'Lục địa già' EU còn trận chiến quyết định khác ngoài Covid-19!

(Baonghean) - Hiện tại, tất cả các chính phủ châu Âu đều đang tập trung tổng lực chống lại dịch Covid-19 . Có hơn 20.000 người ở châu lục này đã chết vì dịch. Nhưng đằng sau hậu trường, một trận chiến quan trọng đối với tương lai của “lục địa già” cũng đang diễn ra. “Nếu châu Âu không vượt qua thách thức chưa từng có này, toàn bộ cấu trúc châu Âu sẽ mất đi” - Thủ tướng Italy cảnh báo.

Hồi chuông cảnh báo

Cái chết của Bộ trưởng Tài chính bang Hesse (Đức) Thomas Schaefer, không phải do virus Corona mà do áp lực loại virus này mang đến. Chính quyền địa phương tin ông Schaefer đã tự tử (hôm 28/3) vì lo không gánh nổi hậu quả mà Covid-19 gây ra đối với nền kinh tế. Đây là một thông tin gây sốc với giới chức Đức cũng như châu Âu và là hồi chuông báo hiệu một cuộc khủng hoảng tồi tệ sắp ập đến lục địa này.

Bộ trưởng Tài chính bang Hesse (Đức) Thomas Schaefer tự tử vì lo không gánh nổi hậu quả mà Covid-19 gây ra đối với nền kinh tế. Ảnh: Twiter
Bộ trưởng Tài chính bang Hesse (Đức) Thomas Schaefer tự tử vì lo không gánh nổi hậu quả mà Covid-19 gây ra đối với nền kinh tế. Ảnh: Twiter

Kinh tế vốn là một trong những chủ đề nhạy cảm nhất ở châu Âu thời hiện đại. Cuộc khủng hoảng nợ công ở các nước ven bờ Địa Trung Hải, dòng người tị nạn lớn nhất từ sau Thế chiến thứ hai và câu chuyện Anh rời khỏi EU (Brexit) đã làm xáo trộn, gây tổn thất to lớn cho các trung tâm tài chính châu Âu nhưng chưa “nhấn chìm” nó.

Tuy nhiên, khi những “vết thương cũ” chưa lành, châu Âu lại hứng chịu cuộc tấn công khốc liệt của dịch bệnh Covid-19, khiến “lục địa già” trở nên yếu ớt hơn bao giờ hết. Không còn nghi ngờ gì nữa, virus đang đe dọa sự sống còn của đồng euro và có lẽ của chính Liên minh châu Âu (EU).

Tổn thất do đại dịch mang lại đối với các nền kinh tế châu Âu là không thể tính toán trong giai đoạn này, vì có rất nhiều biến số. Không ai biết đại dịch này sẽ kéo dài bao lâu và chính sách phong tỏa của nhiều quốc gia trong khối sẽ tiếp tục trong mấy tuần hay mấy tháng nữa. Đó là chưa kể, châu Âu cũng không nằm ngoài “vòng xoáy” của đợt suy thoái kinh tế ở Mỹ, Trung Quốc hay các khu vực khác của châu Á.

Thị trường chứng khoán châu Âu lao dốc do Covid-19 tàn phá các nền kinh tế. Ảnh: AFP
Thị trường chứng khoán châu Âu lao dốc do Covid-19 tàn phá các nền kinh tế. Ảnh: AFP

Vì vậy, không có gì ngạc nhiên khi ngay cả những chuyên gia kinh tế lạc quan nhất cũng khó đưa ra dự đoán cụ thể. Một số dự đoán sự phục hồi sẽ theo “hình chữ V”, nghĩa là kinh tế châu Âu sẽ “bật” mạnh sau đợt giảm hiện tại trong khi những người khác cho rằng sự phục hồi sẽ theo “hình chữ U”, nghĩa là mất một thời gian sau dịch bệnh kinh tế mới phát triển trở lại.

Dù là kịch bản nào thì rõ ràng, châu Âu cũng đang đối diện với một thách thức chưa từng có. Các thống kê ban đầu từ các quốc gia thành viên EU riêng lẻ cho thấy tác động kinh tế của cuộc khủng hoảng này sẽ rất lớn. Chẳng hạn, trong vài ngày qua, cơ quan thống kê của Pháp tiết lộ, sản lượng kinh tế của nước này đã giảm 35% và cuộc khủng hoảng Covid-19 năm nay sẽ khiến tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Pháp giảm 3% nếu việc phong tỏa đất nước kéo dài 1 tháng, và 6%  nếu kéo dài 2 tháng.

Trong khi đó, các số liệu nghiên cứu khác cũng chỉ ra, đối với các thành viên còn lại, hầu hết các ước tính hiện nay đều cho thấy mức giảm 15% GDP trong quý II năm nay và khoảng 10% trong cả năm 2020 - những con số tương đương với những gì được ghi nhận trong những ngày đen tối nhất của cuộc Đại khủng hoảng vào những năm 1930 và tồi tệ hơn khoảng 10 lần so với sự suy giảm kinh tế trong cuộc khủng hoảng tài chính 2007 - 2008.

Thủ tướng Italy Giuseppe Conte

Mầm mống của sự phân ly?

Tác động tiêu cực đến kinh tế do đại dịch mang lại là điều không thể bàn cãi. Nhưng cách thức vượt qua như thế nào, phối hợp ra sao lại là bài toán hóc búa với châu Âu vào lúc này. Sự lựa chọn thực sự mà châu Âu phải đối diện là “sinh tử có nhau” hay mỗi người tìm một hướng.  

Đầu tháng 3, khi diễn biến dịch nghiêm trọng tại Italy và có dấu hiệu lan nhanh sang nhiều nước khác không thể kiểm soát, nhiều nước đã vội vã hành động cho riêng mình. Các nước Đức và Pháp ra lệnh cấm xuất khẩu các mặt hàng bảo hộ y tế, các nước Áo, Hungary, CH Czech… đơn phương đóng cửa biên giới, khiến Hiệp ước Schengen mang tính biểu tượng của EU coi như bị “khai tử” tạm thời, và việc lưu thông hàng hóa, cứu trợ các vùng dịch, đặc biệt là Italy gặp vô vàn khó khăn.

Nhưng sự thiếu đoàn kết trong việc tìm ra những giải pháp toàn diện của cả khối trong những ngày tới còn nghiêm trọng hơn. Cứ nhìn bầu không khí của cuộc họp trực tuyến của Hội đồng châu Âu trong ngày 26/3 sẽ thấy rõ điều đó. Thủ tướng Italy Giuseppe Conte thừa nhận quan điểm của ông và Thủ tướng Đức Angela Merkel còn “hơn cả sự bất đồng, mà là đối đầu mạnh mẽ và công khai”.

Các nhà lãnh đạo châu Âu tham gia cuộc họp trực tuyến hôm 26/3 nhưng không đạt được thỏa thuận. Ảnh: AP
Các nhà lãnh đạo châu Âu tham gia cuộc họp trực tuyến hôm 26/3 nhưng không đạt được thỏa thuận. Ảnh: AP

Đức - quốc gia đóng vai trò “cảnh sát” của EU có nhiệm vụ giám sát các quốc gia khác tôn trọng nghĩa vụ và trách nhiệm trong các thỏa thuận tài chính không muốn phá vỡ các quy định của liên minh. Berlin cho rằng, trong bối cảnh hiện nay, EU có thể kích hoạt “Cơ chế bình ổn châu Âu”, một quỹ trị giá 400 tỷ euro được tạo ra sau cuộc khủng hoảng tài chính cách đây hơn 10 năm để hỗ trợ nhu cầu vay vốn của các quốc gia trong khối. Ngoài ra, còn một gói cứu trợ khác trị giá 750 tỷ euro mà Ngân hàng Trung ương châu Âu đã cam kết chi tiêu mua trái phiếu của các quốc gia thành viên khu vực đồng euro.

Tuy nhiên, việc tiếp cận với các quỹ này đi kèm với các điều kiện ràng buộc ngặt nghèo, chẳng hạn yêu cầu các quốc gia thành viên giữ thâm hụt ngân sách không quá 3% tổng sản phẩm quốc nội (GDP), nợ công không vượt quá 60% GDP. Tuy nhiên, với các nước Italy hay Pháp, nợ công đã ở mức 130% và 100% ngay cả trước khi dịch bệnh xảy ra và nay còn có thể cao hơn nhiều.

Đó là lý do tại sao tuần trước, các nhà lãnh đạo của Pháp, Italy, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Ireland, Luxembourg, Slovenia, Bỉ và Hy Lạp đã yêu cầu tạo ra một “công cụ nợ chung”, theo gợi ý của thủ tướng Italy, được đặt tên là “Trái phiếu Corona”. Trái phiếu này được đảm bảo bởi tất cả các quốc gia thành viên EU, không có điều kiện ràng buộc.

Tất nhiên, Đức không chấp nhận ý tưởng này. Thủ tướng Merkel trong cuộc họp ngày 26/3 đã nói từ chối đến 4 lần khi người đồng cấp Italy nêu ra. Hà Lan, Áo hay Phần Lan cũng ủng hộ quan điểm của Đức với lo ngại các nước láng giềng sẽ khai thác khủng hoảng để thúc đẩy một loạt các khoản nợ công, từ đó làm suy yếu đồng tiền chung euro…

EU trước thách thức đoàn kết. Ảnh: Getty
EU trước thách thức đoàn kết. Ảnh: Getty

Cuộc khẩu chiến trở nên vô cùng gay gắt cho thấy EU đang bị chia rẽ sâu sắc trong cách lựa chọn hướng đi cho nền kinh tế chung của khối trong bối cảnh bị Covid-19 tàn phá. “Mầm mống của sự phân rã đang trở lại” - cựu Chủ tịch Ủy ban châu Âu và một trong những kiến trúc sư trưởng của EU thời  hiện đại, Jacques Delors, cảnh báo.

Ông Jacques Delors cũng cho rằng “sự thiếu đoàn kết gây nguy hiểm chết người cho sự tồn vong cho EU”. Rõ ràng, đây trước hết là thời điểm mà uy tín và sự tồn tại của châu Âu đang bị đặt dấu hỏi. Nếu châu Âu chỉ là một khối thị trường chung khi mọi thứ đều ổn thì sẽ chẳng còn giá trị gì. Vậy nên, hơn lúc nào hết, châu Âu đang cần một “liều thuốc mạnh” và liều thuốc ấy chỉ có được từ sức mạnh đoàn kết của cả khối trong giai đoạn hoạn nạn hiện nay.

tin mới

NATO – Nga: Cuộc chiến không khoan nhượng ở Ukraine

NATO – Nga: Cuộc chiến không khoan nhượng ở Ukraine

(Baonghean.vn) - Ngoại trưởng Ba Lan mới đây cho biết, việc binh lính NATO ở Ukraine là “điều bí mật mà ai cũng biết”. Tuy nhiên, NATO đang gặp nhiều khó khăn trong việc giúp Ukraine trụ vững trước đòn tiến công của Nga. NATO ngày càng cảm nhận rõ hơn về mối đe dọa trực tiếp.

Báo Mỹ: Ukraine không có vũ khí để chống 'bom thần kỳ' của Nga

Báo Mỹ: Ukraine không có vũ khí để chống 'bom thần kỳ' của Nga

(Baonghean.vn) - Theo Forbes, bom lượn KAB đã trở thành "vũ khí thần kỳ" thực sự của Nga. Trong khi đó, Lực lượng vũ trang Ukraine phàn nàn rằng, họ không có biện pháp nào đối phó. Có thể máy bay chiến đấu F-16 sẽ hỗ trợ Kiev, nhưng phải chờ đợi cho đến khi chúng xuất hiện đủ số lượng.

Chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine trở thành cuộc chiến Nga - phương Tây

Chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine trở thành cuộc chiến Nga - phương Tây

(Baonghean.vn) - “Chúng ta đang ở trong tình trạng chiến tranh” - lời khẳng định này của thư ký báo chí Tổng thống Nga, Dmitry Peskov gần như được hiểu là một sự thay đổi cơ bản trong cách tiếp cận của Điện Kremlin, không phải chỉ đánh giá xung đột ở Ukraine, mà cả tình hình ở Nga nói chung.

Quân đội Pháp có thực sự hành quân đến Ukraine?

Quân đội Pháp có thực sự hành quân đến Ukraine?

(Baonghean.vn) - Trong bối cảnh xung đột hiện nay, nếu 2.000 binh lính Pháp được cử đến Ukraine, sẽ chỉ như “một giọt nước trong đại dương”. Hơn nữa, nếu thực sự phương Tây nỗ lực muốn xoay chuyển tình hình, thì họ liệu có tuyên bố công khai và tích cực về việc gửi quân tới Ukraine như vậy?

Tướng Cương: IS có thể là 'công cụ' gây ra vụ khủng bố đẫm máu ở Nga

Tướng Cương: IS có thể là 'công cụ' gây ra vụ khủng bố đẫm máu ở Nga

(Baonghean.vn) - Vụ khủng bố đẫm máu tại nhà hát Crocus City Hall vùng ngoại ô Moskva tối 22/3 trở thành tâm điểm của dư luận thế giới. Liên quan vụ việc, PGS.TS. Thiếu tướng Lê Văn Cương – nguyên Viện trưởng Viện chiến lược Bộ Công an nêu quan điểm trong cuộc trả lời phỏng vấn Báo Nghệ An.

Bản tin quốc tế: Tất cả nghi phạm thực hiện vụ khủng bố ở ngoại ô Moskva đều là người nước ngoài

Bản tin quốc tế: Tất cả nghi phạm thực hiện vụ khủng bố ở ngoại ô Moskva đều là người nước ngoài

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế hôm nay có những thông tin sau: Tất cả nghi phạm thực hiện vụ khủng bố ở Nga đều là người nước ngoài; Ukraine tập kích loạt tên lửa vào Crimea; Mỹ thông qua dự luật 1,2 nghìn tỷ USD ngăn chính phủ đóng cửa; Tổng Thư ký LHQ kêu gọi ngừng bắn tại Gaza.

Cựu cố vấn Lầu Năm Góc cho rằng tình báo phương Tây có thể liên quan đến vụ tấn công khủng bố ở Nga

Cựu cố vấn Lầu Năm Góc cho rằng tình báo phương Tây có thể liên quan đến vụ tấn công khủng bố ở Nga

(Baonghean.vn) - Cựu cố vấn Lầu Năm Góc, Đại tá đã nghỉ hưu Douglas McGregor cho rằng, các cơ quan tình báo phương Tây - CIA và MI6, có thể liên quan đến vụ tấn công khủng bố tại khu phức hợp Crocus ở ngoại ô Moskva, và những kẻ tấn công liên quan đến các phần tử chiến đấu ở phía Ukraine.

Mỹ và Nga thức tỉnh châu Âu về quốc phòng

Mỹ và Nga thức tỉnh châu Âu về quốc phòng

(Baonghean.vn) - Châu Âu như được thức tỉnh, sau một thời gian lơ là đầu tư phát triển quốc phòng, và bị phụ thuộc sâu sắc vào Mỹ. EU cố gắng chuẩn bị cho một tương lai, trong đó Tổng thống Putin, và rất có thể là ông Donald Trump sẽ đóng vai trò quan trọng.