Lý do bốn nước bị Mỹ coi là 'tài trợ khủng bố'

Triều Tiên vừa bị Mỹ đưa trở lại danh sách "các nước tài trợ khủng bố", theo đó sẽ phải chịu các đòn trừng phạt của  Washington về tài chính, giao dịch buôn bán liên quan vũ khí và các biện pháp cấm vận.

Theo AP, đây là một hành động rất cứng rắn của chính quyền Tổng thống Donald Trump. Trước đó, danh sách này chỉ gồm 3 quốc gia là Sudan, Iran và Syria. Vì sao Triều Tiên lại bị ông Trump đưa trở lại "danh sách đen"? Và Triều Tiên thế nào so với ba nước còn lại?

AP nêu lý do cụ thể đối với từng quốc gia:

Triều Tiên

Mỹ,Triều tiên,Syria,Iran,Sudan,danh sách đen,tài trợ khủng bố
Lính Triều Tiên trên xe bọc thép tham gia diễu binh ngày 15/4/2017. (Ảnh: Reuters)

Năm 1988, Bình Nhưỡng bị Washington xếp vào danh sách đen, nhưng được đưa ra năm 2008 vì Mỹ muốn tạo điều kiện thuận lợi cho các cuộc đàm phán giải trừ hạt nhân.

Lần này, Triều Tiên bị cáo buộc liên quan tới vụ ám sát một công dân được cho là Kim Jong Nam, anh trai ông Kim Jong Un, ở sân bay quốc tế Kuala Lumpur, Malaysia. Bên cạnh đó, Mỹ cáo buộc Triều Tiên đứng sau các vụ tấn công mạng có thể liệt vào diện khủng bố.

Syria

Mỹ,Triều tiên,Syria,Iran,Sudan,danh sách đen,tài trợ khủng bố
Tổng thống Bashar al-Assad vẫy chào đám đông. (Ảnh: Reuters)

Syria nằm trong danh sách ngay từ năm 1979. Mỹ cáo buộc chính phủ Syria ủng hộ nhiều nhóm khủng bố khác nhau gây bất ổn vượt ra ngoài khu vực.

Washington cho rằng chính quyền Tổng thống Bashar Assad cung cấp sự hỗ trợ về vũ khí và chính trị cho Hezbollah, tổ chức có trụ sở ở Lebanon, và giúp Iran vũ trang cho nhóm này.

Mỹ nhắm tới Syria còn bởi lo ngại về vũ khí hủy diệt hàng loạt, theo Bộ Ngoại giao Mỹ.  

Iran

Mỹ,Triều tiên,Syria,Iran,Sudan,danh sách đen,tài trợ khủng bố
Vệ binh cách mạng Iran hô khẩu hiệu trong lễ cầu nguyện ngày thứ Sáu ở Tehran. (Ảnh: Reuters)

Iran xuất hiện trong danh sách năm 1984. Một báo cáo của Bộ Ngoại giao Mỹ hồi tháng 7 gọi Iran là nước bảo trợ số 1 cho khủng bố, lập luận nước Cộng hòa Hồi giáo hậu thuẫn phiến quân Shiite ở Iraq...

Ngoài ra, vấn đề vũ khí hủy diệt hàng loạt được Bộ Ngoại giao Mỹ nêu ra với Iran vì nguy cơ từ chương trình hạt nhân của nước này.

Sudan

Mỹ,Triều tiên,Syria,Iran,Sudan,danh sách đen,tài trợ khủng bố
Tổng thống Sudan Omar Hasan al-Bashir phát biểu ở Bắc Khartoum. (Ảnh: Reuters)

Quốc gia Đông Phi này, nơi chứa chấp Osama bin Laden nhiều năm hồi thập niên 1990, bị đưa vào danh sách năm 1993. Nhưng ngoài các mối quan hệ khủng bố và một tổng thống bị Tòa án Tội phạm quốc tế truy nã vì tội diệt chủng, Sudan còn bị Bộ Ngoại giao Mỹ cáo buộc chà đạp lên luật pháp và để cho các lực lượng an ninh tự do phạm tội.

Theo VNN

tin mới

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Nước Pháp, bất chấp những tuyên bố hung hăng của Tổng thống Emmanuel Macron, không có đủ tiềm lực để tham gia vào cuộc chiến khốc liệt ở Ukraina; thậm chí nước này có thể chỉ có đủ đạn dược trong 2-3 ngày, theo Cyril de Lattre - chuyên gia hàng không, cựu phi công Pháp nói với Sputnik.

 Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực nếu Tel Aviv đáp trả

Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực giữa Iran - Israel nếu Tel Aviv đáp trả vụ tấn công 13/4

(Baonghean.vn) - Bình luận về khả năng có một cuộc chiến tổng lực và toàn diện giữa Iran - Israel sau sự kiện 13/4, PGS.TS. Thiếu tướng Lê Văn Cương - nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược Bộ Công an cho rằng, cuộc chiến sẽ bùng lên nếu Israel có các hành động đáp trả vào các căn cứ của Iran.

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

(Baonghean.vn) - Lần đầu tiên kể từ năm 1945, Đức đưa vài nghìn binh lính tiến sát tới biên giới Nga. Bộ trưởng Quốc phòng Đức gọi những gì đang diễn ra là “một ngày tuyệt vời đối với Quân đội Đức”. Lữ đoàn Đức này đi đâu, và sẽ gây ra mối đe dọa nghiêm trọng nào đối với lợi ích của Nga?

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

(Baonghean.vn) - Cựu Giám đốc Tổng cục An ninh Đối ngoại Pháp Alain Jouillet cho biết, nếu Nga và Ukraine không thể đạt được thỏa thuận trong những tháng tới, do áp lực từ các thế lực bên ngoài, thì một thỏa thuận ngừng bắn sẽ đạt được sau khi ông Donald Trump trở lại nắm quyền.

Cựu chuyên gia Lầu Năm Góc: Phương Tây 'đánh mất' sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao cho Tổng thống Zelensky

Cựu chuyên gia Lầu Năm Góc: Phương Tây 'đánh mất' sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao cho Tổng thống Zelensky

(Baonghean.vn) - Cựu chuyên gia phân tích của Lầu Năm Góc, Trung úy Không quân Mỹ đã nghỉ hưu Karen Kwiatkowski cho rằng, phương Tây đã đánh mất sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao phó cho Tổng thống Volodymyr Zelensky trong cuộc bầu cử tổng thống 5 năm trước đó.