhiều năm nay đã có nhiều tiếng xầm xì về những lớp “đẳng cấp” tại một số trường học điểm. Có lớp học như “ốc đảo” thật sự với thiết kế, vật dụng, trang thiết bị... khác biệt với toàn trường bởi chính sự đóng góp của phụ huynh. Mà mức đầu tư có những lớp có thể lên đến hàng trăm triệu đồng.

lop con nha giau trong truong hoc hinh 1
Đề xuất đóng tiền lót sàn gỗ trong lớp của Ban đại diện cha mẹ học sinh ở TPHCM bị phản ứng.

Chưa kể, ở một số lớp "VIP" phụ huynh còn có chế độ riêng như thuê thêm lao công, bảo mẫu để phục vụ các em, giáo viên phụ trách lớp cũng có những “ưu tiên” đặc biệt...

Đầu năm học này, nhiều phụ huynh lớp 1/7 của Trường tiểu học Lê Văn Sĩ (Q.Tân Bình, TPHCM) bức xúc khi phải đóng trên cả trăm triệu đồng để “hóa phép” cho lớp học của con theo kêu gọi của Ban đại diện phụ huynh. Ban đầu, Ban đại diện đề xuất lắp máy lạnh, sơn tường... Trong quá trình thực hiện, công trình tiếp tục được “nâng cấp” lót lại sàn gạch, mua tivi, kệ tủ, thay công tơ điện riêng và đặc biệt thay vì sửa lại bàn ghế như kế hoạch ban đầu thì lại thay mới toàn bộ.

Như vậy có thể thấy, với sự “chịu chơi” của phụ huynh, lớp học "VIP" nghiễm nhiên được thực hiện trong trường học. Nhiều phụ huynh bức xúc không chỉ vì phải đóng một khoản tiền không nhỏ mà còn lo ngại xây dựng một lớp học khác biệt trong điều kiện chung của nhà trường làm mất công bằng giáo dục giữa các lớp, giữa các học sinh.

Ở không ít trường học nở rộ phong trào phụ huynh đứng ra “hiện đại hóa” lớp học với tivi, máy chiếu, máy lạnh, lót sàn gỗ, rèm cửa như khách sạn nhiều sao... Đẹp hơn, sang hơn, cao cấp hơn nhưng trở nên lố bịch và phản cảm không chỉ về mặt kỹ thuật trong điều kiện tổng thể của trường trường học mà còn về mặt tinh thần giáo dục.

Con học trường công lập, nơi hoạt động bằng ngân sách nhà nước, nhất là ở bậc tiểu học là phổ cập thì việc học sinh chấp nhận điều kiện thụ hưởng như nhau là việc hiển nhiên. Nhiều phụ huynh không hiểu hoặc cố tình không hiểu, họ có tiền nên muốn “lót bông giữa sỏi đá” cho con đi, muốn con có điều kiện khác.

Vậy nhưng, nhiều lãnh đạo nhà trường lại “tiếp tay” cho sự bất bình đẳng ngay trong môi trường giáo dục với lý lẽ, phụ huynh tự nguyện, phụ huynh đề xuất...

Lớp "VIP" trong trường không chỉ tạo sự lệch pha giữa lớp này lớp nọ mà nhiều khi khổ nhất chính là người trong “cuộc chơi”. Rơi vào lớp con nhà giàu, quay theo vòng xoay “con mình khác người” không ít phụ huynh mệt mỏi vì không phải ai cũng có điều kiện để “tự nguyện” hoặc do quan điểm giáo dục khác. Nhưng nếu từ chối tham gia thì muốn hay không con họ cũng mang tiếng “dùng chùa” bởi sự đóng góp của các phụ huynh khác.

lop con nha giau trong truong hoc hinh 2
Lớp học Tiếng Anh ở Trường tiểu học Lê Ngọc Hân, Q.1, TPHCM (Ảnh minh họa)

Ở nhiều trường, đồng phục được “tận dụng”một cách triệt để, không chỉ ở quần áo mà còn đồng phục ở cặp sách, giày dép, thậm chí cả bìa sách, hộp bút. Nhiều gia đình hết sức khổ sở vì đồng phục biến tướng nhưng các trường luôn bám vào tinh thần đồng phục nhằm tránh phân biệt giàu nghèo, để tạo sự bình đẳng trong môi trường học đường... Vậy nhưng một mặt, nhiều ban giám hiệu lại “mở đường” cho sự bất bình đẳng, phân biệt giàu nghèo bằng những lớp học “con nhà giàu” trong trường công.

Thầy Nguyễn Văn Ngai, nguyên Phó Giám đốc Sở GD - ĐT TP. HCM chia sẻ, việc tồn tại lớp học "VIP" trong trường công lập là điều không nên, nó gây phản cảm và phản giáo dục. Bên ngoài nhà trường, các em có điều kiện sống khác nhau nhưng đã vào trường học thì cần chấp nhận điều kiện chung cơ bản. Nếu không sẽ khó tránh điều tiếng “hóa công thành tư” cũng như ảnh hưởng không tốt đến việc giáo dục sự bình đẳng, công bằng cho trẻ nhỏ.

Một nhà giáo khác cũng bày tỏ, nhiều phụ huynh nghĩ mình có tiền nên con mình cần có điều kiện khác. Mong muốn này là nhu cầu bình thường nhưng vô tình có thể tạo cho các em tâm lý "mình có tiền mình có quyền" ngay trong môi trường giáo dục bình đẳng, công bằng. Và trách nhiệm của việc “nói không” với các lớp con nhà giàu trong trường học thuộc về hiệu trưởng./.

Theo VOV

tin mới

Hội đồng Nhân dân tỉnh Nghệ An thẩm tra phương án phân bổ gần 2.200 biên chế giáo viên

Hội đồng Nhân dân tỉnh Nghệ An thẩm tra phương án phân bổ gần 2.200 biên chế giáo viên

(Baonghean.vn) - Trên cơ sở 2.187 biên chế giáo viên được Trung ương bổ sung cho Nghệ An, UBND tỉnh đã xây dựng dự thảo nghị quyết trình HĐND tỉnh thẩm tra trước khi trình HĐND tỉnh xem xét, thông qua tại kỳ họp thứ 19, khoá XVIII, nhiệm kỳ 2021 – 2026, dự kiến tổ chức vào ngày 25/4/2024.

Trường nghề

Trường nghề loay hoay trước 'bài toán' giáo viên hợp đồng

(Baonghean.vn)- Nghệ An đang rà soát lại nhân viên hợp đồng ở các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập nhằm triển khai thực hiện Nghị định số 111 của Chính phủ về hợp đồng đối với một số loại công việc trong cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập.

Lớp 12

90 ngày 'đếm ngược' của sỹ tử lớp 12

(Baonghean.vn) - “90 ngày quyết tâm đạt kết quả cao trong Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024” là phong trào thi đua đang được các trường học trong toàn tỉnh triển khai, với mục tiêu cùng với ngành Giáo dục tỉnh nhà tăng ít nhất 4 bậc về thứ hạng trong mùa thi năm nay.

Các giáo viên cần 'dũng cảm' khi lựa chọn sách giáo khoa

Các giáo viên cần 'dũng cảm' khi lựa chọn sách giáo khoa

(Baonghean.vn) - Việc giao quyền tự chủ cho các nhà trường chọn sách giáo khoa, đòi hỏi các giáo viên cần phải có trách nhiệm, tận tâm trong quá trình thẩm định để đảm bảo có thể chọn được những bộ sách đúng, trúng đối tượng, phục vụ hiệu quả công tác dạy và học.

Du học sinh

Cân nhắc kỹ lưỡng khi quyết định du học

(Baonghean.vn) - Du học nay đã không còn là lựa chọn của những học sinh có năng lực, có điều kiện. Thay vào đó, hiện nay, nhiều học sinh đã lựa chọn du học bởi đây là con đường gần nhất để các em vừa vẫn đảm bảo việc học nhưng sớm có cơ hội có nghề, tìm kiếm việc làm.

Mượn nhà tập thể của trường để ở, nhiều giáo viên không chịu trả lại

Mượn nhà tập thể của trường để ở, nhiều giáo viên không chịu trả lại

(Baonghean.vn) - Trường THPT Dân tộc nội trú tỉnh Nghệ An cho các giáo viên ở miễn phí trong khu tập thể, dù trong hợp đồng nêu rõ, khi nào nhà trường có nhu cầu, các hộ sẽ phải trả lại, nhưng đến khi trường cần mặt bằng để xây ký túc xá cho học sinh, những người này lại từ chối bàn giao.

Lớp 10

Thi lớp 10 ở thành phố Vinh: Cửa hẹp vào công lập

(Baonghean.vn) - Tăng chỉ tiêu tuyển sinh vào lớp 10 công lập là mong muốn của đông đảo phụ huynh, học sinh thành phố Vinh. Điều đó càng cấp thiết hơn khi năm nay, số lượng học sinh thi vào lớp 10 trên địa bàn tăng đột biến với hơn 800 em.

Lễ phát động

Ngành Giáo dục phát động thi đua '90 ngày quyết tâm đạt kết quả cao trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024'

(Baonghean.vn) - Việc tổ chức chương trình nhằm động viên, khích lệ cán bộ, nhà giáo, người lao động cùng học sinh trong toàn ngành thực hiện tốt nhiệm vụ dạy và học, góp phần tạo nên những thành công đối với kết quả tốt nghiệp Trung học phổ thông năm 2024.