Lớp học giữa đại dương
Huyện đảo Trường Sa có 2 xã, 1 thị trấn đó là các xã Sinh Tồn, Song Tử Tây và thị trấn Trường Sa. Những hộ dân trên đảo hầu hết đang trẻ, con cái của họđều đang ởđộ tuổi bắt đầu bước vào tiểu học.
Các em thiếu nhi trên đảo đến trường |
Đến câu chuyện "Dê con nghe lời mẹ" bé còn giảng giải: ở trên đảo tụi con phải hết sức cảnh giác để canh chừng không cho "bọn sói" vào nhà. Một câu nói hồn nhiên từ cửa miệng đứa bé 6 tuổi, vô tình gợi cho chúng tôi việc làm đầy ý nghĩa của các chú bộđội, của bố mẹ và của các bé về việc giữ vững chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ Quốc.
Ý Vy khoe với chúng tôi: Lớp của con có 3 bạn. Ngoài con ra còn có 2 bạn nữa là Trọng Nghĩa và Minh Nhật. Lớp con học vui lắm, thầy Ân dạy tụi con đọc, viết lại cả làm toán nữa. Vui nhất là mỗi khi thầy tổ chức những trò chơi cho cả lớp thì tha hồ mà nhảy múa reo hò. Kết thúc năm học, tụi con đứa nào cũng được thầy khen thưởng về thành tích xuất sắc.
Thầy thưởng nhiều kẹo bánh lắm nhưng tụi con thích nhất là trái cây. Lâu lâu có tàu trong đất liền ra mới có trái cây, chứ trên đảo độc một loại đu đủăn mãi cũng chán. Đểđộng viên tụi con học tập, thầy hứa sẽ thưởng nho cho những bạn nào chăm ngoan học giỏi, thế là các con đua nhau học. Trước ngày tổng kết cả tháng trời thầy gọi vềđất liền để mua "phần thưởng" cho các cháu. Chuyến tàu chúng tôi ra đảo là chuyến 13, mang theo quà của thầy.
Thầy giáo Kim Thanh Hoa- Phó chủ tịch thường trực xã kiêm "hiệu trưởng" - giáo viên chủ nhiệm lớp 3 cho chúng tôi biết, là những "giáo viên không chuyên" nên các thầy ởđây chỉ dạy các em đến hết lớp 4. Lên lớp 5 trường phải chuyển các em vào bờđể học tiếp. Chính vì thế mà mọi người ởđây gọi vui là "tốt nghiệp lớp 4". Còn về chức danh "hiệu trưởng", từ công việc mà có chức danh này.
Vì chưa có quyết định thành lập trường nên không có con dấu riêng, khi chuyển các cháu vào bờ buộc phải hoàn tất thủ tục. Dấu của uỷ ban xã được thay thế dấu nhà trường và phó chủ tịch xã là người xác nhận vào học bạ của mỗi cháu, nên nghiễm nhiên Kim Thanh Hoa- Phó chủ tịch kiêm luôn cả cái chức hiệu trưởng nhà trường.
Năm nay là năm thứ 2 thầy giáo Hoa đứng lớp, tuy thâm niên mới 2 năm nghề, nhưng thầy đã có những kỷ niệm nho nhỏ với những học trò yêu của mình. Văn công ra đảo biểu diễn, học trò của trường được tham gia biểu diễn cùng với các cô các chú. Ý Vy mạnh dạn lên hát tặng thầy giáo của mình bài hát "Khi thầy viết bảng". Học trò nhỏ cất cao tiếng hát: "Khi thầy viết bảng bụi phấn rơi rơi. Có hạt bụi nào rơi trên bục giảng. Có hạt bụi nào rơi trên tóc thầy..." khóe mắt anh cay cay, đấy là một phần thưởng ngọt ngào trong đời làm nghề của mình.
Thầy Hoa cho biết, những đồng nghiệp với mình ởđây đều là những thanh niên tình nguyện. Họ là những cán bộ cốt cán của xã đảo, gánh thêm nhiệm vụ dạy học. Trước khi ra đảo họđã được tập huấn qua một lớp sư phạm. Ra đảo vừa mày mò soạn giáo án, vừa tập làm quen lên lớp, điều gì không biết tra cứu qua mạng 3 G của Viettel. Được chứng kiến tiết dạy của thầy Ân, từ phong thái đến nét chữđều thấy thầy rất thạo nghề. Công tác quản lý trên đảo ít nên các thầy dồn hết tâm huyết của mình vào việc dạy trẻ nên kết quảđạt cao. Theo thầy Hoa, những học sinh ởđảo gửi vào bờ học tiếp đều hòa nhập tốt, kết quả học tập đều xếp loại khá.
Giữa đại dương mênh mông sóng gió, lớp học nơi xã đảo Sinh Tồn, ngoài việc dạy chữ còn bồi dưỡng cho các cháu một lòng yêu quê hương đất nước. Nơi cách bờ hàng trăm hải lý, nơi mọi nguy hiểm luôn luôn rình rập thì bài học về tình yêu quê hương đất nước lại càng thêm ý nghĩa. Được tôi luyện nơi đầu sóng ngọn gió ngay từ thuở mới lọt lòng hay lứa tuổi mầm non sẽ là hành trang cho các cháu hiểu sâu sắc về tình yêu quê hương đất nước và chủ quyền biển đảo liêng thiêng của Tổ quốc.
Công Sáng - Đức Chuyên