Lựa chọn của cử tri đoàn Mỹ

(Baonghean) - Hôm 19/12, các đại cử tri trên toàn nước Mỹ đã họp mặt tại các bang để tiến hành bầu cử tổng thống. Hình thức bỏ phiếu bầu tổng thống độc đáo của Mỹ xuất phát từ hệ thống hiến pháp và đồng nghĩa với việc kết quả của cuộc bầu cử năm 2016 phụ thuộc vào vòng bầu cử lần này. 

Trước thời khắc quyết định

Khi cử tri đoàn gặp nhau để chính thức bầu chọn Tổng thống tiếp theo của nước Mỹ thì những nỗ lực của các nhà hoạt động hòng lật đổ chiến thắng của Donald Trump trở thành một mối quan tâm thú vị, mặc dù vấn đề này chắc chắn rất phức tạp. 

Về mặt kỹ thuật thì Trump chưa chính thức là Tổng thống, tuy nhiên trong tất cả các dự tính thì câu trả lời là có. Xét cho cùng, cho đến ngày 19/12 vừa qua thì cuộc bầu cử Tổng thống thứ 45 của nước Mỹ mới chính thức diễn ra, khi các cử tri đoàn gặp nhau và bỏ lá phiếu của mình. Những lá phiếu này sẽ được chính thức kiểm đếm vào ngày 6/1/2017 trong một cuộc họp Quốc hội. 

Các đại cử tri bang Arizona gặp nhau tại thủ phủ bang Phoenix để lựa chọn Tổng thống.Ảnh: Guardian
Các đại cử tri bang Arizona gặp nhau tại thủ phủ bang Phoenix để lựa chọn Tổng thống. Ảnh: Guardian

Ai là người thay đổi?

Có một vài nhân vật đã và đang tìm cách ngăn chặn Trump đến với chiếc ghế chủ nhân Nhà Trắng, ví như giáo sư luật Larry Lessig tại Đại học Harvard, người từng là ứng cử viên bị loại của đảng Dân chủ cho việc chạy đua Tổng thống hồi năm 2015. Ông này đã kêu gọi cử tri đảng Cộng hòa ủng hộ Hillary Clinton kể từ khi bà cựu ngoại trưởng đạt được đa số phiếu phổ thông. Tuy vậy, theo Vik Amar, một chuyên gia hiến pháp và là hiệu trưởng trường luật thuộc đại học Illinois: “Nếu luật  chơi ban đầu khác đi, chúng ta không thể chắc chắn rằng Clinton sẽ giành được đa số phiếu phổ thông”. 

Trump đã từng có một khẳng định tương tự rằng nếu kết quả bầu cử dựa trên tổng số phiếu phổ thông thì ông này sẽ thực hiện chiến dịch tại Florida, California và dành chiến thắng vang dội và dễ dàng hơn. Một số người khác như các đại cử tri đảng Dân chủ đến từ Washington và Colorado đã cố gắng kêu gọi những người cùng phe chuyển sang ủng hộ đảng Cộng hòa bởi họ biết nếu không ai đạt được 270 phiếu đại cử tri, cuộc bầu cử sẽ được chuyển vào Hạ viện. 

Tuy nhiên, các đại cử tri không dễ gì đổi ý, bên cạnh những vấn đề về đạo đức, không một ai bỏ phiếu vào ngày 8/11 nghĩ rằng họ bỏ lá phiếu của mình cho một người vô trách nhiệm hay chưa được biết tới, những người này cũng là người tạo nên kết quả của cử tri đoàn. Hơn nữa, những trở ngại về mặt pháp lý khiến kết quả khó có thể thay đổi, ở nhiều bang có những luật ràng buộc cử tri và áp dụng hình phạt hình sự nếu họ bỏ phiếu cho các ứng viên không giành chiến thắng ở số phiếu phổ thông tại bang đó. Thậm chí, một vài bang còn xem hành vi bỏ phiếu cho ứng cử viên thay thế đồng nghĩa với việc từ chức. 

Biểu tình chống đối ở vòng bầu cử của cử tri đoàn tại Florida. 	Ảnh: Reuters
Biểu tình chống đối ở vòng bầu cử của cử tri đoàn tại Florida. Ảnh: Reuters

Kết quả không bất ngờ

Sau cuộc gặp của các đại cử tri hôm 19/12, có thể nói rằng ông Trump đã chắc chắn dành chiến thắng mặc dù phải đợi Quốc hội chính thức phê chuẩn trong một phiên họp đặc biệt. Tính đến thời điểm kiểm phiếu, ông Trump có được 304 phiếu trong khi đó bà Clinton có được 227 phiếu từ các đại cử tri. Tuy  vậy, ở một bang các nỗ lực của những nhà hoạt động chống Trump đã đạt hiệu quả khi thay đổi ý định của các đại cử tri. Có ít nhất 9 đại cử tri đã lựa chọn chống lại ứng cử viên mà đáng ra họ phải ủng hộ.

Thực tế, con số này không nhiều so với ngưỡng để khiến ông Trump mất quyền làm Tổng thống. Cử tri đoàn bao gồm 538 người, điều này có nghĩa 270 phiếu là con số cần để chiến thắng. Để ngăn chặn chiến thắng của Trump phải có ít nhất 37 đại cử tri của đảng Cộng hòa chuyển hướng sang bầu cho ứng cử viên khác.

Cơ chế “đặc biệt”

Theo New York Times, đa số người Mỹ muốn bầu Tổng thống dựa trên các lá phiếu phổ thông, không sàng lọc qua cơ chế cũ của cử tri đoàn. Tuy vậy, hiện tại, chức vụ Tổng thống vẫn được quyết định thông qua 538 đại cử tri. Và với kết quả bầu cử lần này, đây là lần thứ 2 sau 16 năm các ứng cử viên thua ở số lá phiếu phổ thông giành được chức vị Tổng thống. Tuy nhiên, cuộc bầu cử năm nay không giống như năm 2000 khi bà Clinton hơn ông Trump tới 2,8 triệu phiếu bầu hay 2,1% cử tri. 

Nguyên nhân của hiện tượng có thể giải thích bởi sự phân bổ phiếu đại cử tri dựa trên đại diện của từng bang trong Quốc hội, điều này làm cho giá trị của lá phiếu phổ thông không công bằng. Ví dụ một phiếu bầu của công dân sống tại Wyoming có giá trị gấp 3,6 lần lá phiếu của một người tại California. Để giải quyết vấn đề này, có một giải pháp hợp lý là các đại cử tri của một bang sẽ phải bầu cho người có được đa số phiếu phổ thông từ bang đó. Đã có 11 tiểu bang đại diện cho 165 phiếu đại cử tri lựa chọn luật hóa phương pháp này, nó sẽ đảm bảo cho người được nhiều phiếu bầu từ dân chúng nhất sẽ trở thành Tổng thống. 

Phan Vũ

tin mới

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

(Baonghean.vn) - Chuyên gia quân sự Đức Nico Lange - một thành viên cấp cao tại Hội nghị An ninh Munich cho rằng, NATO đã đến lúc phải sửa chữa "sai lầm đắt giá" và thay đổi chiến lược ở Ukraine, NATO nên sử dụng hệ thống phòng không của mình bắn hạ tên lửa Nga ở sườn phía Đông của liên minh.

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

(Baonghean.vn) - Trong một thời gian dài, Nga đã chỉ tập trung vào quá trình phi quân sự hoá và phi phát xít hoá Ukraine. Tuy nhiên, các cuộc đối đầu ngày càng gia tăng ác liệt, và quy mô tàn phá đã cho thấy cách Nga tiếp cận với việc phi công nghiệp hoá Ukraine ngày càng rõ nét.

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Nước Pháp, bất chấp những tuyên bố hung hăng của Tổng thống Emmanuel Macron, không có đủ tiềm lực để tham gia vào cuộc chiến khốc liệt ở Ukraina; thậm chí nước này có thể chỉ có đủ đạn dược trong 2-3 ngày, theo Cyril de Lattre - chuyên gia hàng không, cựu phi công Pháp nói với Sputnik.