Luật Báo chí mới: Điều kiện cần và đủ để được cấp thẻ Nhà báo?

Nhiều người vẫn chưa rõ ai là người được cấp thẻ Nhà báo, điều kiện để được cấp thẻ là gì. Nhiều người nhầm lẫn cứ công tác ở ngành báo chí, cứ viết tin bài là phải có thẻ Nhà báo... Điều này không hẳn thế.

Luật Báo chí 2016 đã chỉ rõ, người được cấp thẻ Nhà báo về cơ bản phải là người tham gia vào bộ máy sản xuất tin bài nhưng cũng phải đáp ứng một số điều kiện khác, trong đó có công tác liên tục 2 năm ở một cơ quan, Luật Báo chí 1999 là 3 năm.

Để có thẻ Nhà báo, thông thường các nhà báo phải có thời gian công tác, cống hiến nhất định tại cơ quan báo chí. Ảnh minh họa internet
Để có thẻ Nhà báo, thông thường các nhà báo phải có thời gian công tác, cống hiến nhất định tại cơ quan báo chí. Ảnh minh họa internet

Vậy trước khi có thẻ Nhà báo, phóng viên sẽ tác nghiệp thế nào? Thực tế, các phóng viên chưa đủ điều kiện cấp thẻ Nhà báo vẫn tác nghiệp bằng giấy giới thiệu của cơ quan báo chí. Đây vẫn được coi là hoạt động báo chí của cơ quan báo chí. Tuy nhiên, nhận thức pháp luật về báo chí của nhiều cá nhân, tổ chức còn hạn chế nên dẫn đến nhiều sự việc đáng tiếc như cản trở hoạt động tác nghiệp của nhà báo và phóng viên.

Sự việc gần đây nhất, phóng viên Báo Giao thông phản ánh, khi đang tác nghiệp phản ánh về TNGT, phóng viên Báo Giao thông đã bị lực lượng CSGT Công an huyện Bình Tân và Công an xã Tân Bình cản trở, không cho tác nghiệp dù đã xuất trình giấy giới thiệu do Báo Giao thông cấp và chứng minh thư nhân dân. Theo Báo Giao thông, lý do cản trở là vì phía công an cho rằng PV Báo Giao Thông không có thẻ Nhà báo.

Thực tiễn, mặc dù trong Luật Báo chí chưa đề cập đến những phóng viên tác nghiệp bằng giấy giới thiệu, nhưng tại Nghị định 159/2013/NĐ- CP đã đề cập đến đối tượng này khi dùng 2 từ "phóng viên" và "nhà báo" đặt song hành nhau. Cụ thể, tại điều 7 Nghị định 159/2013/NĐ-CP đã đưa ra quy định bảo hộ quyền tác nghiệp của phóng viên như sau: "Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi cản trở trái pháp luật hoạt động nghề nghiệp của nhà báo, phóng viên" hoặc ". "Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm của nhà báo, phóng viên khi đang hoạt động nghề nghiệp".

Cao hơn, Nghị định 159 cũng quy định "Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi Uy hiếp tính mạng nhà báo, phóng viên; Hủy hoại, cố ý làm hư hỏng phương tiện, tài liệu hoạt động báo chí của nhà báo, phóng viên; Thu giữ trái phép phương tiện, tài liệu hoạt động báo chí của nhà báo, phóng viên".

Vậy ai mới được cấp thẻ Nhà báo, theo Luật Báo chí mới? Căn cứ vào điều 26 Luật Báo chí mới, đối tượng được cấp thẻ Nhà báo gồm: Tổng giám đốc, phó tổng giám đốc, giám đốc, phó giám đốc, tổng biên tập, phó tổng biên tập cơ quan báo chí, thông tấn; Trưởng phòng (ban), phó trưởng phòng (ban) nghiệp vụ báo chí của cơ quan báo chí, thông tấn; Phóng viên, biên tập viên của cơ quan báo chí, thông tấn; Người quay phim, đạo diễn chương trình phát thanh, truyền hình (trừ phim truyện) của các đơn vị được cấp giấy phép hoạt động báo chí trong lĩnh vực phát thanh, truyền hình và sản xuất phim tài liệu của Nhà nước; Phóng viên, biên tập viên, người phụ trách công tác phóng viên, biên tập ở đài truyền thanh, truyền hình cấp huyện và tương đương; Người đã được cấp thẻ nhà báo nhưng được điều chuyển sang làm công việc khác vẫn tiếp tục có tác phẩm báo chí được sử dụng, được cơ quan báo chí xác nhận.

Và tất nhiên, để những chức danh hoạt động trong lĩnh vực báo chí được cấp thẻ Nhà báo phải tuân thủ các quy định khác như: Phải công tác 02 năm liên tục tại cơ quan báo chí (trừ tổng biên tập tạp chí khoa học và những trường hợp khác theo quy định của pháp luật), là công dân Việt Nam, có địa chỉ thường trú tại Việt Nam, có bằng tốt nghiệp đại học trở lên; trường hợp là người dân tộc thiểu số đang thực hiện các ấn phẩm báo in, chương trình phát thanh, truyền hình, chuyên trang của báo điện tử bằng tiếng dân tộc thiểu số phải có bằng tốt nghiệp cao đẳng trở lên; và phải được cơ quan báo chí hoặc cơ quan công tác đề nghị cấp thẻ nhà báo.

Riêng, đối tượng là phóng viên, biên tập viên, người phụ trách công tác phóng viên, biên tập ở đài truyền thanh, truyền hình cấp huyện và tương đương phải đảm bảo thêm các điều kiện khác như: Là cộng tác viên thường xuyên của đài phát thanh và truyền hình tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Có ít nhất mười hai tác phẩm báo chí đã được phát sóng trên đài phát thanh và truyền hình tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong 01 năm tính đến thời điểm xét cấp thẻ; Đối với trường hợp cấp thẻ lần đầu, phải có thời gian công tác liên tục tại đài truyền thanh, truyền hình cấp huyện và tương đương từ 02 năm trở lên tính đến thời điểm xét cấp thẻ; Được đài phát thanh và truyền hình tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đề nghị cấp thẻ nhà báo.

Điều 26. Đối tượng được xét cấp thẻ nhà báo

1. Tổng giám đốc, phó tổng giám đốc, giám đốc, phó giám đốc, tổng biên tập, phó tổng biên tập cơ quan báo chí, thông tấn.

2. Trưởng phòng (ban), phó trưởng phòng (ban) nghiệp vụ báo chí của cơ quan báo chí, thông tấn.

3. Phóng viên, biên tập viên của cơ quan báo chí, thông tấn.

4. Người quay phim, đạo diễn chương trình phát thanh, truyền hình (trừ phim truyện) của các đơn vị được cấp giấy phép hoạt động báo chí trong lĩnh vực phát thanh, truyền hình và sản xuất phim tài liệu của Nhà nước.

5. Phóng viên, biên tập viên, người phụ trách công tác phóng viên, biên tập ở đài truyền thanh, truyền hình cấp huyện và tương đương.

6. Người đã được cấp thẻ nhà báo nhưng được điều chuyển sang làm công việc khác vẫn tiếp tục có tác phẩm báo chí được sử dụng, được cơ quan báo chí xác nhận, được xét cấp thẻ nhà báo trong các trường hợp cụ thể sau:

a) Được điều động công tác tại các đơn vị không trực tiếp thực hiện nghiệp vụ báo chí của cơ quan báo chí;

b) Được điều chuyển sang làm công tác giảng dạy chuyên ngành báo chí tại các cơ sở giáo dục đại học theo quy định của Luật giáo dục đại học;

c) Được điều chuyển sang làm cán bộ chuyên trách tại hội nhà báo các cấp, trực tiếp làm công tác quản lý nhà nước về báo chí.

Điều 27. Điều kiện, tiêu chuẩn được xét cấp thẻ nhà báo

1. Người công tác tại cơ quan báo chí quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 26 của Luật này được xét cấp thẻ nhà báo phải bảo đảm các điều kiện và tiêu chuẩn sau đây:

a) Là công dân Việt Nam, có địa chỉ thường trú tại Việt Nam;

b) Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên; trường hợp là người dân tộc thiểu số đang thực hiện các ấn phẩm báo in, chương trình phát thanh, truyền hình, chuyên trang của báo điện tử bằng tiếng dân tộc thiểu số phải có bằng tốt nghiệp cao đẳng trở lên;

c) Đối với trường hợp cấp thẻ lần đầu, phải có thời gian công tác liên tục tại cơ quan báo chí đề nghị cấp thẻ từ 02 năm trở lên tính đến thời điểm xét cấp thẻ, trừ tổng biên tập tạp chí khoa học và những trường hợp khác theo quy định của pháp luật;

d) Được cơ quan báo chí hoặc cơ quan công tác đề nghị cấp thẻ nhà báo.

2. Những trường hợp quy định tại khoản 5 Điều 26 của Luật này được xét cấp thẻ nhà báo phải bảo đảm điều kiện, tiêu chuẩn quy định tại các điểm a, b và d khoản 1 Điều này và phải bảo đảm các điều kiện, tiêu chuẩn sau đây:

a) Là cộng tác viên thường xuyên của đài phát thanh và truyền hình tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

b) Có ít nhất mười hai tác phẩm báo chí đã được phát sóng trên đài phát thanh và truyền hình tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong 01 năm tính đến thời điểm xét cấp thẻ;

c) Đối với trường hợp cấp thẻ lần đầu, phải có thời gian công tác liên tục tại đài truyền thanh, truyền hình cấp huyện và tương đương từ 02 năm trở lên tính đến thời điểm xét cấp thẻ;

d) Được đài phát thanh và truyền hình tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đề nghị cấp thẻ nhà báo.

Theo Infonet

Tin mới

Podcast Kéo vó đồng xa

Tản văn hay: Kéo vó đồng xa

(Baonghean.vn) - Bình dị, thân thương, tản văn "Kéo vó đồng xa" đưa chúng ta trở về với một thời xa xưa, ở vùng thôn quê, nơi những đứa trẻ lớn lên trong niềm vui của những kẻ đi cất vó ngoài cánh đồng, chờ chực những mẻ tép, mẻ cá trong từng lượt kéo.
Quốc Duy

Chuyện Quốc Duy và những người giàu ý chí vươn lên

(Baonghean.vn) - Những người hâm mộ bóng chuyền khi xem giải vô địch quốc gia 2023 mới đây đều dễ nhận thấy việc tay đập Quốc Duy chơi quyết tâm, uy lực và hiệu quả như thế nào để giúp đội nhà có 3 chiến thắng liên tiếp để lọt vào Cup bóng chuyền Hùng Vương 2023 sắp tới.
Tiết mục văn nghệ của phụ nữ xã Thanh Sơn. Ảnh: Đinh Thị Thanh Hoa

Nâng cao nhận thức làm mẹ an toàn tại xã miền núi

(Baonghean.vn) - Sáng 22/3, Hội LHPN tỉnh Nghệ An phối hợp với Hội LHPN huyện Thanh Chương tổ chức truyền thông giáo dục nâng cao nhận thức làm mẹ an toàn, chăm sóc sức khỏe trẻ em và vận động phụ nữ sinh con tại cơ sở y tế cho hội viên phụ nữ xã Thanh Sơn.
Nghệ An: Nắng nóng đầu mùa, dứa tăng giá mạnh

Nghệ An: Nắng nóng đầu mùa, dứa tăng giá mạnh

(Baonghean.vn) - Hiện bà con các xã Quỳnh Châu, Quỳnh Thắng, Tân Thắng (Quỳnh Lưu) đang rộ vụ thu hoạch dứa. Nếu như đầu vụ, giá dứa chỉ ở mức 3.000 đồng/kg thì nay, khi thời tiết bắt đầu bước vào thời điểm nắng nóng, giá dứa đã bắt đầu tăng lên 5.500 đồng/kg. 
Sức sống mới ở làng Phan

Sức sống mới ở làng Phan

(Baonghean.vn) - Về làng Phan, xã Hưng Tân (huyện Hưng Nguyên), thật ấn tượng với những trang trại rộng lớn, những cánh đồng kiểu mẫu, những con đường hoa đầy màu sắc, rợp cờ Tổ quốc. Khung cảnh toát lên sự yên bình, gắn kết cộng đồng trên vùng quê giàu truyền thống cách mạng…
Uy và tín

Uy và tín

(Baonghean.vn) - Nôm na, có thể nói uy tín là danh từ chỉ sự tín nhiệm và mến phục được mọi người công nhận. Cái oai, cái uy thì thường có từ những người có chức vụ, có quyền lực. Vì vậy, có người khi có chức vụ thì ngộ nhận mình là người có uy tín, thực chất đó là cái quyền uy do chức vụ tạo nên.