Lưu học sinh Lào và Thái Lan tưng bừng đón Tết truyền thống

(Baonghean.vn) - Tết cổ truyền Bunpimay (Lào) và Songkran (Thái Lan) được tái hiện trong không khí đầm ấm, tươi vui với những điệu múa duyên dáng, những lời chúc tốt đẹp nhất nhân dịp năm mới.
Đó là những hoạt động trong chương trình Chào mừng Tết cổ truyền Bunpimay và Songkran diễn ra sáng ngày 12/4 tại trường Đại học Vinh.
Tiết mục văn nghệ chào mừng Tết cổ truyền của lưu học sinh Lào.
Tiết mục văn nghệ chào mừng Tết cổ truyền của lưu học sinh Lào.
Tới dự có đồng chí Lương Thanh Hải - Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh cùng các đại diện: Hội Hữu nghị Việt Nam – Lào; Hội Hữu nghị Việt Nam – Thái Lan, Ban liên lạc các đơn vị quân tình nguyện và các chuyên gia; hơn 500 lưu học sinh Lào, Thái Lan đang học tập, nghiên cứu tại trường Đại học Vinh.
Nghi thức buộc chỉ cổ tay cầu mưa thuận gió hòa, đem lại sức sống cho đất nước, mùa màng tốt tươi; mọi gia đình được đón một năm mới may mắn, hạnh phúc.
Nghi thức buộc chỉ cổ tay cầu mưa thuận gió hòa, đem lại sức sống cho đất nước, mùa màng tốt tươi; mọi gia đình được đón một năm mới may mắn, hạnh phúc.
Tết Bunpimay và Songkran (hay còn gọi là Tết té nước) là ngày Tết cổ truyền của dân tộc Lào và Thái Lan, diễn ra từ ngày 13/4 đến 15/4 dương lịch hằng năm với nhiều nghi lễ như: tắm tượng phật, tục té nước, buộc chỉ cổ tay… mang ý nghĩa cầu mùa mưa đến, đem lại sức sống cho đất nước, mùa màng tốt tươi; mọi gia đình được đón một năm mới may mắn, hạnh phúc.
Các học viên cột chỉ tay và cầu mong cho nhau những điều tốt đẹp nhất nhân dịp năm mới.
Các học viên buộc chỉ cổ tay và cầu mong cho nhau những điều tốt đẹp nhất nhân dịp năm mới.
Tại lễ kỷ niệm, đại diện lãnh đạo trường Đại học Vinh, Hội Hữu nghị Việt Nam - Lào, Hội Hữu nghị Việt Nam - Thái Lan gửi những lời chúc mừng tốt đẹp đến các lưu học sinh Lào và Thái Lan nhân dịp Quốc khánh của 2 nước; mong các em nỗ lực học tập, rèn luyện tốt, góp sức đưa quê hương ngày càng giàu mạnh, xây dựng ASEAN trở thành một cộng đồng giàu mạnh, đoàn kết, hữu nghị.
Đại diện Ban Dân tộc tỉnh tặng học bổng cho các lưu học sinh.
Đại diện Ban Dân tộc tỉnh tặng học bổng cho các lưu học sinh.
Dịp này, Hội Hữu nghị Việt Nam - Lào tỉnh Nghệ An đã trao tặng học bổng cho 5 lưu học sinh Lào, giấy khen cho 4 lưu học sinh Thái Lan.
Trước đó, trường Đại học Vinh đã tổ chức nhiều hoạt động văn nghệ, thể thao, giao lưu văn hóa sôi nổi, đậm đà bản sắc cho hơn 500 lưu học sinh Lào, Thái Lan đang theo học tại trường Đại học Vinh.

tin mới

Đường hoa trên dốc Kẻ Lè ở Quỳ Châu

Đường hoa trên dốc Kẻ Lè ở Quỳ Châu

(Baonghean.vn) - Quốc Lộ 48A như dải lụa mềm vắt qua thị trấn Tân Lạc, huyện miền núi Quỳ Châu có hai con dốc khá nổi tiếng là Kẻ Lè và Bù Bài. Để tạo mỹ quan cho cửa ngõ thị trấn Tân Lạc, huyện Quỳ Châu từ đầu năm nay đã tổ chức thành công đường hoa trên dốc Kẻ Lè.

Có hẹn với Môn Sơn - Lục Dạ

Có hẹn với Môn Sơn - Lục Dạ

(Baonghean.vn) - Lễ hội Môn Sơn - Lục Dạ là một trong những lễ hội độc đáo và mang đậm bản sắc văn hóa của người dân tộc Thái ở huyện Con Cuông. Bên cạnh cảnh đẹp thiên nhiên, Môn Sơn còn níu chân du khách bởi bản sắc văn hóa độc đáo của người dân nơi đây.

Tháng Tư về trên sắc hoa cúc biển Cửa Lò

Tháng Tư về trên sắc hoa cúc biển Cửa Lò

(Baonghean.vn) - Cứ mỗi độ tháng 4 về, những bông cúc biển lại tỏa sắc rực rỡ. Vẻ đẹp riêng của loại hoa được xem là biểu tượng du lịch Cửa Lò khiến cho các thiếu nữ không thể bỏ lỡ với mong muốn lưu lại những tấm hình làm kỷ niệm.

Khai mạc lớp bồi dưỡng văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam

Khai mạc lớp bồi dưỡng văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam

(Baonghean.vn) - Ngày 15/4, tại thành phố Hạ Long, Hội đồng Lý luận phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương phối hợp với tỉnh Quảng Ninh khai mạc lớp bồi dưỡng “Văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam: Vai trò của sáng tạo, lý luận, phê bình và quảng bá”.

Bệnh tan máu bẩm sinh

Sàng lọc, phòng ngừa bệnh tan máu bẩm sinh

(Baonghean.vn) - Bệnh tan máu bẩm sinh (Thalassemia) là bệnh di truyền và ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe của người bệnh và cả chất lượng dân số. Tại Nghệ An, dù đã được tuyên truyền thường xuyên nhưng số người mắc bệnh vẫn còn khá cao, nhất là ở các huyện miền núi.