Lớp học đặc biệt trên đảo Cồn Cỏ

(Baonghean.vn) - Trong chuyến công tác cùng Bộ Tư lệnh Vùng 3 Hải quân thăm các đảo tiền tiêu vừa qua, chúng tôi tìm đến Trường Mầm non - Tiểu học Hoa Phong Ba, nơi thế hệ tương lai của đảo Cồn Cỏ được chăm chút, yêu thương bởi cô giáo trẻ tận tụy.
Được khánh thành vào cuối năm 1995, gọi là “trường” nhưng hiện nay Trường Mầm non - Tiểu học Hoa Phong Ba chỉ còn 1 lớp Mầm non với 12 học sinh từ 2 - 5 tuổi. Bởi lẽ, sau hơn 8 năm, dân số trên đảo hầu như không biến động, nhiều học sinh sau khi học hết Mầm non đã chuyển lên học Tiểu học ở đất liền để được tiếp cận với điều kiện giáo dục tốt hơn. Ảnh: Minh Quân
Được khánh thành vào cuối năm 1995, gọi là “trường” nhưng hiện nay Trường Mầm non - Tiểu học Hoa Phong Ba chỉ còn 1 lớp Mầm non với 12 học sinh từ 2 - 5 tuổi. Bởi lẽ, sau hơn 8 năm, dân số trên đảo hầu như không biến động, nhiều học sinh sau khi học hết Mầm non đã chuyển lên học Tiểu học ở đất liền để được tiếp cận với điều kiện giáo dục tốt hơn. Ảnh: Minh Quân
Ngoài một cô cấp dưỡng, cô giáo Võ Thị Vân Anh (SN 1996, quê ở huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị) là giáo viên chính phụ trách lớp. Ảnh: Minh Quân

Ngoài một cô cấp dưỡng, cô giáo Võ Thị Vân Anh (SN 1996, quê ở huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị) là giáo viên chính phụ trách lớp. Ảnh: Minh Quân

Cuối năm 2022, dù đang có công việc ổn định ở một trường Mầm non nơi quê nhà, cô Vân Anh vẫn quyết định mang theo con trai nhỏ 2 tuổi, theo chồng là Đại uý Đào Quang Hiển - Phó Trạm trưởng Trạm Ra đa 540, Trung đoàn 351, Bộ Tư lệnh Vùng 3 Hải quân ra đảo để cả nhà được đoàn tụ. Từ những bỡ ngỡ ban đầu, với kiến thức sư phạm cùng kinh nghiệm 5 năm dạy trẻ trong đất liền, cô dần quen với việc phụ trách lớp học đặc biệt này. Ảnh: Minh Quân

Cuối năm 2022, dù đang có công việc ổn định ở một trường Mầm non nơi quê nhà, cô Vân Anh vẫn quyết định mang theo con trai nhỏ 2 tuổi, theo chồng là Đại uý Đào Quang Hiển - Phó Trạm trưởng Trạm Ra đa 540, Trung đoàn 351, Bộ Tư lệnh Vùng 3 Hải quân ra đảo để cả nhà được đoàn tụ. Từ những bỡ ngỡ ban đầu, với kiến thức sư phạm cùng kinh nghiệm 5 năm dạy trẻ trong đất liền, cô dần quen với việc phụ trách lớp học đặc biệt này. Ảnh: Minh Quân

Theo cô Vân Anh, trẻ em trên đảo có nhiều thiệt thòi hơn so với trẻ ở đất liền, vì cha mẹ các em là các chiến sĩ đóng quân trên đảo hoặc các những người làm nghề biển, ít có thời gian chăm sóc cho con. “Ngoài thiếu thốn nhiều mặt so với trên đất liền, việc dạy học ở đảo cũng có những khó khăn. Ở trong lớp ghép, các em khó tập trung chú ý hơn ở lớp cùng độ tuổi. Do đó, mỗi tiết học được chia đều cho tất cả các cháu, nhỏ thì tập vẽ, tập tô, lớn hơn thì học viết số, đọc chữ… ”, cô giáo 26 tuổi chia sẻ. Ảnh: Minh Quân

Theo cô Vân Anh, trẻ em trên đảo có nhiều thiệt thòi hơn so với trẻ ở đất liền, vì cha mẹ các em là các chiến sĩ đóng quân trên đảo hoặc các những người làm nghề biển, ít có thời gian chăm sóc cho con. “Ngoài thiếu thốn nhiều mặt so với trên đất liền, việc dạy học ở đảo cũng có những khó khăn. Ở trong lớp ghép, các em khó tập trung chú ý hơn ở lớp cùng độ tuổi. Do đó, mỗi tiết học được chia đều cho tất cả các cháu, nhỏ thì tập vẽ, tập tô, lớn hơn thì học viết số, đọc chữ… ”, cô giáo 26 tuổi chia sẻ. Ảnh: Minh Quân

Ngoài những giờ tập hát, tập vẽ, tập viết, 12 cháu nhỏ ở 4 lứa tuổi lại cùng nhau tham gia các trò chơi dưới sự hướng dẫn của cô giáo. Tiếng trẻ thơ vui vẻ nô đùa vang lên hòa cùng tiếng rì rào của sóng biển. Ảnh: Minh Quân

Ngoài những giờ tập hát, tập vẽ, tập viết, 12 cháu nhỏ ở 4 lứa tuổi lại cùng nhau tham gia các trò chơi dưới sự hướng dẫn của cô giáo. Tiếng trẻ thơ vui vẻ nô đùa vang lên hòa cùng tiếng rì rào của sóng biển. Ảnh: Minh Quân

Sự tận tụy của cô Vân Anh cũng như những cô giáo khác từng công tác trên đảo trong nhiều năm qua đã bù đắp những thiệt thòi ở nơi đầu sóng ngọn gió, nâng cao khả năng tiếp thu kiến thức cho các cháu nhỏ trên đảo Cồn Cỏ để sau này các cháu không bỡ ngỡ khi rời đảo vào bờ học Tiểu học, đồng thời góp phần giúp bố mẹ các cháu yên tâm công tác cũng như bám biển, giữ vững chủ quyền biển đảo. Ảnh: Minh Quân

Sự tận tụy của cô Vân Anh cũng như những cô giáo khác từng công tác trên đảo trong nhiều năm qua đã bù đắp những thiệt thòi ở nơi đầu sóng ngọn gió, nâng cao khả năng tiếp thu kiến thức cho các cháu nhỏ trên đảo Cồn Cỏ để sau này các cháu không bỡ ngỡ khi rời đảo vào bờ học Tiểu học, đồng thời góp phần giúp bố mẹ các cháu yên tâm công tác cũng như bám biển, giữ vững chủ quyền biển đảo. Ảnh: Minh Quân

tin mới

Thư viện

Để sách trở thành người bạn của học trò

(Baonghean.vn) - Internet phát triển, điện thoại di động, mạng xã hội và rất nhiều mối quan tâm khác khiến giới trẻ ngày nay không còn nhiều người mặn mà với sách. Chính vì thế, gây dựng và phát triển văn hóa đọc trong các nhà trường là điều hết sức cần thiết, dù với ở độ tuổi nào.

Sáp nhập

Sáp nhập trường lớp ở huyện Thanh Chương: Trao cơ hội học tập tốt nhất cho học trò

(Baonghean.vn) - Sáp nhập trường lớp là xu hướng tất yếu nhằm tập trung đầu tư cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng dạy và học của các trường. Đây cũng là mục tiêu huyện Thanh Chương đang kiên trì thực hiện, với mong muốn đem đến môi trường giáo dục tốt nhất cho các học trò.

Hội đồng Nhân dân tỉnh Nghệ An thẩm tra phương án phân bổ gần 2.200 biên chế giáo viên

Hội đồng Nhân dân tỉnh Nghệ An thẩm tra phương án phân bổ gần 2.200 biên chế giáo viên

(Baonghean.vn) - Trên cơ sở 2.187 biên chế giáo viên được Trung ương bổ sung cho Nghệ An, UBND tỉnh đã xây dựng dự thảo nghị quyết trình HĐND tỉnh thẩm tra trước khi trình HĐND tỉnh xem xét, thông qua tại kỳ họp thứ 19, khoá XVIII, nhiệm kỳ 2021 – 2026, dự kiến tổ chức vào ngày 25/4/2024.

Trường nghề

Trường nghề loay hoay trước 'bài toán' giáo viên hợp đồng

(Baonghean.vn)- Nghệ An đang rà soát lại nhân viên hợp đồng ở các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập nhằm triển khai thực hiện Nghị định số 111 của Chính phủ về hợp đồng đối với một số loại công việc trong cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập.

Lớp 12

90 ngày 'đếm ngược' của sỹ tử lớp 12

(Baonghean.vn) - “90 ngày quyết tâm đạt kết quả cao trong Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024” là phong trào thi đua đang được các trường học trong toàn tỉnh triển khai, với mục tiêu cùng với ngành Giáo dục tỉnh nhà tăng ít nhất 4 bậc về thứ hạng trong mùa thi năm nay.

Các giáo viên cần 'dũng cảm' khi lựa chọn sách giáo khoa

Các giáo viên cần 'dũng cảm' khi lựa chọn sách giáo khoa

(Baonghean.vn) - Việc giao quyền tự chủ cho các nhà trường chọn sách giáo khoa, đòi hỏi các giáo viên cần phải có trách nhiệm, tận tâm trong quá trình thẩm định để đảm bảo có thể chọn được những bộ sách đúng, trúng đối tượng, phục vụ hiệu quả công tác dạy và học.

Du học sinh

Cân nhắc kỹ lưỡng khi quyết định du học

(Baonghean.vn) - Du học nay đã không còn là lựa chọn của những học sinh có năng lực, có điều kiện. Thay vào đó, hiện nay, nhiều học sinh đã lựa chọn du học bởi đây là con đường gần nhất để các em vừa vẫn đảm bảo việc học nhưng sớm có cơ hội có nghề, tìm kiếm việc làm.