Lý do Campuchia ngăn ASEAN ra tuyên bố về phán quyết Biển Đông

Campuchia nói rằng họ đã khuyên ASEAN tránh sử dụng những từ ngữ làm leo thang căng thẳng giữa Trung Quốc và Philippines trong tuyên bố chung cuối tuần trước.

campuchia-ly-giai-viec-ngan-asean-ra-tuyen-bo-ve-phan-quyet-duong-luoi-bo

Ngoại trưởng Campuchia Prak Sokhon tham gia hội nghị tại Lào hôm 26/7. Ảnh: Reuters.

Tại Hội nghị Ngoại trưởng Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ở Lào cuối tuần trước, ASEAN ra tuyên bố chung nhưng không đề cập đến phán quyết hôm 12/7 của Tòa Trọng tài về "đường lưỡi bò". Campuchia, nước có quan hệ rất gần gũi với Trung Quốc, được cho là đã phản đối việc đưa nội dung này vào thông cáo, theo Reuters.

Phnom Penh đã khuyên các bộ trưởng ASEAN không sử dụng những từ ngữ "làm leo thang căng thẳng giữa Trung Quốc và Philippines", phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Campuchia Chum Sounry hôm qua nói.

Ông nói rằng vụ kiện là vấn đề giữa Philippines và Trung Quốc, không phải giữa ASEAN với Trung Quốc. "Vì vậy, không nên kéo các nước ASEAN hay cụ thể là Campuchia vào", ông nói thêm, mô tả lập trường của Campuchia tại cuộc họp.

ASEAN cần duy trì tính trung lập của mình bằng cách không chạm đến vấn đề này, theo ông Sounry.

Trước ý kiến ​​cho rằng Trung Quốc đã "mua" sự ủng hộ của Campuchia với khoản vay mềm 600 triệu USD 1 tuần trước hội nghị, ông Sounry nói cáo buộc này là "sự sỉ nhục".

Philippines hôm qua cho biết họ đã "thúc đẩy mạnh mẽ" để đưa phán quyết "đường lưỡi bò" vào tuyên bố chung của hội nghị, nhưng bác bỏ thông tin rằng việc tuyên bố cuối cùng của ASEAN không nhắc đến phán quyết là một chiến thắng ngoại giao đối với Trung Quốc.

Tuyên bố chung của ASEAN tuy không đề cập trực tiếp Trung Quốc hay phán quyết "đường lưỡi bò" nhưng đã bày tỏ quan ngại về những diễn biến trên Biển Đông. Bản tuyên bố chung cũng kêu gọi các bên tôn trọng các quy trình pháp lý và ngoại giao, theo các nguyên tắc đã được thừa nhận rộng rãi của luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS).

Trung Quốc có tuyên bố chủ quyền chồng lấn ở Biển Đông với các nước ASEAN gồm Philippines, Việt Nam, Malaysia và Brunei. Trung Quốc nhiều năm nay giữ quan điểm giải quyết song phương tranh chấp và kiên quyết không tham gia vụ kiện của Philippines.

Tòa Trọng tài hôm 12/7 kết luận Trung Quốc không có cơ sở pháp lý để đòi quyền lịch sử với các nguồn tài nguyên bên trong yêu sách "đường lưỡi bò" mà nước này đơn phương vạch ra, bao trùm hầu hết diện tích Biển Đông.

Theo VNE

tin mới

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

(Baonghean.vn) - Hôm nay dự luật viện trợ cho Ukraine được đưa ra bỏ phiếu tại Thượng viện Mỹ, trước khi tổng thống ký thành luật. Liệu gói này có giúp Ukraine thay đổi tình thế hay không, khi nó đến Kiev “chậm trễ”?. Còn với Nga, việc này chỉ làm giàu cho tổ hợp công nghiệp quân sự của Mỹ.

Tổng thống Zelensky cho rằng Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga

Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga?

(Baonghean.vn) -Theo RIA Novosti, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 22/4 cho biết: "Chúng tôi sẽ chuẩn bị một tài liệu để giải quyết mọi vấn đề trong tầm nhìn của chúng tôi. Và chúng tôi sẽ tìm thời điểm thích hợp để chuyển nó cho đối phương và cùng thảo luận ở Thuỵ Sỹ".

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

(Baonghean.vn) - Chuyên gia quân sự Đức Nico Lange - một thành viên cấp cao tại Hội nghị An ninh Munich cho rằng, NATO đã đến lúc phải sửa chữa "sai lầm đắt giá" và thay đổi chiến lược ở Ukraine, NATO nên sử dụng hệ thống phòng không của mình bắn hạ tên lửa Nga ở sườn phía Đông của liên minh.

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

(Baonghean.vn) - Trong một thời gian dài, Nga đã chỉ tập trung vào quá trình phi quân sự hoá và phi phát xít hoá Ukraine. Tuy nhiên, các cuộc đối đầu ngày càng gia tăng ác liệt, và quy mô tàn phá đã cho thấy cách Nga tiếp cận với việc phi công nghiệp hoá Ukraine ngày càng rõ nét.