Luân chuyển cán bộ: Được và chưa được

(Baonghean) - Cán bộ luân chuyển phải biết cách vào cuộc, trăn trở tìm hướng đi mới cho ngành và địa phương nơi mình được luân chuyển đến.

CHÚ TRỌNG CHỌN NGƯỜI

Nghị quyết số 02-NQ/TU ngày 15/3/2016 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy “về luân chuyển, điều động đảng viên, cán bộ lãnh đạo, quản lý giai đoạn 2016 - 2020” đặt ra yêu cầu là nhằm tạo điều kiện cho cán bộ có triển vọng, nằm trong quy hoạch được đào tạo, rèn luyện, thử thách trong thực tiễn khác nhau, tạo nguồn cán bộ lâu dài; tăng cường cán bộ cho các lĩnh vực, địa bàn trọng yếu, khó khăn; từng bước điều chỉnh việc bố trí cán bộ hợp lý, khắc phục tình trạng cục bộ, khép kín trong từng ngành, địa phương, đơn vị... và 

Thực tiễn theo dõi công tác luân chuyển của tỉnh và các địa phương, cho thấy, các cấp ủy rất thận trọng trong lựa chọn cán bộ để thực hiện luân chuyển. 

Chủ tịch UBND xã Châu Cường (Quỳ Hợp) Lưu Xuân Điểm cùng cán bộ xã khảo sát giống lúa mới của bà con nông dân. Ảnh: Phương Thúy
Chủ tịch UBND xã Châu Cường (Quỳ Hợp) Lưu Xuân Điểm cùng cán bộ xã khảo sát giống lúa mới của bà con nông dân. Ảnh: Phương Thúy

Ở huyện Thanh Chương, trong 6 cán bộ luân chuyển về đảm nhận chức danh Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND cấp xã từ đầu nhiệm kỳ đến nay đều thuộc  diện quy hoạch chức danh Ủy viên Ban Thường vụ Huyện ủy và Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ huyện, có trình độ chuyên môn đại học trở lên và cao cấp chính trị; đồng thời có năng lực công tác tốt, hàng năm được đánh giá hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên.

Riêng 12 cán bộ được luân chuyển ngang giữa khối Đảng, chính quyền và MTTQ, các đoàn thể là những cán bộ đảm nhận vị trí công tác 2 nhiệm kỳ cần thay đổi môi trường công tác; hoặc cán bộ năng lực yếu, tín nhiệm thấp; hoặc chưa bố trí đúng năng lực, sở trường cần phải điều chuyển phù hợp. Với việc tuân thủ nguyên tắc lựa chọn đó, mà theo đồng chí Nguyễn Trọng Anh - Trưởng ban Tổ chức Huyện ủy Thanh Chương, thì những cán bộ được luân chuyển đều phát huy hiệu quả công tác ở các đơn vị, cơ sở được luân chuyển.

Xã Xuân Lâm, huyện Nam Đàn sau khi có cán bộ huyên luyên chuyển về cộng với sắp xếp, bố trị lại đội ngũ cán bộ đã tạo ra nhiều chuyển động tích cực. Ảnh: Mai Hoa
Xã Xuân Lâm, huyện Nam Đàn sau khi có cán bộ huyên luyên chuyển về cộng với sắp xếp, bố trị lại đội ngũ cán bộ đã tạo ra nhiều chuyển động tích cực. Ảnh: Mai Hoa

Đối với huyện Nam Đàn, công tác luân chuyển cũng được triển khai khá bài bản, vừa chọn cán bộ trẻ, có năng lực để luân chuyển, vừa chọn “điểm đến” phù hợp với năng lực, bản lĩnh và ý chí của cán bộ luân chuyển. Bởi vậy, trong 9 cán bộ huyện được luân chuyển về cơ sở từ đầu nhiệm kỳ đến nay đều có sự trưởng thành về mọi mặt thông qua việc được tôi luyện trong khó khăn và các địa phương đó đều có chuyển biến tốt. Điển hình như xã Xuân Lâm - đơn vị từng ở tốp cuối trong phong trào nông thôn mới ở Nam Đàn, sau hơn 1 năm cán bộ huyện tăng cường về đã vươn lên về đích NTM và đang  tiếp tục đà phát triển.

Là địa phương được đánh giá làm tốt công tác luân chuyển, ngoài luân chuyển từ cấp huyện về cơ sở, xã lên huyện và luân chuyển ngang giữa các khối cấp huyện, Đô Lương cũng đã thực hiện luân chuyển 4 cán bộ chủ trì giữa các xã. Và việc xác định nơi đến của cán bộ luân chuyển dựa trên cơ sở đánh giá năng lực, khả năng lãnh đạo, chỉ đạo, quy tụ sức mạnh tập thể của cán bộ được luân chuyển. Và quá trình thực hiện luân chuyển, cán bộ luôn được cấp ủy theo dõi, giám sát thường xuyên để bổ cứu và nhắc nhở kịp thời, đồng thời tháo gỡ vướng mắc để cán bộ phát huy hiệu quả công tác.

Các công chức cấp xã ở huyện Đô Lương nhận quyết định luân chuyển. Ảnh tư liệu
Các công chức cấp xã ở huyện Đô Lương nhận quyết định luân chuyển. Ảnh tư liệu
Số lượt cán bộ thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý luân chuyển, điều động trong 5 năm (2014 - 2019)
Số lượt cán bộ thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý luân chuyển, điều động trong 5 năm (2014 - 2019)

Theo đồng chí Hồ Phúc Hợp - Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy, để đảm bảo hiệu quả công tác luân chuyển, bên cạnh chú trọng lựa chọn kỹ cán bộ luân chuyển, thời gian qua, Tỉnh ủy và cấp ủy các cấp đã có những chủ trương, chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện và đồng hành với cán bộ luân chuyển, nhất là trong việc giải quyết các khâu khó, khâu yếu tại các địa phương. Các cấp ủy cũng đã có sự chủ động xây dựng phương án “đường về” cho cán bộ luân chuyển, tránh bị động trong việc sắp xếp cán bộ sau luân chuyển, đồng thời tạo sự yên tâm, động lực cho cán bộ luân chuyển.

"Tỉnh ủy và cấp ủy các cấp đã có những chủ trương, chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện và đồng hành với cán bộ luân chuyển".

Đồng chí Hồ Phúc Hợp - Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy

NHẬN DIỆN HẠN CHẾ

Phần lớn cán bộ luân chuyển đã phát huy được năng lực, trách nhiệm, sự trăn trở vì phong trào chung, được cán bộ, đảng viên và nhân dân mong muốn được giữ lại, thì vẫn có một số cán bộ chưa phát huy vai trò và tạo được dấu ấn rõ nét tại đơn vị được luân chuyển đến. Nguyên nhân, do cán bộ có tâm lý “đi nghĩa vụ” hoặc “cực chẳng đã”, nên chưa thật sự trăn trở, đổi mới về phương pháp công tác, tâm huyết lăn xả với công việc. Bên cạnh đó, có khi cán bộ luân chuyển đang từ chuyên sâu một lĩnh vực sang lãnh đạo, chỉ đạo chung nhiều lĩnh vực, cộng với chưa có kinh nghiệm thực tiễn...

Cán bộ huyện Tân Kỳ cùng tham gia lao động với người dân. Ảnh tư liệu
Cán bộ huyện Tân Kỳ cùng tham gia lao động với người dân. Ảnh tư liệu

Cùng với hạn chế trên thì việc luân chuyển cán bộ là đảng viên, nghĩa là người không giữ chức vụ và cán bộ chủ chốt xã này sang xã khác, cho đến thời điểm này vẫn còn nhiều địa phương chưa thực hiện.

Mặt khác, việc luân chuyển cán bộ cơ sở lên huyện còn rất ít, theo phản ánh của cơ sở, một mặt do quy định về tiêu chuẩn; một mặt đội ngũ cán bộ, công chức cấp huyện cơ bản được “đóng khung” nên khó có vị trí “trống” để luân chuyển; mặt khác, những cán bộ có năng lực ở cơ sở đang là hạt nhân dẫn dắt các phong trào ở cơ sở đó, nên rất khó tìm người thay thế. Điều này vô hình trung dẫn tới cản trở động lực và cơ hội trưởng thành của cán bộ cơ sở, và về mặt tổ chức thì trong xây dựng đội ngũ cán bộ thiếu người có năng lực thực tiễn. 

Đội ngũ cán bộ, công chức cấp huyện cơ bản được “đóng khung” nên khó có vị trí “trống” để luân chuyển.

Số lượt cán bộ diện sở, ban, ngành, huyện, thành, thị quản lý luân chuyển, điều động trong 5 năm (2014 – 2019).
Số lượt cán bộ diện sở, ban, ngành, huyện, thành, thị quản lý luân chuyển, điều động trong 5 năm (2014 – 2019).
Cán bộ xã Khai Sơn, huyện Anh Sơn (trái) trao đổi với Bí thư kiêm Xóm trưởng xóm 4 về xây dựng đường giao thông nông thôn. Ảnh tư liệu
Cán bộ xã Khai Sơn, huyện Anh Sơn (trái) trao đổi với Bí thư kiêm Xóm trưởng xóm 4 về xây dựng đường giao thông nông thôn. Ảnh tư liệu

Nhiều ý kiến cũng băn khoăn, mặc dù Nghị quyết 02 của Tỉnh ủy quy định rõ: Hết thời hạn luân chuyển, điều động, nếu cán bộ được đánh giá hoàn thành tốt và xuất sắc nhiệm vụ sẽ được đề nghị bố trí ở chức vụ cao hơn; tuy nhiên trong thực tế chưa có phương án bố trí cụ thể cho cán bộ sau luân chuyển. Mặt khác, việc đánh giá cán bộ luân chuyển cũng chưa có các tiêu chí rõ ràng mang tính định lượng...

tin mới

Danh mục vị trí việc làm công chức trong cơ quan Đảng và tổ chức chính trị - xã hội từ Trung ương đến cấp huyện

Danh mục vị trí việc làm công chức trong cơ quan Đảng và tổ chức chính trị - xã hội từ Trung ương đến cấp huyện

(Baonghean.vn) - Để tăng cường công tác quản lý biên chế của hệ thống chính trị theo Quy định số 70-QĐ/TW của Bộ Chính trị, Ban Tổ chức Trung ương đã ban hành Quyết định số 2555-QĐ/TW về danh mục vị trí việc làm của các ban Đảng, tổ chức chính trị - xã hội từ Trung ương đến cấp huyện.

Công trình tượng đài V.I.Lê-nin tại TP. Vinh: Thêm sắt son tình hữu nghị truyền thống

Công trình tượng đài V.I.Lê-nin tại TP. Vinh: Thêm sắt son tình hữu nghị truyền thống

(Baonghean.vn) - Việc chính quyền tỉnh U-li-a-nốp tặng tỉnh Nghệ An bức tượng của V.I. Lê-nin chính là nhằm góp phần thắt chặt mối quan hệ hợp tác tốt đẹp giữa hai tỉnh, củng cố quan hệ hữu nghị truyền thống, đối tác chiến lược toàn diện giữa hai nước Việt Nam và Liên bang Nga.

Nghệ An phấn đấu hoàn thành Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, xã trong tháng 6/2024

Nghệ An phấn đấu hoàn thành Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, xã trong tháng 6/2024

(Baonghean.vn) - Theo kế hoạch của Trung ương, đến trước ngày 31/10/2024, các tỉnh, thành phố phải gửi phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện và cấp xã đến Bộ Nội vụ. Hiện các cấp, ngành trong tỉnh đang tập trung chỉ đạo thực hiện, đảm bảo đúng tiến độ và yêu cầu đề ra

Lãnh đạo huyện Quỳnh Lưu nói gì về việc đặt tên xã sau sáp nhập?

Lãnh đạo huyện Quỳnh Lưu nói gì về việc đặt tên xã sau sáp nhập?

(Baonghean.vn) - Trước vấn đề dư luận đang rất quan tâm việc đặt tên xã sau sáp nhập ở huyện Quỳnh Lưu, Báo Nghệ An đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Xuân Dinh - Phó Chủ tịch UBND huyện Quỳnh Lưu, Phó trưởng Ban chỉ đạo sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã huyện Quỳnh Lưu về nội dung liên quan.

Nghệ An bổ nhiệm 4 phó giám đốc sở

Nghệ An bổ nhiệm 4 phó giám đốc sở

(Baonghean.vn) - Sáng 10/4, UBND tỉnh Nghệ An tổ chức lễ công bố các quyết định bổ nhiệm cán bộ. Theo đó, 4 đồng chí được bổ nhiệm giữ cương vị Phó Giám đốc các sở: Lao động, Thương binh & Xã hội; Văn hoá & Thể thao; Tài nguyên & Môi trường; Du lịch.

Chuyển đổi số, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở thị xã Thái Hòa

Chuyển đổi số, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở thị xã Thái Hòa

(Baonghean.vn) - Phần lớn các thông tin về thủ tục hành chính được mã hoá QR và công khai tại bộ phận Một cửa các cấp trên địa bàn thị xã Thái Hòa. Kết quả đó góp phần giải quyết nhanh các thủ tục hành chính cho người dân và doanh nghiệp, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.

Nghệ An thực hiện nghiêm kết luận kiểm tra, giám sát, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiến nghị của Kiểm toán nhà nước

Nghệ An thực hiện nghiêm kết luận kiểm tra, giám sát, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiến nghị của Kiểm toán nhà nước

(Baonghean.vn) - Ban Thường vụ Tỉnh ủy Nghệ An vừa ban hành Chỉ thị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với việc thực hiện kết luận kiểm tra, giám sát, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiến nghị của Kiểm toán nhà nước.

 Học tập và làm theo Bác, huyện Anh Sơn đề cao tính nêu gương của cán bộ, đảng viên

Học tập và làm theo Bác, huyện Anh Sơn đề cao tính nêu gương của cán bộ, đảng viên

(Baonghean.vn) - Triển khai thực hiện Kết luận số 01 của Bộ Chính trị về học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, các cấp ủy Đảng ở huyện Anh Sơn tiếp tục quán triệt tinh thần nêu gương của cán bộ, đảng viên trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao.

Trao Huy hiệu 65 năm tuổi Đảng cho đảng viên ở huyện biên giới Kỳ Sơn

Trao Huy hiệu 65 năm tuổi Đảng cho đảng viên ở huyện biên giới Kỳ Sơn

(Baonghean.vn) - Ngày 5/4, Đảng ủy xã Hữu Kiệm (Kỳ Sơn) tổ chức Lễ trao tặng Huy hiệu Đảng cho 2 đảng viên 50 năm và 65 năm tuổi Đảng. Dự lễ có đồng chí Vi Hòe - Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện cùng đại diện lãnh đạo các Ban Đảng, đoàn thể của huyện.

Con Cuông công bố quyết định điều động cán bộ

Con Cuông công bố quyết định điều động cán bộ

(Baonghean.vn) - Chiều 4/4, Huyện ủy Con Cuông tổ chức Hội nghị Công bố quyết định của Ban Thường vụ Huyện ủy về việc điều động đồng chí Lê Thanh Hải - Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐND xã Bồng Khê giữ chức vụ Bí thư Đảng ủy xã Môn Sơn nhiệm kỳ 2020-2025.

Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh Nghệ An ký giao ước phối hợp hoạt động đối ngoại nhân dân với các tỉnh, thành phố phía Bắc

Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh Nghệ An ký giao ước phối hợp hoạt động đối ngoại nhân dân với các tỉnh, thành phố phía Bắc

(Baonghean.vn) - Từ ngày 1 - 3/4, trong khuôn khổ các hoạt động hướng tới kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, tại tỉnh Điện Biên đã diễn ra Lễ Ký giao ước chương trình phối hợp hoạt động đối ngoại nhân dân Cụm số 1 năm 2024 giữa Liên hiệp các tổ chức hữu nghị các tỉnh, thành phố phía Bắc.